Góc tuyển sinh: Mã ngành luật kinh tế
05:54 03/04/2023Với sự phát triển của nền kinh tế, tại Việt Nam không chỉ xuất hiện những doanh nghiệp trong nước mà còn có doanh nghiệp nước ngoài. Và lĩnh vực nào cũng cần sự hiện diện của luật pháp và hoạt động kinh tế cũng vậy. Vì thế hiện nay ngoài ngành luật nói chung mà còn có ngành luật kinh tế. Vậy mã ngành luật kinh tế là gì?
Nội dung bài viết
1. Mã ngành luật kinh tế
Tại Việt Nam, mã ngành luật kinh tế được đưa ra là 7380107
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, luật kinh tế trở nên đặc biệt quan trọng. Tại mỗi doanh nghiệp, hiểu biết luật pháp sẽ giúp các doanh nghiệp định hình được những định hướng, chiến lược trong các hoạt động kinh doanh sản xuất và đầu tư. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam luôn có nhu cầu về nguồn nhân lực pháp lý cao. Qua đó có thể thấy rằng ngành luật kinh tế không thể thiếu được trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Nhiều chuyên gia đã đánh giá, ngành luật kinh tế tại Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển và sẽ là một ngành học quan trọng nhất là khi Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác.
Luật kinh tế hay còn gọi là Economic Law là ngành đào tạo lĩnh vực liên quan đến luật pháp, phân tích, nghiên cứu mối quan hệ giữa luật pháp, chính trị và kinh tế trong đó các vấn đề được thảo luận bao gồm: kinh doanh thương mại, chứng khoán, tài chính, quản lý rủi ro, quản lý tài sản và pháp luật tài chính
Khi theo học ngành luật kinh tế, các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên sâu của ngành học như: kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại, lập thẩm định dự án đầu tư,… Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được học các kỹ năng như: kỹ năng suy luận, kỹ năng phân tích đánh giá và kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
>> Xem thêm: Luật hay Luật kinh tế tốt hơn?
2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành luật kinh tế tại Việt Nam
Dưới sự tác động của dịch bệnh COVID – 19, nền kinh tế các quốc gia trên thế giới đều có những chuyển biến tiêu cực. Do đó, sau đại dịch, nền kinh tế nói chung đều thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, trong đó có ngành Luật kinh tế. Tuy nhiên, số lao động luật kinh tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Việt Nam đang tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế: WTO, APEC, ASEAN, ASEM,… Qua đó cho thấy hiện nay không chỉ có các doanh nghiệp, công ty trong nước mà còn nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài sẽ xuất hiện tại nền kinh tế Việt Nam
Từ đó có thể thấy rằng, sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành luật kinh tế, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm, không cần quá lo lắng về tình trạng thất nghiệp. Theo dự báo của thị trường lao động, năm 2021, Việt Nam cần hơn 13 nghìn luật sư, 2.3 nghìn thẩm phán, 2 nghìn công chứng viên, 3 nghìn chấp hành viên và 3 trăm thẩm tra viên,… Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, mỗi năm nước ta chỉ có khoảng 3,5 – 4 nghìn cử nhân luật kinh tế. Đó là còn chưa xét đến việc giáo dục ngành luật kinh tế tại Việt Nam còn khá nhiều hạn chế.
Dự báo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, từ giờ cho đến 2025, nhu cầu nguồn lực ngành luật kinh tế còn tiếp tục tăng lên, với ước lượng khoảng 10 nghìn – 12 nghìn lao động.
>> Xem thêm: Triển vọng ngành luật kinh tế trong tương lai
3. Công việc và mức lương nào dành cho ngành luật kinh tế?
Mã ngành luật kinh tế có khá nhiều lựa chọn công việc như:
- Làm việc tại cơ quan tổ chức Nhà nước: Toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, hội đồng nhân dân các cấp,…
- Đảm nhiệm vai trò luật sư tại các tổ chức hoạt động kinh tế
- Làm giảng viên tại các cơ sở giảng dạy mã ngành luật kinh tế
- Làm luật sư tại các công ty luật tư nhân
Tuy nhiên, khi theo học luật kinh tế, bạn còn có nhiều lựa chọn khác, đó là: thẩm phán, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp chế,…
Mức lương cụ thể dựa vào các yếu tố như: kinh nghiệm, vị trí làm việc, công ty làm việc,… Cụ thể:
- Với những bạn sinh viên mới ra trường, thu nhập căn bản 1 tháng sẽ là 5 triệu – 6 triệu/tháng
- Với người đã làm việc được dưới 3 năm: lương hàng tháng của họ có thể là tối thiểu là 6 triệu
- Với những người đã làm việc trong 5 – 10 năm: thu nhập hàng tháng của họ ít nhất là 20 triệu
- Thu nhập với chức vụ trưởng phòng là 30 triệu – 40 triệu/tháng
- Còn với chức vụ giám đốc, thu nhập hàng tháng của họ liên quan xem tháng đó công ty có mức lợi nhuận là bao nhiêu
Có thể thấy rằng, ngành luật kinh tế là ngành có mức lương trung bình cao nhất, điều này không chỉ xuất hiện tại Việt Nam. Tiêu biểu như tại Úc, mức lương cơ bản của một luật sư kinh tế là khoảng 108.000 USD/năm tương đương hơn 1,7 tỷ đồng. Hay ở Mỹ, mức lương còn lên tới 180.000 USD/năm tương đương hơn 4,1 tỷ đồng.
4. Nơi đào tạo ngành luật kinh tế chất lượng?
Hiện nay, nhiều trường đại học đã mở đào tạo mã ngành luật kinh tế, hãy cùng ehou điểm qua vài cái tên nổi bật nhé!
4.1 Tại khu vực miền Bắc:
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Mở Hà Nội
- Tại khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
- Đại học Luật – Đại học Huế
4.2 Tại khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Văn Lang
- Đại học Tây Đô
Ngoài hình thức đào tạo chính quy, các bạn có thể tham khảo đến chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội. Hiện nay, theo luật của Bộ GD & ĐT, trên tấm bằng đại học đã không còn ghi hình thức đào tạo, vì thế tấm bằng cử nhân tốt nghiệp tại chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội có giá trị tương đương với các tấm bằng đại học hệ chính quy khác. Và cũng theo quy định của Nhà nước, các bạn học viên có thể học lên tiến sĩ, thạc sĩ và thi công chức nhà nước
Theo học luật kinh tế tại trung tâm, các bạn học viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức chuyên sâu và năng lực nghề nghiệp của ngành luật kinh tế. Không chỉ vậy, để có thể giúp các bạn học viên áp dụng được những kiến thức vào thực tế, tại đây chương trình đào tạo được xếp theo từng nhóm ứng với mỗi lĩnh vực pháp lý riêng biệt. Các bài học trong từng môn học đều có những bài giảng ngắn giúp học viên dễ dàng hiểu bài.
>> Xem thêm: Nên học luật kinh tế tại đâu?
Kết luận: Bên cạnh thông tin về mã ngành luật kinh tế, ehou mong rằng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích khác xung quanh ngành luật kinh tế nhé!
Nguồn: hou.edu.vn, daihocmohanoi.edu.vn, thituyensinh.ican.vn