logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Tìm hiểu: Hệ thống thanh toán trực tuyến

06:08 22/06/2023

Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Dưới sự phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử như vậy, độ nhận biết của hình thức mua sắm trực tuyến cũng ngày càng tăng, kéo theo đó là hệ thống thanh toán trực tuyến ngày càng trở nên quen thuộc hơn với mọi người tiêu dùng

1. Tổng quan về hệ thống thanh toán trực tuyến

he thong thanh toan truc tuyen

Trước hết, hệ thống thanh toán trực tuyến được hiểu là một dịch vụ thanh toán dựa trên sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử: smartphone, laptop,… có kết nối mạng. Với hệ thống thanh toán trực tuyến, người tiêu dùng sẽ dễ dàng thao tác thanh toán khi thực hiện các giao dịch trên những sàn thương mại điện tử có kết nối cổng thanh toán trực tuyến

Vậy cổng thanh toán trực tuyến là gì? Hiểu một cách đơn giản, cổng thanh toán trực tuyến là hệ thống kết nối giữa người mua, người bán và ngân hàng nhằm mục đích người bán có thể nhận được lợi nhuận ngay sau khi giao dịch online kết thúc. Với mỗi lần thanh toán trực tuyến, người tiêu dùng có thể sử dụng tài khoản mà cổng thanh toán trực tuyến hỗ trợ để chi trả các đơn hàng đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Việc thanh toán trực tuyến có rất nhiều lợi ích:

  • Thanh toán trực tuyến có tính bảo mật cao: trong quá trình thanh toán trực tuyến, người tiêu dùng cần phải thông qua một số quy trình đảm bảo bảo mật cụ thể của sàn TMĐT đó được kết nối bởi một mã hóa an toàn nhằm tránh bị đánh cắp thông tin của người tiêu dùng
  • Hạn chế rủi ro hơn: việc thanh toán trực tuyến sẽ hạn chế sự rủi ro hơn khi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Khi thanh toán trực tuyến, dù bạn có quên ví hay hóa đơn bị lẻ tiền thì cũng dễ dàng thanh toán hơn so với trả bằng tiền mặt
  • Bên cạnh đó còn có các lý do khác như: Tiết kiệm thời gian, quản lý chi tiêu tốt hơn,…

>> Xem thêm: Thương mại điện tử B2B

2. Những hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam

he thong thanh toan truc tuyen

Đầu tiên phải kể đến hệ thống thanh toán trực tuyến qua ví điện tử: trong những năm gần đây, dưới sự marketing rộng rãi, ví điện tử đã dần trở nên thông dụng với người tiêu dùng, tiêu biểu phải kể đến: Momo, ViMo, Zalo Pay,…Hay mới đây nhất đó là đoạn Video Viral của Viettel “Hết Mana”, rồi sự xuất hiện của VNPay trong Táo Quân

Bên cạnh ví điện tử, hệ thống thanh toán trực tuyến qua smartphone cũng đang phổ biến tại Việt Nam. Với hình thức thanh toán này, người tiêu dùng có thể nhanh chóng thanh toán giao dịch thông qua smartphone với dịch vụ Mobile Banking. Đây là hình thức được liên kết giữa nhà cung cấp viễn thông, ngân hàng và hệ thống người tiêu dùng

Tiếp đến là hệ thống thanh toán trực tuyến qua cổng thanh toán điện tử, nghe thì tưởng chừng đó là hình thức thanh toán trực tuyến qua ví điện tử nhưng thực chất đó là hai hình thức khác nhau hoàn toàn. Cổng thanh toán điện tử là kênh trung gian kết nối giữa người tiêu dùng, người bán và ngân hàng nhằm hỗ trợ cho dịch vụ thanh toán của người tiêu dùng. Đây là công cụ hỗ trợ thanh toán của các sàn thương mại điện tử

Cuối cùng là hình thức thanh toán bằng Debit Card và Credit Card. Debit Card là thẻ ghi nợ còn Credit Card là thẻ tín dụng. Đây là hình thức thanh toán phổ biến nhất tại Việt Nam, với hơn 90% giao dịch là ở hình thức thanh toán này.

Tính đến nay, ngân hàng chỉ chấp nhận hệ thống thanh toán trực tuyến qua thẻ gồm: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế

3. Số liệu thống kê về hệ thống thanh toán trực tuyến

he thong thanh toan truc tuyen

Ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 45 đơn vị ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán qua ví điện tử. Tổng số tiền tại các ví trên được ước tính là 3.3 nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị thanh toán qua ví điện tử tính đến hết quý 3 năm 2022 lên đến 937 nghìn tỷ đồng.

Với dịch vụ Mobile Money, tổng giá trị thanh toán ước tính khoảng 929 tỷ đồng tính đến hết quý 3 năm 2022, bao gồm cả rút tiền, nạp tiền, mua sắm, chuyển tiền. Trong đó, chỉ tính riêng dịch vụ chuyển tiền đã chiếm 586 tỷ đồng. Trong 11 tháng đầu tiên của 2022, hình thức thanh toán trực tuyến tăng 85.6% về số lượng và 31.39% về giá trị so với năm 2021, trong đó thanh toán qua điện thoại di động tương ứng là 116.1% và 92.3%, giao dịch qua các kênh Internet khác tương ứng 89.36% và 40.55%

Đối với hình thức thanh toán bằng mã QR code đã tăng 210.6% về giá trị và 182.5% về số lượng. Thanh toán qua ATM tăng ở mức thấp nhất đó là 14.04% về giá trị và 13.28% về số lượng.

Dựa trên những số liệu đó, Việt Nam đề ra mục tiêu từ nay cho đến hết năm 2025, giá trị thanh toán trực tuyến sẽ gấp 25 lần GDP, thanh toán trực tuyến trong các sàn thương mại điện tử sẽ chiếm 50%, người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch ngân hàng hoặc các tổ chức được cho pháp khác sẽ chiếm 80%

>> Xem thêm: Thống kê thương mại điện tử 2022

4. Nên học thương mại điện tử tại đâu?

he thong thanh toan truc tuyen

Câu hỏi: “Nên học thương mại điện tử tại đâu?” luôn được đặt ra đối với các bạn trẻ, tại cơ sở miền Bắc, các ngôi trường đại học phải kể đến đó là:

  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc Dân
  • Đại học Thương Mại
  • Đại học Thăng Long

Bên cạnh hình thức đào tạo chính quy, đối với hình thức đào tạo trực tuyến không thể không nhắc đến “Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội”, trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận về trình độ giảng dạy cũng như chất lượng đầu ra

Đối với ngành thương mại điện tử, các bạn học viên sẽ có chương trình đào tạo tương đồng với hệ chính quy, các bạn học viên sẽ được tạo điều kiện đi trải nghiệm thực tế bên cạnh những giờ học lý thuyết nhằm giúp các bạn học viên có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành thương mại điện tử trong thị trường lao động. Đồng thời, các bạn còn được tạo điều kiện tham dự những buổi workshop, hội thảo, tọa đàm,… về ngành thương mại điện tử với mục đích giúp các bạn có những cái nhìn khách quan và cụ thể hơn về ngành học

Bên cạnh ngành thương mại điện tử, Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội còn đào tạo các ngành khác:

  • Công nghệ thông tin
  • Ngôn ngữ Anh
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Tài chính ngân hàng
  • Kế toán
  • Luật
  • Luật kinh tế

>> Xem thêm: Mức lương của ngành Thương mại điện tử ở Việt Nam

Kết luận: Không thể phủ nhận sự nhận diện của hình thức mua sắm trực tuyến trong thị trường người tiêu dùng hiện nay, kéo theo đó, hệ thống thanh toán trực tuyến cũng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Điều đó cho thấy, sự phát triển của kỹ thuật số trong thời đại hiện nay cũng như tiềm năng của ngành thương mại điện tử trong thị trường lao động ngày nay

Nguồn: vietnamnet.vn, tuoitre.vn, tapchicongthuong.vn

 


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...