logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Vì sao học ngành Thương mại điện tử không lo thất nghiệp?

08:11 10/01/2023

Trong thời kỳ kỷ nguyên số hiện nay, con người dần trở nên quen thuộc hơn trong việc mua bán, trao đổi thông qua Internet. Vì thế, thuật ngữ thương mại điện tử không còn quá xa lạ với nhiều người, kéo theo ngành thương mại điện tử đang trở thành ngành học xu hướng thu hút các bạn trẻ trong mỗi mùa tuyển sinh. Nếu bạn cũng trong số đó, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để nắm được nhiều thông tin hữu ích nhé!

1. Ngành thương mại điện tử là gì?

Hiểu một cách đơn giản, thương mại điện tử (E Commerce) là việc mua và bán sản phẩm và thanh toán trực tuyến thông qua một phương tiện điện tử như Internet. Thông thường, khi đề cập đến thương mại điện tử, chúng ta thường nghĩ đến việc trao đổi hàng hóa qua các trang web. Tuy nhiên, bất kỳ giao dịch nào được hoàn thành thông qua các biện pháp điện tử cũng được coi là thương mại điện tử.

Ngành thương mại điện tử đào tạo cho người học những kiến thức về cả mảng kinh tế và công nghệ thông tin. Từ đó, cử nhân thương mại điện tử sẽ có những kỹ năng chuyên sâu để tham gia vào thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ở thời kỳ kỷ nguyên số hiện nay.

2. Thương mại điện tử học gì? Nên học chuyên ngành nào?

nganh thuong mai dien tu

Khi theo học ngành thương mại điện tử, người học sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Một số môn học có thể kể đến như:

  • Tổng quan thương mại điện tử
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Quản trị dự án
  • Quản trị quan hệ khách hàng

Bên cạnh đó, sinh viên Thương mại điện tử còn được học cách xây dựng và triển khai ứng dụng, chạy quảng cáo, tối ưu lượt truy cập website, tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng,…

Đồng thời bạn sẽ được bổ sung những kiến thức về an ninh mạng máy tính, bảo mật và an toàn thông tin, kiến thức ngoại ngữ,…và được tiếp cận sớm với các sàn thương mại nổi tiếng cả ở Việt Nam cũng như trên Thế Giới.

Theo đó, ngành Thương mại điện tử còn chia ra nhiều chuyên ngành cho người học lựa chọn để học chuyên sâu. 3 chuyên ngành phổ biến đó là:

  • Quản trị thương mại điện tử: Khi theo chuyên ngành này, bạn sẽ học về quản trị, vận hành các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, mô hình B2C, B2B và chuỗi cung ứng logistic.
  • Kinh doanh trực tuyến: Chuyên ngành này đào tạo các kiến thức và kĩ năng để người học đảm nhiệm tốt các công việc buôn bán, trao đổi 100% trên internet.
  • Marketing trực tuyến: Lựa chọn chuyên ngành Marketing trực tuyến đồng nghĩa với việc bạn sẽ được đào tạo sử dụng các chiến lược để thực hiện nhiệm vụ quảng bá  hàng.

Tuỳ thuộc vào sở thích cũng như khả năng, bạn có thể lựa chọn chuyên ngành phù hợp nhất với mình để có nhiều cơ hội phát triển bản thân,

=>>Xem thêm: Sức hút của ngành Quản trị khách sạn – ngành học lý tưởng cho gen Z 

3. Các mô hình Thương mại điện tử phổ biến

nganh thuong mai dien tu

Có rất nhiều loại mô hình điện tử khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Trong đó, 3 mô hình chính là Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng (C2C). Cũng EHOU tìm hiểu cụ thể từng mô hình nhé!

3.1. B2B (Business to Business)

B2B là hoạt động bán hàng trực tuyến từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, hay nói cách khác đây là mối liên hệ giữa nhà sản xuất với nhà buôn bán, nhà bán lẻ.

Theo số liệu thống kê của Cloudify, mô hình này chiếm 80% doanh số thương mại điện tử trên Thế Giới. Điều đó cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp muốn hợp tác với nhau để giảm được chi phí và tăng độ nhận diện thương hiệu của mình.

3.2. B2C (Business to Customer)

Đây được coi là mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất tạo mối liên hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ đưa sản phẩm của họ lên website hay các trang mạng xã hội, cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm một cách thoải mái, giúp họ tiết kiệm thời gian quý báu.

Qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng để đưa ra những chiến lược phù hợp.

Tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức này và có tiếng vang lớn như: dienmayxanh.com, thegioididong.com,…

3.3 C2C (Customer to Customer)

Mô hình này bao gồm các hoạt động giao dịch điện tử diễn ra giữa các người dùng với nhau. Ví dụ, bạn cũng có thể tự áp dụng hình thức này khi đăng một sản phẩm như quần áo, giày dép, mỹ phẩm,… lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc các website như Shopee, Tiki,.. để bán.

=>>Xem thêm: Các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam

4. Xu hướng thương mại điện tử hàng đầu năm 2023

nganh thuong mai dien tu

Có thể thấy, thương mại điện tử luôn phát triển và là một ngành “gây sốt” trong tương lai. Thống kê của Simpleglobal dự báo doanh thu thương mại điện tử toàn cầu sẽ tăng 50% trong vòng 4-5 năm tới và sẽ đạt khoảng 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Vì thế, sự cạnh tranh giữa trong ngành này tiếp tục gia tăng. Để thành công trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cũng như tư nhân phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc nắm bắt các xu hướng thương mại điện tử trong tương lai gần. Hãy cùng EHOU điểm qua 5 xu hướng thương mại điện tử hàng đầu cho năm 2023.

4.1 Thương mại di động

Thiết bị di động là một công cụ rất phổ biến mà hầu hết mọi người đều sử dụng. Vì thế, các doanh nghiệp đã tối ưu các trang web để tương thích với thiết bị di động, mang đến cho người dùng trải nghiệm thuận tiện nhất. Chỉ vài cú chạm tay, khách hàng có thể mua hàng từ mọi nơi trên thế giới. Với 70 triệu người dùng trực tuyến mua sản phẩm qua thiết bị di động khẳng định đây chắc chắn là xu hướng thương mại điện tử hàng đầu định hình tương lai.

4.2 Cá nhân hóa

Thống kê chỉ ra rằng, 60% người dùng sẽ quay lại mua hàng nếu thông tin của họ được cá nhân hóa. Điều đó có nghĩa là khi khách hàng đến mua hàng, doanh nghiệp sẽ lưu lại hành vi của họ như thời gian trong ngày họ tìm kiếm sản phẩm, sở thích của khách hàng,…để từ đó điều chỉnh hoạt động trực tuyến cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Với kết quả phù hợp cho từng người, khách hàng sẽ có cảm giác tin tưởng, được quan tâm và sẽ mua hàng nhiều lần hơn.

4.3  Trí tuệ nhân tạo (AI)

nganh thuong mai dien tu

Trí tuệ nhân tạo (AI)  đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng AI vào hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình như: cuộc trò chuyện ảo, tìm kiếm bằng giọng nói, ngăn chặn gian lận,  thanh toán kích hoạt bằng giọng nói,… Bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo và quản lý quy trình, chi phí chung và thời gian chết có thể được giảm bớt.

4.4 Thực tế tăng cường (AR)

Công nghệ AR sử dụng bản đồ 3D để cho phép khách hàng xem trước trải nghiệm trước khi mua với hình ảnh giống thực tế.  Ả mang đến trải nghiệm mua sắm hấp dẫn, trực quan hơn. Thực tế tăng cường cải thiện khả năng hình dung sản phẩm cho khách hàng trước khi mua. Các danh mục sản phẩm như quần áo, giày dép, nội thất,…cần triển khai công nghệ này để khachs hàng có thể tương tác với sản phẩm một cách sâu sắc.

4.5 Thương mại xã hội

Thay vì mua sắm trên trang web chính của doanh nghiệp,  khách hàng có thể mua và bán thông qua nền tảng các trang mạng xã hội. Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều các cửa hàng trực tuyến trên Facebook, Instagram, Tiktok,… bới số lượng người dùng ngày càng đông đảo. Ngành thương mại xã hội dự kiến ​​sẽ phát triển ổn định trong giai đoạn 2022-2028 và sẽ mở rộng nhanh hơn so với các giải pháp thương mại điện tử truyền thống.

=>> Xem thêm: Thương mại điện tử học những môn gì?

5. Vì sao thương mại điện tử là ngành học không lo thất nghiệp?

nganh thuong mai dien tu

Tại Việt Nam, ngành thương mại điện tử như một “vùng đất hứa đầy màu mỡ” cho những bạn theo học ngành này. Chỉ với cú click chuột vào thanh công cụ của Google để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử  ở Việt Nam tại thời điểm này, bạn sẽ có đến 44.300.000 kết quả với cụm từ “tuyển dụng Thương mại điện tử”. Điều đó cho thấy nhu cầu nhân lực cho ngành là cực kỳ lớn, do đó, sinh viên theo học thương mại điện tử  có thể yên tâm sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm.

Với những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có thể đảm nhận công việc ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Một số gợi ý công việc như sau:

  • Quản lý Thương mại điện tử: Quản lý tất cả các kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp như: web, app, các trang mạng xã hội; làm việc với bộ phận Marketing cùng lên kế hoạch bán hàng hiệu quả.
  • Chuyên viên nghiên cứu Thương mại điện tử. công việc là  hỗ trợ team làm việc trong các kênh bán hàng của công ty và lên chiến lược để chọn kênh bán hàng hiệu quả.
  • Chuyên gia chuyển đổi số
  • Chuyên viên Digital: trong chương trình có 65% kiến thức liên quan đến digital và marketing. Vì vậy khi ra trường bạn cũng có thể làm việc về mảng Digital, đó là một lợi thế lớn cho sinh viên ngành thương mại điện tử.
  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục,…

=>> Xem thêm: Học thương mại điện tử ra làm việc gì? Có dễ xin việc hay không?

6. Học Thương mại điện tử ở đâu thuận tiện nhất?

nganh thuong mai dien tu

Hiện nay, có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành thương mại điện tử, Trong số đó Chương trình Đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội – một địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo. Với hình thức đào tạo hệ đại học từ xa, EHOU hứa hẹn mang đến cho học viên những trải nghiệm học tập thuận tiện nhất. Hình thức học này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, học tập mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống bài giảng được đăng tải lên hệ thống nên học viên có thể xem đi xem lại nhiều lần.

Ngoài ngành thương mại điện tử, EHOU còn có các chương trình đào tạo E – learning cho các ngành học hot nhất hiện nay như:

  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Kế toán
  • Công nghệ thông tin
  • Luật
  • Luật kinh tế
  • Ngôn ngữ Anh
  • Quản trị khách sạn

Hãy đăng ký ngay để có những trải nghiệm học tập tốt nhất hoặc liên hệ hotline 0919.240.116 để nhận tư vấn miễn phí nhé!
>>XEM THÊM: Tìm hiểu hệ đào tạo Đại học từ xa tại Việt Nam

Nguồn: hiu.vn, simpleglobal.com, cloudify.vn 


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...