logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh khi ra trường có mức thu nhập bao nhiêu?

04:15 08/06/2023

Trong những năm gần đây, ngành Quản trị kinh doanh đã trở thành một trong những ngành học nổi bật và thu hút sự quan tâm đặc biệt trong các đợt tuyển sinh của các trường đại học. Đúng với vai trò của nó, Quản trị kinh doanh được coi là ngành xương sống quan trọng trong nền kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngành Quản trị kinh doanh có nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau, và trong bài viết này, hãy cùng theo chân EHOU đi giải đáp những thắc mắc về các chuyên ngành của quản trị kinh doanh nhé!

1. Đôi nét về ngành quản trị kinh doanh

Để giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về các chuyên ngành của quản trị kinh doanh, thì trước tiên, bạn cần tìm hiểu đôi nét về thực trạng ngành quản trị kinh doanh trong bối cảnh hiện nay.

Ngành Quản trị Kinh doanh là công việc áp dụng các phương pháp quản trị vào hoạt động kinh doanh để phát triển công việc của doanh nghiệp. Nó bao gồm xây dựng hệ thống, quy trình và tối ưu hóa hiệu suất và quản lý hoạt động kinh doanh thông qua quá trình tư duy và ra quyết định của các nhà quản lý.

Sức thu hút của ngành quản trị kinh doanh còn được thể hiện qua nguyện vọng đăng ký tuyển sinh qua các năm. Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ tuyển sinh năm 2021, khối ngành Kinh doanh Quản lý chiếm tỷ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất, đạt 32,77%.

Nếu chỉ xét nguyện vọng 1, nhóm ngành này đứng thứ 6 trong danh sách các nhóm ngành thu hút thí sinh nhiều nhất. Trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã ghi nhận hơn 45.000 ứng viên đăng ký sử dụng kết quả thi THPT quốc gia trong năm nay. Trong số đó, tỷ lệ 69% (tăng 3% so với năm trước) đăng ký bằng nguyện vọng NV1, NV2 và NV3. Trong đó, ngành quản trị kinh doanh thuộc top các ngành học được đăng ký nhiều nhất. Trong cùng đợt, Trường Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM đã ghi nhận tổng số 23.530 ứng viên đăng ký xét tuyển. Các ngành có số lượng ứng viên đăng ký cao bao gồm quản trị kinh doanh, khách sạn, kinh doanh quốc tế và luật.

>> Xem thêm: Những ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay

2. Thực trạng ngành quản trị kinh doanh hiện nay

Độ hot của ngành học thường xuyên thay đổi theo thị trường việc làm. Do đó, bạn hãy cùng Ehou tóm tắt đôi nét về thực trạng ngành quản trị kinh doanh hiện nay trước khi đi đến các chuyên ngành của quản trị kinh doanh.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 3 năm gần đây, ngành Quản trị kinh doanh chiếm vị trí hàng đầu về số lượng hồ sơ đăng ký của sinh viên, với hơn 10% hồ sơ hàng năm. Điều này có nghĩa là mỗi năm có hơn 10.000 sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu số lượng người học ngành này có vượt quá nhu cầu việc làm thực tế hay không. Và câu trả lời là có!

Theo một khảo sát của TopCV, ngành Quản trị kinh doanh luôn đứng đầu trong danh sách các ngành được tìm kiếm việc làm trên các trang web, với 64,28% doanh nghiệp được khảo sát cho biết có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh. Theo báo cáo thị trường tuyển dụng cuối năm 2020 của TopCV, gần 42% các công ty đã báo cáo rằng họ đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trong năm 2020, với tỷ lệ thiếu hụt lên tới 54,8%. Trong danh sách Top 10 ngành có tỷ lệ thiếu hụt nhân tài cao nhất, ngành Quản trị Kinh doanh xếp thứ 2. Thực trạng trên cho thấy, số lượng vị trí tuyển dụng hiện có không đáp ứng đủ số lượng cử nhân Quản trị kinh doanh tốt nghiệp mỗi năm. Điều này đã tạo nên một mức độ cạnh tranh cao trong ngành này trên thị trường lao động.

3. Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành mang đến cho sinh viên những kỹ năng quản trị đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh. Dưới đây là danh sách Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh mà bạn nên biết khi theo đuổi ngành này:

3.1. Quản trị kinh doanh tổng hợp

Chuyên ngành đầu tiên xuất hiện trong danh sách các chuyên ngành của quản trị kinh doanh đó chính là quản trị kinh doanh tổng hợp. Lĩnh vực chính của ngành này là đào tạo những nhà quản lý, quản trị, yêu cầu học sinh phải có kiến thức vững chắc về kinh tế – xã hội và các kiến thức liên quan đến chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị trong các doanh nghiệp. Học sinh cũng phải có các kỹ năng cơ bản để áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và thực hiện tốt một số công việc chuyên môn.

Trong quá trình đào tạo, ngành này không chỉ cung cấp kiến thức cần thiết về nghề quản lý, mà còn tập trung làm rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp và đào tạo lòng tự tin và đam mê trong công việc.

Quản trị kinh doanh nhằm mục tiêu cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực có khả năng thực hiện các kỹ năng quản lý và tư vấn trong việc quản lý các doanh nghiệp và công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

>> Xem thêm: Sức hút và vai trò của thương mại điện tử trong nền kinh tế số

3.2.Quản trị doanh nghiệp

Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp tập trung vào việc đào tạo chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, để trang bị cho bạn những kỹ năng cần thiết về quản trị chiến lược và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trong thực tế.
Các môn học trong chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để nắm bắt và áp dụng các nguyên tắc quản trị trong môi trường kinh doanh đa dạng. Trong đó, một vài môn học tiêu biểu trong chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp bao gồm: Quản trị chiến lược, Tài chính doanh nghiệp, Luật kinh doanh, Quản trị dự án, Quản trị văn phòng, Quản trị Logistics, Quản trị sản xuất…

Mức lương trong ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thường dao động từ 8 triệu đến 31 triệu đồng mỗi tháng (cao hơn khoảng 35% so với mức lương khởi điểm của các ngành khác). Ví dụ, với các vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, mức lương khi mới ra trường thường nằm trong khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, còn có các khoản thưởng KPI khác.
Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành, mức lương có thể đạt từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
Ở các vị trí cấp cao hoặc trong môi trường doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn nước ngoài, mức lương có thể cao hơn nhiều.

3.3. Quản trị khởi nghiệp

Quản trị khởi nghiệp cũng là một trong những chuyên ngành hot trong các chuyên ngành của quản trị kinh doanh. Mặc dù quản trị kinh doanh tổng hợp đã mang lại ít lợi ích cho những người kinh doanh, nhưng nếu bạn có niềm đam mê với khởi nghiệp, thì chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp là không thể bỏ qua.

Chuyên ngành này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình thành lập, tồn tại, phát triển và đạt thành công của một tổ chức hoặc công ty. Đây là một nguồn thông tin quý giá cho những cá nhân có đam mê kinh doanh, nuôi dưỡng ước mơ trở thành chủ doanh nghiệp hoặc mong muốn đưa doanh nghiệp gia đình lên một tầm cao mới.

Các môn học liên quan đến chuyên ngành này bao gồm: Quản trị hộ kinh doanh gia đình, Khởi tạo khởi nghiệp, Marketing khởi nghiệp, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị chiến lược, Quản trị nguồn nhân lực…

>> Xem thêm: Thông tin cho genZ: Quản trị chiến lược là gì?

3.4. Quản trị logistics

Trong một vài năm trở lại đây, ngành quản trị logistics là một cái tên sáng giá, trở thành một ngành học được nhiều bạn trẻ mơ ước của các chuyên ngành của quản trị kinh doanh.. Trong hai năm gần đây, chuyên ngành này đã trở nên phổ biến vì tính thiết thực của nó trong việc tạo ra cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Quản trị kinh doanh cũng cung cấp chương trình đào tạo chuyên ngành này cho những bạn trẻ đam mê công việc vận tải và quản lý chuỗi cung ứng.

Thu nhập  ngành quản trị Logistics có sự biến động từ 8 đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Sinh viên mới ra trường thường nhận mức lương khởi điểm khoảng 6 đến 7 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, những người có năng lực chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể đạt mức lương cao nhất từ 17 đến 22 triệu đồng mỗi tháng. Và có thể cao hơn nữa khi tính thêm hoa hồng.

Có nhiều vị trí làm việc khác nhau trong ngành quản trị Logistics với mức thu nhập khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Quản lý vận chuyển: Mức lương trung bình từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi tháng.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Thu nhập bao gồm lương cùng doanh số,  tính theo doanh thu. Thu nhập này có thể bắt đầu từ 10 triệu đồng trở lên, dù có ít kinh nghiệm hoặc mới ra trường.
  • Quản lý kho hàng: Mức lương trung bình từ 8 triệu đồng trở lên, phụ thuộc vào khối lượng công việc.
  • Quản lý mua hàng: Mức lương trung bình dao động từ 7 đến 9 triệu đồng mỗi tháng.

3.5. Quản trị marketing

Quản trị Marketing là một trong những chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Đối với mỗi doanh nghiệp, Marketing đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình quản trị kinh doanh. Nếu bạn đam mê ngành Marketing, trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, bạn có thể chọn chuyên ngành Quản trị Marketing để tập trung nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này. Chuyên ngành này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Marketing và vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp ngày nay.

Quản trị marketing có thể được coi là “bộ não” của bộ phận marketing, vì đây là vị trí có trách nhiệm xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và làm việc với các ý tưởng lớn. Vì vậy, đãi ngộ cho người quản lý marketing khá cao, thông thường một người quản lý/marketing leader có kinh nghiệm 2-3 năm sẽ nhận được mức lương từ 17.000.000 đến 20.000.000 đồng và tăng dần theo số năm kinh nghiệm trong quản lý dự án, quy mô chiến lược, lĩnh vực kinh doanh và ngành hàng. Các người quản lý marketing tại các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia có thể nhận được mức lương lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng cùng vô số phúc lợi hấp dẫn.

>> Xem thêm: Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam

4. Học ngành quản trị kinh doanh ở đâu chất lượng?

Bên cạnh những thắc mắc về các chuyên ngành của quản trị kinh doanh thì học ngành quản trị kinh doanh ở đâu chất lượng cũng là câu hỏi được nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm.

Bởi vì ngành Quản trị kinh doanh đang được coi là một lĩnh vực nghề nghiệp rất hot, nên có nhiều trường cao đẳng và đại học trên toàn quốc đào tạo ngành này, đặc biệt là những trường có chuyên môn mạnh về kinh tế. Điều này dẫn đến sự phân vân và lo lắng khi người ta phải chọn trường để thi tuyển hoặc xét tuyển.

Một trong những lựa chọn hàng đầu cho ngành Quản trị kinh doanh là Chương trình đào tạo từ xa chuyên ngành quản trị kinh doanh Đại học Mở Hà Nội. Trường cam kết cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng đầy đủ để áp dụng vào công việc, với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.

Với điểm mạnh là hệ đào tạo từ xa đem vô vàn lợi ích cho học viên theo học, cho phép bạn học bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Sau khi hoàn thành chương trình học, học viên sẽ nhận được tấm bằng cử nhân có giá trị tương đương hoàn toàn với hệ chính quy, mang đến sự tự tin khi tìm việc làm.

>> Xem thêm: [EHOU] Học ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Tham khảo thông tin về ngành

Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về các chuyên ngành của quản trị kinh doanh, cơ hội việc làm, môi trường học tập và những phẩm chất cần có khi theo học. Hi vọng rằng dựa trên những thông tin này, bạn có thể lựa chọn được ngành học mà bạn đam mê và theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.

nguồn: topcv, vietnamnet, vnexpress


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...