Những điều bạn nên biết về ngành kế toán
04:39 23/11/2022Hiện nay, kế toán luôn là ngành xu hướng cho các kỳ thi tuyển sinh vào đại học. Nếu bạn là người yêu thích những con số thì có lẽ ngành kế toán là ngành dành cho bạn. Mặc dù kế toán không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng lại luôn giữ vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Với bài viết dưới đây, Ehou mong muốn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến các bạn!
Mục lục
Ngành kế toán là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì kế toán là một ngành liên quan tới các con số, cần sự tư duy và sự tỉ mỉ trong quá trình làm việc.
Cụ thể, ngành kế toán là tổng hợp những việc liên quan đến thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến ngân sách, tài sản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những phán đoán, ý kiến về kinh tế, xã hội và đánh giá các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp có hiệu quả như thế nào.
Thông thường, kế toán hiện được chia thành 2 chuyên ngành chính:
- Kế toán công: là những cá nhân làm việc trong những cơ quan tổ chức không làm về hoạt động kinh doanh thương mại. Họ sẽ làm về những giấy tờ, chứng từ, tính toán tiền lương cho các nhân viên trong tổ chức ( trường học, cơ quan nhà nước, bệnh viện,…)
- Kế toán doanh nghiệp: Cá nhân khi đảm nhận làm kế toán doanh nghiệp sẽ phải làm nhiều việc nhiều mặt khác nhau liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó chứ không đơn giản chỉ tính toán tiền lương hay làm giấy tờ như kế toán công.
Ngoài ra, ngành kế toán không chỉ làm trong các tổ chức cơ quan nhà nước hay trong các tổ chức doanh nghiệp mà ngành kế toán còn được mở rộng dưới các dạng dịch vụ khác như: thuế, kế toán tư, kiểm toán,…Có thể nói, ngành kế toán sẽ đào tạo ra những nguồn nhân lực chủ chốt, vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện tại của nước ta
>>Xem thêm: Luật kinh tế lương bao nhiêu? Thông tin mới nhất
Các khối thi vào ngành kế toán
Hiện tại, các trường đại học sẽ chủ yếu tuyển ngành kế toán bằng những khối:
- A00 : Toán – Lý – Hóa
- A01 : Toán – Lý – Anh
- D01 : Toán -Văn – Anh
- D07 : Toán – Hóa – Anh
Tuy nhiên, vẫn sẽ còn những khối khác mà tùy trường đại học sẽ xét tuyển:
- A02 : Toán – Lý – Sinh
- A04 : Toán – Lý – Địa
- B00 : Toán – Hóa – Sinh
- C01 : Toán – Văn – Lý
- D10 : Toán – Địa – Anh
Chương trình đào tạo ngành kế toán
Chương trình đào tạo của ngành kế toán bao gồm:
- Kiến thức đại cương: Toán cao cấp, Triết học, các học phần GDQP, thể chất,…
- Kiến thức cơ sở ngành: Nguyên lý kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị, …
- Kiến thức chuyên ngành: Kế toán công ty, Thuế, kiểm toán, thực hành kế toán,…
Ngoài ra, các sinh viên ngành kế toán sẽ được học thêm những kiến thức về tin học, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, thực tập,…
Công việc của một kế toán viên
Một kế toán viên có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau liên quan đến tài sản của tổ chức, doanh nghiệp chứ không đơn giản chỉ là tính toán khoản thu chi cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, công việc của kế toán viên có thể là:
- Thu thập các dữ liệu, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, thương mại của doanh nghiệp rồi đưa vào chứng từ kế toán theo dạng phiếu như: phiếu chi tiền, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng,….
- Ghi chép sổ sách kế toán: Mỗi ngày, các kế toán viên cần ghi chép đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu, số liệu của các hoạt động kinh doanh thương mại trong doanh nghiệp. Từ đó, cuối tháng các kế toán viên sẽ tổng hợp các số liệu và ghi chép các số liệu vào sổ kế toán của tổ chức, doanh nghiệp
- Kiểm tra các khoản chi tiêu của doanh nghiệp: Kế toán viên cần quản lý mọi chi tiêu của tổ chức và có chứng từ đính kèm
- Tổng hợp và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp: Mỗi tháng, kế toán viên cần phải tổng hợp các chỉ tiêu, số liệu được ghi chép trong sổ kế toán, sau đó sẽ lập thành bản báo cáo và trình lên lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ căn cứ vào bản báo cáo đó và đưa ra quyết định cho hướng đi tiếp theo trong hoạt động kinh doanh thương mại của tổ chức, doanh nghiệp
Trên đây chỉ là một số công việc chính của một kế toán viên, ngoài ra khi học ngành kế toán bạn sẽ có thể đảm nhận một vài công việc khác liên quan đến hoạt động tài chính của tổ chức, doanh nghiệp.
>>Xem thêm: Học kế toán online cho người mới bắt đầu – Kế toán online EHOU
Những điều cần thiết để theo học ngành kế toán
Để theo học ngành kế toán, bạn cần:
- Có khả năng tính toán, tư duy về những con số tốt
- Cần phải tỉ mỉ, cẩn thận với những thông tin, số liệu về hoạt động tài chính của tổ chức, doanh nghiệp
- Thành thạo tin học văn phòng và có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp với thành viên hoặc đối tác là người ngoại quốc
- Trung thực vì kế toán là người quản lý sổ sách liên quan đến những con số của công ty, chính vì thế người kế toán cần có tính trung thực để những con số kinh doanh của công ty không bị ăn bớt hay tăng lên.
- Biết sắp xếp thời gian và chịu được áp lực của công việc: bởi lẽ kế toán luôn phải làm việc với cường độ cao để có thể tổng hợp bản báo cáo lên cấp trên
Học ngành kế toán ra trường làm gì? Mức lương ngành kế toán bao nhiêu?
Với chương trình đào tạo của ngành kế toán thì các bạn sinh viên khi ra trường có thể được nhận vào làm ở nhiều vị trí, phòng ban khác nhau như:
- Trở thành trợ giảng, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng hay các trung tâm đào tạo ngành kế toán
- Làm việc trong các các cơ quan quản lý của nhà nước như: bộ phận kế hoạch đầu tư, bộ phận thuế,…
- Làm kế toán trong các doanh nghiệp, công ty tư nhân
- Làm kế toán viên trong các tổ chức công như: trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính,…
- Làm kế toán trưởng, trưởng các ban tài chính trong doanh nghiệp
Đối với mức lương của một kế toán viên sẽ dựa vào năng lực, kinh nghiệm của một cá nhân và đãi ngộ của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thống kế thì hiện nay mức lương trung bình của một kế toán viên là:
- Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm: Mức lương cho đối tượng này sẽ dao động từ 5 – 7 triệu đồng / tháng
- Đối với kế toán đã có kinh nghiệm từ 4 năm trở lên: Mức lương cho đối tượng này sẽ dao động tầm 10 – 30 triệu đồng/ tháng tùy vào năng lực và đãi ngộ của một doanh nghiệp
- Kế toán trưởng: Mức lương của một kế toán trưởng có thể dao động từ 30 – 50 triệu đồng cho một tháng
- Đối với kế toán trưởng được lãnh đạo doanh nghiệp coi trọng thì mức lương có thể lên 80 – 100 triệu cho 1 tháng
>>Xem thêm: Giải Đáp: Học Kế toán doanh nghiệp ra làm gì?
Học kế toán trường nào tốt?
Hiện nay, kế toán là một trong những công việc nhiều người lựa chọn nhất trong thị trường lao động. Chính vì thế mà nhiều trường có hệ đào tạo trực tuyến đã mở ngành kế toán để đào tạo. Trong đó phải kể đến Chương trình đào tạo từ xa trường đại học Mở Hà Nội
Chương trình ngành kế toán của Chương trình đào tạo từ xa trường đại học Mở Hà Nội sẽ cung cấp cho các bạn sinh viên các kiến thức về kinh tế, tài chính và các kiến thức chuyên sâu về kế toán. Ngoài ra, các bạn học viên sẽ được học thêm những kỹ năng mềm. Đội ngũ giảng viên của trường là những giảng viên ưu tú, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, chính vì thế các bạn học viên không phải lo về việc kiến thức không được đảm bảo.
Ngoài ra, bằng cử nhân kế toán hệ đào tạo từ xa sẽ không ghi hình thức đào tạo từ xa trên bằng, chính vì thế các bạn học viên vẫn có thể học lên tiến sỹ, thạc sỹ.
Tổng kết
Với bài viết trên, ehou mong rằng các bạn đã có những thông tin hữu ích về ngành kế toán. Ehou mong các bạn có thể thực hiện được những đam mê và mong muốn của mình!
>>Xem thêm: Ưu điểm vượt trội khi học online đại học Mở Hà Nội.
Nguồn: https://ehou.vn, daihocmohanoi.edu.vn, tuyensinh.edu.vn,…