Giới thiệu
Quản trị khách sạn (Hotel Management) là việc tổ chức, quản lý, vận hành hoạt động của khách sạn, ngành học này đưa ra các giải pháp và kế hoạch để quản lý tối ưu các hoạt động trong khách sạn.giúp bạncó kiến thức vững chắc về các quy trình hoạt động của khách sạn,kỹ năng lãnh đạo, quản lý, giải quyết vấn đề và tương tác với khách hàng
1. Thời gian đào tạo : Chỉ từ 2.2 - 3 năm (tùy đối tượng đầu vào)
2.Hình thức đào tạo: Tín chỉ (tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học), học viên có thể lựa chọn thời gian học, giảng viên, tiến độ, chuyên ngành phù hợp với năng lực và nguyện vọng.
3.Bằng cấp: Cử nhân Quản trị khách sạn
4. Mục tiêu đào tạo:
Cơ hội tốt chỉ thực sự mở ra với những người được trang bị tốt về kỹ năng, kiến thức và và đặc biệt là thái độ làm việc. Trong số những người có đủ năng lực thì việc sở hữu tấm bằng Cử nhân về Du lịch sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Đứng trước bước ngoặt lớn của cuộc đời, một trong những băn khoăn lớn đối với các bạn trẻ đang chuẩn bị rời khỏi trường phổ thông là đầu tư thời gian ở đâu để có được tấm bằng Cử nhân về Du lịch có giá trị và phù hợp với năng lực học tập, tài chính cũng như quỹ thời gian của bản thân.
Một số cơ sở đào tạo truyền thống thường là những “cánh cổng cao vời vợi” về mặt học thuật và/hoặc về mặt tài chính với nhiều bạn trẻ. Ngược lại “những cánh cổng không cao” có thể là nơi các bạn sẽ tiêu tốn một số năm trong quỹ thời gian thanh xuân nhưng lại không được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết và khi tốt nghiệp, tấm bằng đó có thể không được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng.
5. Các vị trí việc làm :
Tính đến nay, ngành Quản trị Khách sạn của Trường Đại học Mở Hà Nội đã cung cấp cho Ngành Du lịch hàng chục nghìn nhân lực có chất lượng, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp từ ngành Quản trị Khách sạn của Trường Đại học Mở Hà Nội luôn đạt ở mức cao.
Sinh viên ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì?
Nhân viên lễ tân khách sạn
Nhân viên lễ tân là người đại diện cho khách sạn, đón tiếp và giới thiệu dịch vụ khách sạn đến cho khách hàng. Công việc của nhân viên lễ tân khách sạn
Giám đốc bộ phận lễ tân/buồng phòng/ẩm thực
Giám đốc bộ phận lễ tân/buồng phòng/ẩm thực là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận lễ tân, buồng phòng hoặc ẩm thực trong khách sạn.
Giám sát nhà hàng khách sạn
Giám sát nhà hàng khách sạn là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của nhà hàng và quán bar trong khách sạn.
Chuyên viên tổ chức sự kiện
Chuyên viên tổ chức sự kiện trong khách sạn là người chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội chợ, lễ kỷ niệm, tiệc tùng,… được diễn ra tại khách sạn.
Chuyên viên đào tạo của khách sạn
Chuyên viên đào tạo tại khách sạn là người chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên cho khách sạn, đào tạo các chương trình đào tạo nội bộ cho các bộ phận khác trong khách sạn.
Giảng dạy chuyên ngành liên quan
Giáo viên giảng dạy chuyên ngành là những người chuyên về giảng dạy các môn học có liên quan đến ngành quản trị khách sạn như: quản lý khách sạn, kế toán khách sạn, tiếp thị khách sạn, quản lý nhân sự và các môn học khác.
Giám đốc khách sạn
Giám đốc khách sạn là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của khách sạn.
Tốt nghiệp phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tốt nghiệp Trung cấp
Tốt nghiệp Cao Đẳng
Tốt nghiệp Đại học
Sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ
Sinh viên tốt nghiệp nhận Bằng Cử nhân Quản trị khách sạn do Trường Đại học Mở Hà Nội cấp, không ghi hình thức đào tạo và được Bộ GD&ĐT công nhận giá trị.
Sinh viên ngành Quản trị khách sạn của Trường Đại học Mở Hà Nội sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp trong các khóa học, bồi dưỡng nâng cao trong và ngoài nước; học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành theo nhu cầu cá nhân; học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) các chuyên ngành có liên quan trong và ngoài nước.