Số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022
07:02 14/06/2023Thời kỳ công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì thế mà các trang web, nền tảng, ứng dụng phục vụ cho những nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu mua sắm. Sau đại dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển hơn, hãy cùng ehou tìm hiểu những số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022 nhé!
Nội dung bài viết
1. Hình thức mua sắm trực tuyến
Trước khi tìm hiểu về số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022, hãy cùng EHOU khám phá về hình thức mua sắm trực tuyến nhé!
Mua sắm trực tuyến, có tên gọi tiếng Anh là Online shopping là quá trình khách hàng tìm kiếm, mua sản phẩm thông qua một trang web, ứng dụng hay phần mềm mua sắm.
Sau khi lựa chọn mua hàng, giao dịch sẽ được thực hiện và bạn sẽ chọn phương thức thanh toán là thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán trực tuyến.
Việc mua sắm trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng:
- Tiết kiệm thời gian: người tiêu dùng khi sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến sẽ không phải mất thời gian đi lại ra các cửa hàng trực tiếp mua sản phẩm, bạn chỉ cần ở nhà lướt các thiết bị điện tử tìm những sản phẩm cần mua
- Hàng hóa đa dạng với số lượng nhà cung cấp lớn: hình thức mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng có thể tiếp cận nhiều mẫu mã sản phẩm hơn, đồng thời là sẽ tìm kiếm được nhiều nhà cung cấp ở xa mà không thể đến cửa hàng trực tiếp được
- Giá cả: thông thường các sản phẩm mua sắm trực tuyến sẽ có mức giá rẻ hơn so với việc mua sắm trực tiếp, điều này cũng khá dễ hiểu bởi khi mua sắm trực tuyến, bạn sẽ có nhiều voucher giảm giá từ các sàn thương mại điện tử, các shop cạnh tranh giá với nhau, đồng thời việc kinh doanh trực tuyến cũng không tốn tiền thuê mặt bằng hay số lượng nhân viên lớn, chi phí giảm nhiều nên giá thành sản phẩm cũng sẽ giảm hơn
=>> Xem thêm: Thống kê thương mại điện tử 2022
2. Số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022
2.1. Số lượng người mua sắm trực tuyến 2022
Số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022 cho thấy số lượng người mua sắm trực tuyến trên thế giới lên tới 2.14 tỷ người so với tổng số người trên thế giới là 7.87 tỷ người. Thực sự ở thời điện hiện tại, thương mại điện tử đang có thị trường phát triển rất tốt, có đến 27.2% tổng dân số trên thế giới đã và đang mua sắm online
Số lượng này đã tăng một cách chóng mặt trong suốt những năm qua. Dự đoán rằng, số người mua sắm trực tuyến còn tiếp tục tăng đều trong những năm tiếp theo
2.2. Thị phần doanh số bán lẻ của thương mại điện tử
Số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022 cho thấy, thị phần doanh số thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ đã chiếm 20% so với doanh số bán lẻ của toàn lĩnh vực trên thế giới. So với năm 2021, con số này đã tăng 1.9%, và sang đến năm 2023, thị phần doanh số bán lẻ của thương mại điện tử đã chiếm 22% so với doanh số của toàn lĩnh vực bán lẻ. Dự kiến trong những năm tiếp theo, con số này sẽ còn tăng với tốc độ chóng mặt
=>> Xem thêm: Thương mại điện tử B2B
3. Những lý do khiến người tiêu dùng ưu tiên mua hàng trực tuyến
Theo số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022, việc giao hàng miễn phí là lý do chính khiến cho người tiêu dùng lựa chọn mua hàng trực tuyến chiếm tỷ lệ 53%, người tiêu dùng sẽ không cần tốn thời gian và chi phí đi lại để đến cửa hàng mua sắm trực tiếp, chỉ cần đợi nhận hàng ở nhà mà vẫn không mất phí vận chuyển
Bên cạnh dịch vụ giao hàng miễn phí giao hàng, cũng có những lý do khác ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng như:
- Phiếu giảm giá và chính sách chiết khấu: có tỷ lệ 41%
- Những đánh giá tốt của khách hàng khác: 35%
- Chính sách đổi trả hàng hóa hợp lý: 33%
- Quy trình thanh toán: 30%
4. Xu hướng mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng
Số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022 đã đưa ra số lượng người Việt mua sắm trực tuyến lên đến con số 51 triệu người, đã tăng 13.5% so với năm 2021, tổng chi tiêu cho việc mua hàng online của toàn ngành là 12.42 tỷ USD.
Hãng vận chuyển hàng đầu tại Đông Nam Á – Ninja Van đã đưa ra báo cáo, Việt Nam vào năm 2022 chiếm tới 15% tổng thị trường mua sắm online tại khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan (16%) và ngang với Philippines
Bên cạnh đó trên thế giới, khi có tới 63% người lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến thì chỉ có khoảng 42% người lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng. Ngoài ra, thống kê về việc người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm, có khoảng 37% người tiêu dùng sau khi đến cửa hàng trực tiếp đã nói sẽ thử đến của hàng khác hoặc lựa chọn hình thức mua hàng trực tuyến và khoảng 20% người tiêu dùng đang mua sắm trực tuyến nói rằng sẽ thử tìm những sản phẩm ở cửa hàng hoặc các trang web trực tuyến khác để có thể so sánh chất lượng sản phẩm, từ đó đưa ra lựa chọn mua hàng cho bản thân
Sau khi đã so sánh chất lượng sản phẩm ở nhiều hình thức mua sắm khác nhau, có đến 50% người tiêu dùng nói rằng trong tương lai, họ vẫn sẽ tiếp tục mua hàng dưới hình thức trực tuyến. Cụ thể hơn:
- Thế hệ Gen Z: 57% người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến
- Thế hệ Gen X: 42% người tiếp tục mua sắm trực tuyến
>> Xem thêm: Hạn chế của thương mại điện tử
5. Cơ sở đào tạo thương mại điện tử
Đại học Mở Hà Nội, một trong những ngôi trường đại học lâu đời tại Việt Nam, nhà trường đã khẳng định được uy tín của mình thông qua chất lượng giảng dạy và trình độ các bạn sinh viên của trường. Nhiều doanh nghiệp cũng khẳng định về chất lượng của các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp tại đây
Đối với ngành thương mại điện tử, khi theo học tại đây, bên cạnh những kiến thức lý thuyết như các cơ sở giáo dục khác, các bạn sẽ có những hoạt động trải nghiệm với công việc tại các doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập, bên cạnh những buổi trải nghiệm thú vị đó, các bạn còn được tạo điều kiện tham dự những buổi tọa đàm, hội thảo,… về ngành thương mại điện tử nhằm giúp các bạn có định hướng rõ ràng hơn về ngành học
Bên cạnh hệ chính quy, Đại học Mở Hà Nội còn mở hệ đào tạo từ xa với tên gọi “Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội”, phù hợp với những bạn muốn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại hay những người đang đi làm nhưng muốn học thêm ngành nghề khác. Đồng thời, chương trình giảng dạy và giá trị tấm bằng tốt nghiệp không có sự thay đổi so với hình thức học chính quy
Bên cạnh thương mại điện tử, Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội còn đào tạo nhiều ngành khác:
- Ngôn ngữ Anh
- Luật
- Luật kinh tế
- Kế toán
- Quản trị kinh doanh
- Công nghệ thông tin
- Tài chính ngân hàng
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
=>> Xem thêm: Cơ sở đào tạo thương mại điện tử tốt
Kết luận
Thông qua bài viết trên đây, ehou mong rằng đã cung cấp cho các bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về tổng quan hình thức mua sắm trực tuyến và những số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022, từ đó có thể phần nào giúp các bạn sẽ có những định hướng rõ ràng hơn cho tương lai của bản thân mình nhé!
Nguồn: websiterating.com, tapchicongthuong.vn, phanmemmarketing.vn