logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Tìm hiểu: Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

02:10 22/06/2023

Hình thức mua sắm trực tuyến đã xuất hiện từ rất nhiều năm trước đó, tuy nhiên phải tới hiện nay, hình thức mua sắm trực tuyến mới dần trở nên quen thuộc hơn với con người, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Vậy hình thức mua sắm trực tuyến tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng EHOU khám phá những thông tin này nhé!

1. Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

mua sam truc tuyen tai viet nam

Theo thống kê của Sách trắng thương mại 2021,  thời gian cho việc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam xấp xỉ 70% tổng thời gian người dân sử dụng internet. Cho đến nay, hình thức mua sắm trực tuyến tại Việt Nam ngày càng phổ biến hơn, dần thay thế cho việc mua sắm trực tiếp bởi nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tiếp cận với nhiều hàng hóa và nhà cung cấp hơn

Tính đến thời điểm hiện tại, hình thức mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang dần xuất hiện nhiều kênh thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… và mới đây nhất là sự ra đời của TikTok Shop. Nhiều dự đoán rằng trong tương lai Tiktok shop có thể vượt “ông lớn” Shopee.

Từ đó Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại nhanh nhất ( khoảng 35% mỗi năm). Tính tới hiện tại đã có khoảng 44 triệu người sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, và ước tính chỉ trong vòng 2 năm tới, sẽ có khoảng 55% dân số Việt Nam mua sắm trực tuyến và tổng doanh số có thể lên tới 35 tỷ USD

Số lượng và mẫu mã hàng hóa khi mua sắm trực tuyến cũng rất đa dạng và phong phú, bất cứ sản phẩm nào cũng có thể được rao bán trên các trang web mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Bên cạnh sự đa dạng về mẫu mã và số lượng sản phẩm, giá cả và nhà cung cấp sản phẩm cũng đa dạng và phong phú, các bạn có thể lựa chọn mua hàng với giá cả và nhà cung cấp phù hợp với bản thân nhất.

=>> Xem thêm: Thương mại điện tử lương cao không?

2. Những số liệu thống kê về mua sắm trực tuyến

2.1. Các mặt hàng chủ yếu trong mua sắm trực tuyến

mua sam truc tuyen tai viet nam

Mặt hàng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam được mua nhiều nhất đó là quần áo, giày dép và mỹ phẩm với 69% người sử dụng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam lựa chọn mua sắm, tiếp đó là thiết bị đồ dùng gia đình (64%); đồ công nghệ và điện tử (51%); sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng (50%),…

2.2. Các kênh mua sắm trực tuyến

mua sam truc tuyen tai viet nam

Theo thống kê cho thấy, trong tổng số những người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, có khoảng 78% người mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử, 42% người mua sắm qua các mạng xã hội như Instagram, Facebook, Zalo,… và 47% người mua sắm online qua các ứng dụng mua sắm trên thiết bị điện tử

Trong đó, thiết bị điện tử được sử dụng để mua sắm trực tuyến tại Việt Nam nhiều nhất là điện thoại di động với tỷ lệ là 91% người tiêu dùng sử dụng khi mua hàng trực tuyến, và 48% người tiêu dùng sử dụng máy tính làm công cụ đặt hàng

2.3. Các hình thức thanh toán mua sắm trực tuyến

mua sam truc tuyen tai viet nam

Các hình thức thanh toán mua sắm trực tuyến tại Việt Nam vẫn phổ biến ở những hình thức như: ship COD, thanh toán khi nhận hàng. Tuy nhiên, từ năm 2021 cho đến nay, người tiêu dùng dần chuyển từ hình thức thanh toán trực tiếp sang hình thức thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử. Sở dĩ có sự dịch chuyển trong hình thức thanh toán đó là vì các sàn thương mại điện tử luôn khuyến khích hình thức thanh toán trực tuyến bằng các chương trình giảm giá, khuyến mãi với những voucher hấp dẫn

2.4. Mua sắm trực tuyến của nhà cung cấp nước ngoài

mua sam truc tuyen tai viet nam

Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam như: Shopee, Lazada, Tiktok Shop,… hiện đều cho phép các nhà cung cấp nước ngoài tham gia các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, phần lớn là các nhà cung cấp đến từ Trung Quốc. Điều này tạo sức ép rất lớn đối với các nhà cung cấp nội địa tại Việt Nam bởi Trung Quốc được biết đến là quốc gia có nhiều hàng hóa với những mẫu mã đa dạng mà giá thường rẻ.

Vì thế mà các nhà cung cấp nước ngoài rất nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ những người tiêu dùng Việt Nam. Vào năm 2021, số người tiêu dùng tại Việt Nam mua sắm trực tuyến từ các nhà cung cấp nước ngoài được ước tính lên tới 57%, so với năm 2020 đã tăng 16%

=>> Xem thêm: Báo cáo Thương mại điện tử 2022

3. Hành vi mua sắm của con người

3.1. Đàn ông chi tiêu nhiều hơn phụ nữ

KPMG thống kê, đàn ông sẽ chi tiêu nhiều hơn phụ nữ khoảng 68% trong mỗi giao dịch của họ. Lý giải cho số liệu đó là bởi vì đàn ông có xu hướng mua các sản phẩm xa xỉ hơn như thiết bị điện tử với số lượng lớn. Còn phụ nữ thường mua đồ tiêu dùng hàng ngày, mỹ phẩm,… là những hàng hóa có chi phí thấp hơn

3.2. Người tiêu dùng có hành vi mua sắm theo thói quen

Có khoảng 30% người tiêu dùng sẽ quay lại website mua sắm trực tuyến mà họ đã từng mua hàng trước đó. Nếu người tiêu dùng đã có trải nghiệm tích cực đối với gian hàng đó, người tiêu dùng thường có xu hướng tìm các mặt hàng khác trong gian hàng đó, tương tự như cách các bạn thường xuyên ghé thăm những cửa hàng mua sắm yêu thích của bản thân trong các trung tâm thương mại mua sắm

3.3. Người tiêu dùng dần có phản ứng tích cực

Theo ước tính trên các kênh mua sắm trực tuyến, có khoảng 30% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam có những đánh giá và phản hồi về những mặt hàng mà họ mua. Điều này có tác động không hề nhỏ đối với doanh thu của các gian hàng, những người tiêu dùng sau sẽ dựa trên những đánh giá tích cực hay tiêu cực đó mà đưa ra quyết định có nên mua sắm trực tuyến tại gian hàng đó hay không

3.4. Xu hướng thanh toán trong mua sắm trực tuyến

Cho đến hiện nay, thẻ tín dụng là hình thức được sử dụng nhiều nhất trong việc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, có khoảng 53% giao dịch sử dụng thẻ tín dụng thanh toán, tiếp đến là hệ thống thanh toán kỹ thuật số với 43% giao dịch và cuối cùng là thẻ ghi nợ chiếm 38% tổng giao dịch

Với hình thức thanh toán bằng kỹ thuật số như PayPal, Strip được ưa chuộng hơn hẳn ở các nước Tây  u và Trung Quốc. Đối với các nước ở Châu Phi, Trung Đông và Đông  u,, người tiêu dùng vẫn ưa thích hình thức thanh toán bằng tiền mặt hơn

3.5 Mua sắm trực tuyến vào các dịp lễ

Có khoảng 76% người tiêu dùng sẽ sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến tại Việt Nam vào những dịp nghỉ lễ. Thiết bị điện tử khi mua sắm trực tuyến của họ sẽ được sử dụng để xác định vị trí của hàng (27%), tìm nhà cung cấp sản phẩm (18%), so sánh sản phẩm giữa các nhà cung cấp dựa trên giá cả và đánh giá (13%), cuối cùng là nghiên cứu sản phẩm (6%)

=>> Xem thêm: Những hạn chế của Thương mại điện tử

4. Cơ sở đào tạo thương mại điện tử hệ từ xa

mua sam truc tuyen tai viet nam

Có lẽ “Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội” đã không còn quá xa lạ đối với các bạn trẻ. Đây là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam giảng dạy dưới hình thức trực tuyến, với nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy dưới hình thức trực tuyến, trường nhanh chóng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận về trình độ giảng dạy cũng như chất lượng đầu ra của các bạn học viên.

Ngoài ra, hiện nay theo luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giá trị tấm bằng tốt nghiệp của các hệ như hệ chính quy, hệ từ xa,… sẽ có giá trị tương đương nhau, vì thế các bạn học viên không cần quá lo lắng cho quá trình tìm kiếm công việc sau này.

Đối với ngành thương mại điện tử, các bạn học viên sẽ được tạo điều kiện hết sức có thể, bên cạnh những kiến thức lý thuyết, các bạn sẽ được trải nghiệm với công việc thực tế, từ đó giúp các bạn có cách nhìn tổng quan hơn với ngành học trong thực tế. Không chỉ vậy, trong quá trình đào tạo, các bạn sẽ được tham dự những buổi hội thảo, tọa đàm, workshop,… nhằm giải đáp những thắc mắc và đưa ra những cách nhìn khác về ngành thương mại điện tử

Ngoài ngành thương mại điện tử, các bạn có thể tham khảo một số ngành khác của Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến:

  • Ngôn ngữ Anh
  • Kế toán
  • Luật
  • Luật kinh tế
  • Tài chính ngân hàng
  • Quản trị khách sạn
  • Công nghệ thông tin
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

=>> Xem thêm: Cơ sở đào tạo Thương mại điện tử

Kết luận

Hình thức mua sắm trực tuyến tại Việt Nam dần trở nên phổ biến không phân biệt độ tuổi hay giới tính người tiêu dùng. Điều đó có thể cho thấy ngành thương mại điện tử có tiềm năng như thế nào trong thị trường lao động hiện nay. Qua bài viết trên đây, Ehou mong rằng đã cung cấp cho các bạn đọc những thông tin hữu ích nhất!

Nguồn: websiterating.com, tapchicongthuong.vn, subiz.com.vn


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...