0919.240.116ehou@gvcn.vn

Cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam 2023

07:10 29/12/2022

Du lịch và lữ hành đã được xác định có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ cam kết thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực du lịch và lữ hành. Hãy cùng EHOU tìm hiểu cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam năm 2023.

1. Thực tế tình hình ngành du lịch Việt Nam

co hoi va thach thuc cua nganh du lich

Trước khi tìm hiểu những cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam, chúng ta hãy tìm hiểu thực trạng ngành du lịch Việt Nam hiện nay.

Đóng góp hơn 6% vào GDP của Việt Nam hàng năm, du lịch là một trong những nguồn động lực có vai trò quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thị trường khách du lịch nội địa vẫn đang là động lực chính của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Tính đến tháng 11/2022, hoạt động du lịch nội địa đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với 96,3 triệu lượt khách nội địa, vượt mức 85 triệu tổng lượt khách du lịch nội địa của cả năm 2019.

Sau khi hết thời gian hạn chế vì dịch Covid 19, khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao. Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam đã tăng vọt sau 1 tháng thực hiện mở cửa du lịch quốc tế. Đáng chú ý, kể từ sau khi mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2022, chỉ số tìm kiếm này của Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, cho thấy tốc độ phục hồi rất mạnh mẽ của ngành du lịch nước nhà.

>>XEM THÊM: Review ngành quản trị du lịch và lữ hành từ A đến Z

2. Cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam 2023

co hoi va thach thuc cua nganh du lich

Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về du lịch quốc tế và nội địa cũng như du lịch công tác, được dự báo sẽ tiếp tục trong thập kỷ tới.

Đối với khách du lịch nội địa, dân số trẻ, nguồn tiền sẵn có tăng mạnh và nền kinh tế còn nhiều năm tăng trưởng phía trước, là tất cả các yếu tố góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch và lữ hành và ngày càng thành công ở Việt Nam. Do dự báo tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch, khái niệm về một ngành du lịch “bền vững” đã được đưa vào chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam. Điều này thừa nhận sự cần thiết phải quản lý ngành du lịch đang phát triển một cách có trách nhiệm, để tránh các vấn đề xảy ra với du lịch đại chúng.

2.1 Cơ hội ngành du lịch việt nam 2023

Dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 50%-75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới.

Sau hai năm dịch bệnh kéo dài, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch vô cùng khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ đến phá sản. Ngành du lịch nước ta giờ đây đã có những dấu hiệu khởi sắc. Kể từ khi chính thức mở cửa toàn bộ các hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022, Chính phủ đã ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách quốc tế khi tới du lịch Việt Nam như: khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh như trước khi có dịch, không còn yêu cầu cần có chứng nhận tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.

Công tác quảng bá du lịch Việt Nam cũng được đẩy mạnh, đặc biệt là trên các nền tảng số. Đặc biệt, nhân dịp SEA Games 31 vừa qua, ngành du lịch đã tận dụng cơ hội quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam an toàn, thân thiện và hấp dẫn tới các đoàn thể thao Đông Nam Á và các du khách trên thế giới.

Hiện nay Việt Nam đang có khoảng 132 khách sạn và các khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu của các tập đoàn đang hoạt động. Trong khoảng thời gian ba năm tới, thị trường dự kiến sẽ ghi nhận thêm khoảng 80 khách sạn và khu nghỉ dưỡng đi vào vận hành. Đây là cơ hội phát triển của du lịch Việt Nam.

>>XEM THÊM: Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch hiện nay

2.2 Thách thức ngành du lịch Việt Nam 2023

co hoi va thach thuc cua nganh du lich

Theo các chuyên gia, việc chậm mở cửa trở lại các thị trường du lịch trọng điểm, rắc rối về thị thực và hạn chế các chuyến bay quốc tế là những thách thức lớn nhất đối với sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam.

Ông Trần Lê Bảo Châu – Chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ Việt Nam (VTF) cho biết, mặc dù Việt Nam đã mở cửa lại du lịch quốc tế từ giữa tháng 3 nhưng một số thị trường du lịch trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga – vốn từng chiếm hơn một nửa lượng khách quốc tế đến Việt Nam trước đại dịch – vẫn chưa mở cửa trở lại hoàn toàn cho đến cuối quý III.
Nhiều du khách nước ngoài đã hủy chuyến đến Việt Nam vì không được cấp thị thực nhập cảnh trong hơn một tháng. Chính sách thị thực hiện nay là rào cản lớn cho sự phục hồi của du lịch Việt Nam

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Giám đốc Công ty du lịch Images Travel, tập trung vào khách châu Âu, cho biết ngành du lịch đang phải đối mặt với những thách thức về việc hạn chế các chuyến bay quốc tế và giá vé máy bay tăng vọt, khiến du khách nước ngoài cân nhắc lựa chọn các điểm đến gần nhà hơn để tiết kiệm chi phí.

3. Xu hướng ngành du lịch năm 2023

co hoi va thach thuc cua nganh du lich

Theo Dự báo Du lịch 2023 của Booking.com thì trong nắm tới xu hướng du lịch ‘ngoài vùng phủ sóng’ sẽ lên ngôi. Sự thiếu vắng của những tiện nghi hiện đại có lẽ cũng không quá đáng ngại khi du khách toàn cầu và du khách Việt Nam nói riêng có mong muốn quay trở về gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống chỉ dựa trên những điều kiện cơ bản và những nhu cầu thiết yếu nhất (61%).

Những khu du lịch ở nơi biệt lập như Lasik Ecolodge Sapa ngày càng được giới trẻ ưa chuộng. Du khách ở độ tuổi trẻ hơn đã sẵn sàng gạt những tiện nghi hiện đại sang một bên để tìm đến những chuyến đi “ngoài vùng phủ sóng” – tỉ lệ này cao hơn so với những thế hệ đi trước .

Dù thế nào đi nữa thì trong năm 2023, sẽ có một số đáng kể khách du lịch Việt Nam tìm về với thiên nhiên để cùng bạn bè (61%) hoặc gia đình (32%) trải nghiệm cuộc sống hoang dã, và sử dụng cơ hội du lịch này như dịp trang bị thêm các kĩ năng sinh tồn cần thiết (73%).

Bên cạnh đó, trước bối cảnh môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang chịu sức ép khá lớn từ các hoạt động khai thác du lịch thì hiện nay các nhu cầu du lịch bền vững đang được quan tâm nhiều hơn. Theo đó, các hoạt động trải nghiệm góp phần giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường cũng như đem đến tác động tích cực cho sức khỏe và tinh thần của cá nhân cần được chú trọng phát triển để phù hợp với xu hướng mới này.

>>XEM THÊM: Top những ngành nghề dễ xin việc – Xu hướng nghề nghiệp trong 5 năm tới.

4. Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hệ đào tạo từ xa

co hoi va thach thuc cua nganh du lich

Cùng với sự hồi phục, phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, các chương trình đào tạo ngành Quản trị du lịch và lữ hành vẫn luôn được nhiều người có mong muốn theo học.

Để đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký theo học ngành Quản trị du lịch và lữ hành, nhiều trường Đại học đã thực hiện đào tạo về ngành này ở nhiều hình thức học khác nhau và đạt được những thành công nhất định. Trong đó phải kể đến Chương trình đào tạo từ xa – Đại học Mở Hà Nội, EHOU đã áp dụng phương pháp đào tạo hiện đại với những bài giảng, giáo trình được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên chất lượng cao.

Học viên hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hệ từ xa tại Đại học Mở Hà Nội. Hình thức học này giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và có thể linh hoạt sắp xếp lịch học theo thời gian biểu cá nhân của mình. Giá trị của tấm bằng đại học từ xa tương đương với bằng đại học chính quy nên các bạn hãy yên tâm theo học.

>>XEM THÊM: Quản trị du lịch và lữ hành học những gì? 

Hy vọng rằng, qua bài review về cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam, các bạn hiểu rõ về cơ hội của ngành du lịch Việt Nam trong những năm sắp tới. Mong rằng những thông tin đó hữu ích cho bạn khi quyết định ngành học mong muốn. Chúc bạn thành công!

Nguồn: vietnamtourism.gov.vn, e.vnexpress.net, cafebiz.vn

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...