logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Top 10 xu hướng ngành thương mại điện tử nổi bật toàn cầu

03:05 15/08/2023

Sự phát triển của thời kỳ công nghệ số như hiện nay đã tác động rất lớn vào hành vi của người tiêu dùng đặc biệt trong ngành thương mại điện tử. Vì thế, các công ty doanh nghiệp cần nắm chắc xu hướng ngành thương mại điện tử được dự đoán sẽ trở thành xu thế trong tương lai để không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

1. Tổng quan về ngành thương mại điện tử

xu huong nganh thuong mai dien tu

Trước khi liệt kê các xu hướng ngành thương mại điện tử, cùng điểm qua một vài thông tin tổng quan về ngành. Thương mại điện tử (e-commerce) là quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng internet. Nó đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức giao dịch kinh doanh và tác động đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện đại.

Ngành thương mại điện tử đã phát triển vượt bậc trong thập kỷ qua và được xem là một phần quan trọng của nền kinh tế số. Nó không chỉ áp dụng cho giao dịch giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, mà còn gồm cả giao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B), giữa người tiêu dùng (B2C), giữa người tiêu dùng (C2C) và các mô hình khác.

Các ưu điểm chính của thương mại điện tử bao gồm:

  • Tiết kiệm thời gian: Người tiêu dùng có thể mua sắm trực tuyến từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào chỉ với một thiết bị kết nối internet.
  • Mở rộng thị trường: Thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng, vượt qua các rào cản địa lý và vùng miền.
  • Giảm chi phí vận hành: Giao dịch trực tuyến giảm thiểu nhu cầu về cơ sở vật chất, nhân lực và tiết kiệm chi phí giao thông, thuận lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • Tích hợp thông tin và dữ liệu: Thương mại điện tử cung cấp khả năng thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về người tiêu dùng và đưa ra những phản hồi thích hợp.

>> Xem thêm: Báo cáo Thương mại điện tử 2022

 

nhan lo trinh hoc

2. Thực trạng ngành thương mại điện tử toàn cầu

xu huong nganh thuong mai dien tu

Ngành thương mại điện tử đã trở thành một nguồn doanh thu đáng kể trên toàn cầu. Theo dữ liệu từ Nghiên cứu Kinh doanh và Thống kê Quốc gia Hoa Kỳ (US Census Bureau), thị trường thương mại điện tử đạt 5,55 nghìn tỷ đô vào năm 2022, dự kiến tăng 24,5% vào năm 2025.

Hiện, Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong thị trường thương mại điện tử với 52,1% so với tổng doanh số thế giới. Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ dự kiến đạt 875 tỷ đô la vào năm 2023. Lớn thứ ba là Vương quốc Anh đạt 4,8%, Hàn Quốc chiếm 2,5% so với thị phần thương mại điện tử thế giới.

Các nền tảng như Facebook, Instagram và Pinterest cung cấp tính năng mua sắm trực tiếp, đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ. Người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ các bài viết, quảng cáo và hình ảnh trên các nền tảng xã hội. Việc này giúp thu hút người dùng và tạo ra nguồn doanh thu mới cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số thách thức vẫn tồn tại trong ngành thương mại điện tử toàn cầu. Đó là việc bảo vệ thông tin cá nhân người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xử lý tranh chấp về thương hiệu và bản quyền. Việc thiếu sự pháp lý rõ ràng và chuẩn mực đồng nhất giữa các quốc gia và khu vực vẫn là một thách thức lớn đối với ngành thương mại điện tử toàn cầu.

>> Xem thêm: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

3. Top 10 xu hướng ngành thương mại điện tử toàn cầu

xu huong nganh thuong mai dien tu

3.1 Social Commerce (Thương mại xã hội)

Thương mại xã hội, còn được gọi là Social Commerce, là một hình thức kinh doanh kết hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội. Nó kết hợp sự tương tác xã hội và công nghệ mua sắm trực tuyến để tạo ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo cho người dùng.

Trong thương mại xã hội, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest và YouTube được sử dụng như một kênh để tiến hành các hoạt động mua bán. Người dùng có thể trực tiếp mua sắm từ các bài viết, quảng cáo hoặc video trên các nền tảng xã hội. Các sản phẩm và dịch vụ thường được giới thiệu qua nội dung hấp dẫn như hình ảnh, video, bài viết, đánh giá và nhận xét từ cộng đồng người dùng

3.2 Conversational Commerce (Thương mại đối thoại)

Xu hướng ngành thương mại điện tử Thương mại đối thoại là một khái niệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhằm tăng cường trải nghiệm mua sắm bằng cách sử dụng các công nghệ đối thoại tự động hoặc trực tiếp với người dùng.

Thương mại đối thoại tập trung vào việc tạo ra một giao diện trò chuyện tự nhiên giữa người mua và các hệ thống hoặc trang web, cho phép người dùng tham gia vào các cuộc trò chuyện và làm việc thông qua nền tảng như ứng dụng tin nhắn, chatbot, trí tuệ nhân tạo và trình hỗ trợ trực tuyến.

3.3 Mobile Commerce (Thương mại di động)

Thương mại di động ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua do sự phổ biến của điện thoại thông minh và tốc độ internet di động nhanh.

Với thương mại di động, người dùng có thể truy cập và thực hiện các hoạt động mua sắm trực tuyến từ bất kỳ đầu di động nào, tạo ra một trải nghiệm mua sắm thuận tiện và linh hoạt. Thương mại di động cung cấp các ứng dụng và trang web tối ưu hóa cho màn hình di động, cho phép người dùng dễ dàng duyệt sản phẩm, đặt mua, thanh toán và theo dõi đơn hàng.

3.4 Omnichannel (Bán hàng đa kênh)

xu huong nganh thuong mai dien tu

Xu hướng ngành thương mại điện tử Omnichannel, là một chiến lược trong lĩnh vực bán hàng, mà các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của họ thông qua nhiều kênh tiếp thị và tiếp cận khác nhau một cách tích hợp và liên kết.

Mục tiêu của bán hàng đa kênh là tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán cho khách hàng, bất kể kênh mua hàng họ sử dụng. Lợi ích của bán hàng đa kênh là tạo ra một trải nghiệm mua sắm toàn diện và thuận tiện cho khách hàng, tăng cường tương tác và tạo sự gắn kết với khách hàng, tối ưu hóa doanh số bán hàng và gia tăng lòng trung thành với thương hiệu.

>> Xem thêm: Review ngành Thương mại điện tử chi tiết nhất

3.5 MGM/KOL/KOC

MGM, KOL và KOC được cho là xu hướng ngành thương mại điện tử đang được ưa chuộng nhất.

  • MGM: Multi-level Marketing (Tiếp thị đa cấp), còn được gọi là Network Marketing. MGM là một hình thức tiếp thị mà các nhà bán hàng không chỉ kiếm tiền từ việc bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng cá nhân, mà còn kiếm tiền từ việc tạo ra và quản lý một mạng lưới khách hàng và nhà bán hàng khác..
  • KOL: Viết tắt của “Key Opinion Leader” (Người dẫn đầu ý kiến), KOL đề cập đến những cá nhân hoặc nhóm cá nhân có ảnh hưởng lớn đối với một nhóm người hoặc cộng đồng cụ thể. KOL thường có sự chuyên môn và tạo ra nội dung chất lượng trong lĩnh vực của họ, và họ có thể được sử dụng như một công cụ tiếp thị hiệu quả để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu cho công ty.
  • KOC: Đây là viết tắt của “Key Opinion Consumer” (Người tiêu dùng dẫn đầu ý kiến), KOC ám chỉ đến những người tiêu dùng thông thái và có ảnh hưởng trong việc chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm cá nhân về sản phẩm hoặc dịch vụ.

nhan lo trinh hoc

3.6 Headless Ecommerce

Headless Ecommerce là một mô hình tiếp thị trực tuyến mà phân tách giao diện người dùng (front-end) và hệ thống quản lý nội dung (back-end) của một trang web thương mại điện tử. Trong mô hình này, giao diện người dùng không phụ thuộc vào khung kiến trúc của hệ thống quản lý nội dung, do đó được gọi là “headless” (không có đầu).

Thay vì sử dụng một hệ thống quản lý nội dung truyền thống để điều phối cả hai phần front-end và back-end của trang web thương mại điện tử, Headless Ecommerce cho phép người dùng tạo ra và quản lý giao diện hiển thị (có thể là trang web, ứng dụng di động, hoặc một thiết bị khác) bên ngoài hệ thống quản lý nội dung.

=>> Xem thêm: Thu nhập của ngành thương mại điện tử

3.7 Short Video Commerce (Video thương mại ngắn)

Short Video Commerce, hay còn được gọi là Video thương mại ngắn, là một xu hướng ngành thương mại điện tử mà doanh nghiệp sử dụng video ngắn để quảng cáo và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Video thương mại ngắn thường có độ dài ngắn, thường chỉ từ vài giây đến vài phút, và được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội hoặc ứng dụng di động như TikTok, Instagram Reels, Snapchat và nhiều hơn nữa.

Điểm đặc biệt của Short Video Commerce là tính tương tác và sự tập trung vào trực quan hóa sản phẩm. Thông qua việc sử dụng video, doanh nghiệp có thể tạo ra nội dung hấp dẫn, nhanh chóng và dễ nhớ để thu hút sự chú ý của khách hàng.

3.8 Green Consumerism (Tiêu dùng xanh)

xu huong nganh thuong mai dien tu

Green Consumerism, hay còn được gọi là Tiêu dùng xanh, là một xu hướng trong lĩnh vực tiêu dùng mà người tiêu dùng sử dụng quyền lựa chọn của mình để tìm kiếm và mua các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và tiếp thị theo các tiêu chuẩn và tiêu chí bảo vệ môi trường.

Tiêu dùng xanh có mục tiêu chính là giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và khí hậu. Theo một cuộc khảo sát do GWI thực hiện, có 60% người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.

3.9 Buy Now – Pay Later (Mua trước trả sau)

Xu hướng ngành thương mại điện tử Buy Now – Pay Later là một hình thức thanh toán trong thương mại điện tử và bán lẻ, cho phép người tiêu dùng mua hàng ngay lập tức nhưng trì hoãn việc thanh toán cho số tiền mua hàng cho đến một thời điểm trong tương lai.

Thay vì phải trả toàn bộ số tiền mua hàng vào thời điểm mua hàng, BNPL cho phép người tiêu dùng phân chia khoản thanh toán thành các đợt trả góp nhỏ, thường là hàng tháng. Trong nhiều trường hợp, không có lãi suất hoặc phí được áp dụng nếu người tiêu dùng trả đúng hạn.

3.10 D2C/DTC (Direct To Customer – bán hàng trực tiếp)

D2C (Direct to Customer) hay còn được gọi là DTC (Direct-to-Consumer), là một mô hình kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ nơi các nhà sản xuất bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng mà không thông qua các kênh trung gian truyền thống như nhà phân phối hoặc cửa hàng bán lẻ.

Trong mô hình D2C, các nhà sản xuất cung cấp và tiếp thị sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các kênh trực tuyến như trang web, ứng dụng di động, hoặc gian hàng trực tuyến. Bằng cách loại bỏ các bước trung gian, nhà sản xuất có thể tạo ra một trải nghiệm mua hàng trực tiếp cho khách hàng, tăng cường quy trình bán hàng và quản lý tương tác với khách hàng.

nhan lo trinh hoc

4. Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin về các xu hướng ngành thương mại điện tử trên toàn cầu. Nếu bạn có ý định theo học hoặc chuyển hướng sang ngành học này, hãy đăng ký ngay tại Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội. EHOU hứa hẹn đem đến cho bạn trải nghiệm học tập tốt nhất.

Nguồn: subiz.com.vn, tuyensinhdonga.edu, congthuong.vn


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...