logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức

07:42 14/02/2023

Công nghệ khoa học hiện đại đã mở ra một cuộc cách mạng cho ngành thương mại điện tử. Các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay muốn tồn tại và phát triển được đều cần đẩy mạnh phát triển theo hướng của thương mại điện tử. Bởi vậy mà thị trường thương mại điện tử Việt Nam những năm gần đây đang cực kỳ sôi động. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn khách quan về xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam.

Trước khi đi phân tích sâu hơn về xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam, bạn đọc cần hiểu rõ khái niệm về thương mại điện tử. Thương mại điện tử hay còn được biết đến bằng nhiều tên gọi như là “Electronic commerce” , “online trade” – thương mại trực tuyến , “e-business” – kinh doanh điện tử hoặc “paperless commerce” – thương mại không giấy tờ. Đây là một môi trường trao đổi, mua bán hàng hóa mà mọi giao dịch được thực hiện qua một hệ thống thông tin chung bằng các phương tiện điện tử có kết nối internet. Khi ấy, người mua có thể mua hàng ở bất cứ đâu mà chẳng cần đến tận cửa hàng.

1. Thực trạng ngành thương mại điện tử

xu huong thuong mai dien tu o viet nam

1.1. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử

Theo nghiên cứu về thị trường thương mại điện tử của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn trong nửa đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường E-Commerce lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. So với sự phát triển trên toàn thế giới, Việt Nam có tăng trưởng rất mạnh. Theo Statista – một công ty nghiên cứu thị trường và dữ liệu người tiêu dùng, tốc độ phát triển E-Commerce toàn cầu năm 2021 là 16,24%. Tại Việt Nam, tốc độ phát triển E-Commerce năm 2021 cao hơn 20%, và dự kiến sẽ tăng tới 29% năm 2025.

1.2. Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến sẽ phát triển rất mạnh và tạo nên những bước tiến cho sự phát triển kinh tế. Đây cũng là cơ hội tốt để xây dựng các mô hình và chiến lược mới. Điều này sẽ giúp phục hồi doanh nghiệp và mở rộng thị trường sau khi đại dịch. Năm 2022 sẽ là một năm đầy thử thách, khi các doanh nhân lớn sẽ cạnh tranh giành lấy thị phần.

Các tập đoàn như Tiki, Lazada, Shopee hoặc Sendo sẽ cố gắng chiếm lĩnh thị phần. Ngoài ra, cũng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để hỗ trợ cho thị trường E-Commerce. Do đó, họ sẽ tập trung đầu tư vào công nghệ và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

=>> Xem thêm: Vì sao học Thương mại điện tử không lo thất nghiệp?

2. Xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam trong tương lai

xu huong thuong mai dien tu o viet nam

2.1. Coi trọng sự cá nhân hóa

Lợi ích của việc cá nhân hóa đem lại cho bạn thật sự rất lớn nếu bạn biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Ví dụ như khi xây dựng được thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp nổi bật, có chất riêng, khi đó việc giữ chân được khách hàng cũ và hấp dẫn khách hàng mới từ đó góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công.

Doanh nghiệp có thể áp dụng sự cá nhân hóa trên trang web bằng cách gợi ý sản phẩm phù hợp cho từng khách hàng và cung cấp nội dung để phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hay bạn cũng có thể gửi mã khuyến mãi, lời chúc, chiết khấu vào những ngày đặc biệt cho khách hàng của mình.

2.2. Ổn định trong kinh doanh

Như đã đề cập ở phần trên, xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ phát triển theo hướng coi trọng, đề cao sự cá nhân hóa. Bên cạnh đó, việc ổn định trong kinh doanh cũng là một chiến lược quan trọng trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty.

Theo nghiên cứu của Nielsen, tới 66% khách hàng trên toàn thế giới sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm thân thiện với môi trường và sản phẩm có thể sử dụng lâu dài hoặc tái sử dụng nhiều lần. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp có thể chọn các giải pháp tận dụng xu hướng bảo vệ môi trường, chẳng hạn như giữ gìn sạch sẽ môi trường, sử dụng bao bì tái chế, v.v.

2.3. Thanh toán nhanh chóng, tiện ích

xu huong thuong mai dien tu o viet nam

Thêm một xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh hay doanh nghiệp cần để ý phát triển đó là sự tiện lợi, nhanh chóng trong thanh toán. Thật vậy, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, ngày nay chúng ta đã có thể thanh toán hóa đơn chỉ với một lần quét mã.

Dịch vụ này được các  ngân hàng tại Việt Nam cũng như các ví tín dụng ưa chuộng như momo, zalopay … Hơn nữa, khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán này còn áp dụng được nhiều voucher ưu đãi khác. Vậy nên, các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cần đa dạng hóa các cổng thanh toán trực tuyến qua những nền tảng này.

2.4. Thương mại hóa đa nền tảng

Bạn có thể tăng hiệu quả bán hàng bằng cách liên kết mạng xã hội với cửa hàng trực tuyến. Mua hàng qua các nền tảng như Instagram, Facebook và đặc biệt là Tiktok đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Việc nhắn tin và chuyển khoản cho người bán một cách truyền thống tuy đã từng là một phương thức phổ biến nhưng cũng gặp rất nhiều bất tiện.

Vậy nên ngày nay, khi các nền tảng đa chiều phát triển và tạo cơ hội, nhiều người đã chuyển sang sử dụng cửa hàng trực tuyến. Do đó, với xu hướng bán hàng đa kênh, doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả bán hàng lớn qua mạng xã hội. Bạn có thể sử dụng các tính năng liên kết mạng xã hội với cửa hàng trực tuyến để cho người dùng biết được giá của sản phẩm chỉ sau một cú click chuột.

2.5. Affiliate Marketing với KOLs

Phương thức Marketing này có tác dụng tốt đối với các ngành bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì phải chi một khoản tiền lớn cho chiến dịch Marketing, các tổ chức kinh doanh hay doanh nghiệp sẽ chỉ trả khi khách hàng tiếp cận với sản phẩm của họ. Đây là một hình thức mới, đang dần được quan tâm rộng rãi hơn và sớm trở thành xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam.Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần chọn các KOL phù hợp để quảng bá ngành hàng của mình.

2.6. Đổi mới phương thức vận hành và xuất nhập khẩu

Trong bối cảnh thị trường đang dần bão hòa, xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam đòi hỏi các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp bên cạnh việc đầu tư phát triển sản phẩm cùng chiến lược marketing mà khâu vận hành và xuất nhập khẩu cũng cần được nâng cấp và hiện đại hóa hơn. Đây là chìa khóa quan trọng cho việc mở ra cánh cửa đến với người dùng. Theo đó, để tối ưu hóa quy trình vận hành và logistic, các doanh nghiệp cần hợp tác cùng một đơn vị vận chuyển uy tín, hoạt động hiệu quả và nhanh chóng nhất. Từ đó giúp giảm thiểu chi phí và thời gian giao hàng

=>> Xem thêm: Học viên muốn học thương mại điện tử học khối nào? Học ở đâu?

3. Bây giờ tham gia kinh doanh thương mại điện tử có quá muộn?

xu huong thuong mai dien tu o viet nam

Nhiều bạn bây giờ muốn bước chân vào con đường kinh doanh thương mại điện tử nhưng sợ thị trường đã bão hòa. Nhưng thật sự chưa bao giờ là muộn, cha ông ta đã có câu” thời điểm thích hợp nhất để trồng một cái cây đó là 20 năm trước và bây giờ”.

Hiện nay, để bắt đầu kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử không khó hoặc có thể nói là khá thuận lợi và dễ dàng. Việc bạn cần làm đó là lên trước cho mình một kế hoạch kinh doanh đủ chi tiết và tiến hành từng bước cẩn thận. Tuy nhiên, đó chỉ là bắt đầu, tất cả sự thành công hay thất bại trong kinh doanh sẽ phụ thuộc vào những bước tiếp theo và bạn cần có sự kiên trì.

Kinh doanh Online không dễ dàng, bạn phải đầu tư rất nhiều chất lượng cao để tận dụng tối đa sức mạnh bán hàng của mình. Hiện nay, các sàn Thương mại điện tử luôn hỗ trợ tối đa cho người dùng và người bán. Do đó, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với rất nhiều khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là tìm cách tối ưu gian hàng, tận dụng các chương trình khuyến mãi, công cụ quảng cáo, chiết khấu, chính sách giao nhận hàng, v.v.

=>> Xem thêm: Xu hướng thương mại điện tử trong tương lai ở Việt Nam

Nguồn: dienmayxanh, jobsgo, topcv, tuyendungvieclam


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...