Xu hướng kinh doanh 2023: Sự phát triển của thương mại điện tử
03:13 20/02/2023Ngày nay, sự phát triển của thương mại điện tử đóng góp một phần rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng hiện nay đã có phần thay đổi sau hơn 2 năm vượt qua đại dịch Covid. Vậy, đâu là điều mà doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần chú ý, thay đổi để có thể nắm bắt tâm lý người tiêu dùng tốt hơn? Sự phát triển của thương mại điện tử trong 2023 sẽ như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Sự phát triển của thương mại điện tử
1.1. Kinh doanh đa nền tảng
Nhận định đầu tiên về sự phát triển của thương mại điện tử trong năm 2023 đó chính là xu hướng kinh doanh đa nền tảng. Theo thống kê của Amazon về thói quen mua sắm của người tiêu dùng tháng 10/2022 cho thấy số người sử dụng nhiều kênh mua hàng để tham khảo giá bán trước khi quyết định việc mua sắm chiếm tới 75% và 73% người tiêu dùng cho biết họ sử dụng nhiều kênh mua sắm khác nhau chứ không chỉ mua sắm tại một kênh duy nhất.
Vì vậy, bán hàng đa kênh chắc chắn sẽ tiếp tục là một trong nhiều xu hướng phát triển mạnh của thương mại điện tử trong năm 2023. Điều này đồng nghĩa với các doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng thì chắc chắn không nên bỏ qua việc cung cấp trải nghiệm mua sắm tại nhiều nền tảng khác nhau một cách linh hoạt cho người mua sắm. Sự đa dạng của các kênh bán hàng tại cửa hàng và trực tuyến sẽ giúp hạn chế việc mất khách hàng khi họ chuyển sang sử dụng các kênh khác hoặc lướt web.
1.2. Thói quen mua hàng qua điện thoại
Sự phát triển của thương mại điện tử tiếp theo mà các nhà bán lẻ, doanh nghiệp cần chú ý đó là thói quen mua sắm của người tiêu dùng hầu hết đến từ việc lướt điện thoại. Thật vậy, thói quen sử dụng điện thoại của con người ngày càng tăng và các nhà sản xuất điện thoại cũng cho ra nhiều mã hiện đại, nhiều chức năng hơn càng tăng thêm nhu cầu sử dụng điện thoại.
Theo một thống kê của Statista, 61% đơn hàng mua sắm trực tuyến được phát sinh từ điện thoại di động, và con số này chiếm tới 71% tổng doanh thu bán lẻ. Dự kiến trong tương lai gần, tổng doanh số thương mại điện tử ngành bán lẻ toàn cầu sẽ gần 4,5 nghìn tỷ USD và chiếm 69,9% tổng doanh số bán lẻ năm 2024.
Vì vậy, các thương hiệu muốn tạo được sự quan tâm của khách hàng phải tập trung vào thiết kế, nâng cao trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng mua sắm di động. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần đưa ra nhiều lựa chọn thanh toán dễ dàng và thân thiện với người dùng.
=>> Xem thêm: Review ngành Thương mại điện tử
2. Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
Hẳn mọi người đều đã biết, nền kinh tế thế giới năm 2023 đang phải gánh chịu một đợt khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Điều này ảnh hưởng tới mọi mặt trong đời sống của con người chứ không riêng ngành thương mại điện tử. Do đó, doanh nghiệp, các nhà bán lẻ cũng cần theo dõi sát sao thói quen mua sắm của khách hàng. Có thể tham khảo một số ý kiến như sau:
2.1. Thanh toán linh hoạt hơn
Khi kinh doanh thương mại điện tử, có một sự thật không thể phủ nhận đó là người tiêu dùng sẽ cực kỳ nhạy cảm đối với bất cứ rắc rối nào liên quan tới thanh toán, và điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới cảm giác mua hàng và trải nghiệm mua hàng của khách hàng đối với nhà cung cấp sản phẩm đó nói riêng và sàn thương mại điện tử nói chung.
Do đó, các nhà bán lẻ cần tạo được sự an tâm nơi khách hàng bằng cách thêm chính sách hoàn trả hàng. Điều này đã gián tiếp đánh vào tâm lý an tâm của khách hàng. Theo một thống kê của Ebay cho thấy, 92% người tiêu dùng sẽ mua lại hàng của nhà bán lẻ này nếu đã từng trả hàng dễ dàng và thành công.
2.2. Cập nhật các vé ưu đãi thường xuyên
Việc giữ chân khách hàng cũ lúc nào cũng tiết kiệm chi phí hơn so với việc tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế như ngày nay. Do đó, nhà cung cấp cần giữ chân khách hàng của mình một cách khôn khéo bằng việc thường xuyên tặng những voucher, khuyến mãi khi mua hàng cho những khách hàng thân thiết.
Việc làm này như một mũi tên trúng hai đích khi vừa giữ chân được khách hàng, vừa được khách hàng quảng bá giúp sản phẩm khi mua được giá có deal hời. Bên cạnh đó, sự tin tưởng của khách hàng đối với nhà cung cấp cũng lớn mạnh hơn, từ đó giúp cho doanh thu bán sản phẩm của nhà cung cấp được duy trì ổn định
2.3. Nâng cấp dịch vụ CSKH
Doanh nghiệp cần ưu tiên dịch vụ chăm sóc khách hàng vì đó là cơ hội hiếm hoi để doanh nghiệp được trao đổi, liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng, tiếp thu ý kiến và cải thiện kịp thời. Khách hàng thường muốn được hỗ trợ nhanh chóng mỗi khi có thắc mắc về việc chọn kích cỡ, theo dõi đơn hàng hoặc yêu cầu hoàn lại tiền, vì vậy doanh nghiệp cần hỗ trợ khách hàng trên kênh ưa thích của họ. 87% người tiêu dùng lựa chọn sẽ chi tiêu ít hơn hoặc không mua từ các thương hiệu không cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất.
Ngày nay, việc chăm sóc khách hàng đã dễ dàng hơn khi doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ chatbot phát triển nhanh chóng và có thể đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo dịch vụ khách hàng luôn sẵn sàng phục vụ 24/7 vì người tiêu dùng có thể mua hàng trên sàn thương mại điện tử bất cứ lúc nào.
=>> Xem thêm: Xu hướng thương mại điện tử trong tương lai ở Việt Nam
3. GenZ – Tệp khách hàng tiềm năng trong tương lai
3.1. Thói quen mua hàng.
GenZ là thế hệ được tiếp cận với công nghệ từ rất sớm, điều này khiến cho GenZ đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của thương mại điện tử. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến GenZ dễ dàng làm quen với việc mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử. Nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy, dự kiến sẽ có người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến sẽ tăng vượt mức 32% mà trong đó chủ yếu là thế hệ Z.
Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu sở thích và thói quen mua hàng của thế hệ này, khi họ sử dụng điện thoại thông minh trên 5 giờ mỗi ngày (55%) và 97% sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm sản phẩm. Việc hiểu được xu hướng này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa kế hoạch kinh doanh và quảng cáo, từ đó thúc đẩy được doanh thu bán hàng.
3.2. Trải nghiệm mua sắm
Việc người tiêu dùng mua sắm với tần suất liên tục là điều mà các doanh nghiệp muốn hướng tới nhất. Và để thúc đẩy việc mua sắm từ khách hàng, nhiều chiến lược đã được đưa ra và áp dụng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Và Một trong số đó chính là việc nâng cao trải nghiệm bán hàng đa kênh.
Giới trẻ hiện nay thường sẽ nghiên cứu sản phẩm trước khi mua, từ giá cả, chất lượng và cả đánh giá từ những lượt mua trước, điều này tương đối khác so với cách tiếp cận khác biệt khi mua hàng của thế hệ trước.
Vậy nên giờ đây, việc tiếp cận Gen Z thông qua các mạng xã hội thương mại mua sắm như TikTok, Instagram, Facebook … bằng cách cung cấp các đề xuất xác thực từ những người có tầm ảnh hưởng là cách để thúc đẩy nhu cầu mua hàng của họ. Vì vậy, xu hướng Booking KOC là một trong những giải pháp mới để tiếp cận khách hàng tiềm năng mà các thương hiệu/nhãn hàng không nên bỏ qua. Đặc biệt là những KOC sử dụng mạng xã hội Tiktok đóng góp doanh thu bán hàng cực cao.
=>> Xem thêm: Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam
4. Thương mại xanh
Thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều, và một trong số đó là thương mại xanh. Sự phát triển của thương mại điện tử đã mở ra cơ hội mới cho mặt hàng này. Thay vì như trước, người mua chỉ có thể mua những món đồ second hand tại một số địa điểm, chợ đồ si nhất định thì bây giờ đồ second hand chất lượng cũng đã được bày bán trên nhiều gian hàng tại sàn thương mại điện tử.
52% người tiêu dùng cho biết đại dịch khiến họ quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường, thời trang nhanh đã không còn là mặt hàng được ưu tiên hàng đầu của nhóm khách hàng này. Do đó, các doanh nghiệp có ý thức về môi trường trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng sẽ là một điểm cộng lớn từ khách hàng.
Trong năm 2023, nhiều thương hiệu được mong đợi rằng thay vì thời trang nhanh, họ sẽ phát triển tính bền vững cho sản phẩm của họ, bằng cách bán các sản phẩm được làm bằng vật liệu bền vững hơn, đầu tư vào vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường hơn, cho phép người dùng lựa chọn các tùy chọn vận chuyển bền vững hơn và giúp mọi người dễ dàng tái chế hoặc mua sắm các mặt hàng second-hand.
=>> Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh cho GenZ: Học Đại học có khó không?
5. Học thương mại điện tử ở đâu
Sự phát triển của thương mại điện tử kể trên đã cho thấy tiềm năng của ngành học thương mại điện tử là rất lớn. Theo học ngành này sẽ mở ra cơ hội cho nhiều bạn trẻ nếu học tập tốt và biết áp dụng đúng cách.
Nếu bạn đang có ý định theo học ngành thương mại điện tử, có thể tham khảo ngành thương mại điện tử của Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội.
Đây là là một trong những trường đi đầu về chất lượng giáo dục cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Chương trình đào tạo thương mại điện tử tại trường cung cấp kiến thức cần thiết và hữu ích giúp bạn trang bị kỹ năng cần thiết trước khi đi làm.
Nguồn: magenset, vnexpress, topcv