logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Thông tin về ngành quản trị kinh doanh. Học gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?

07:13 23/12/2022

Vấn đề việc làm luôn là chủ đề nóng hổi, nhận về nhiều sự quan tâm từ cả xã hội nói chung, các bậc phụ huynh cùng các bạn trẻ nói riêng. Xu hướng ngành nghề hiện nay đang đổ dồn vào quản trị kinh doanh bởi đây là ngành nghề có thị trường tuyển dụng rất cao, sau khi ra trường có thể làm việc ở nhiều vị trí với mức đãi ngộ hấp dẫn. Vậy, bạn đã nắm được những gì về ngành học này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về ngành quản trị kinh doanh mà có thể bạn sẽ cần.

1. Thông tin về ngành quản trị kinh doanh: Ngành quản trị kinh doanh là gì?

thong tin ve nganh quan tri kinh doanh

Để nắm chắc những thông tin về ngành quản trị kinh doanh, trước tiên bạn cần đi tìm hiểu khái niệm thế nào là ngành quản trị kinh doanh. Hiểu theo một cách tường minh nhất, ngành quản trị kinh doanh là ngành học mà ở đó, các sinh viên theo học sẽ được giảng dạy, đào tạo những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết liên quan với việc thành lập, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh như là giám sát, theo dõi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, học viên cũng được tìm hiểu, nghiên cứu về phương thức hoạt động của từng bộ phận cần có của một doanh nghiệp như hành chính, kế toán, marketing, sản xuất, xuất nhập khẩu,…

Ngoài việc được cung cấp những kỹ năng chuyên môn cần có, ngành quản trị kinh doanh còn rèn luyện sinh viên những kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích và phán đoán tình huống, kỹ năng lãnh đạo và hơn hết là đạo đức nghề nghiệp.

>> Xem thêm: Những lý do nên chọn học ngành Quản trị kinh doanh hệ vừa học vừa làm

2. Những chuyên ngành của quản trị kinh doanh

thong tin ve nganh quan tri kinh doanh

Thêm một thông tin về ngành quản trị kinh doanh mà bạn cần nắm rõ đó là những chuyên ngành của ngành học này. Vì là một ngành rộng bao hàm nhiều lĩnh vực nên ngành quản trị kinh doanh được chia làm những chuyên ngành nhỏ chuyên sâu hơn để có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất. Theo đó, tùy vào năng lực cũng như định hướng của sinh viên mà có thể lựa chọn những ngành học phù hợp với bản thân. Một số chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh đó là:

  • Chuyên ngành quản trị nhân sự
  • Chuyên ngành quản trị thương mại
  • Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp
  • Chuyên ngành quản trị marketing
  • Chuyên ngành quản trị tài chính
  • Chuyên ngành quản trị logistic
  • Chuyên ngành quản trị kinh doanh khách sạn
  • Chuyên ngành quản trị kinh doanh nhà hàng

>> Xem thêm: Tổng hợp các môn học của ngành Quản trị kinh doanh

3. Những tố chất để học tốt quản trị kinh doanh

thong tin ve nganh quan tri kinh doanh

Bất kể ngành nghề nào, nếu muốn trở nên thành công kèm theo đó là mức thu nhập hấp dẫn trong lĩnh vực của mình, bên cạnh kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, những phẩm chất đặc thù cũng là những điều vô cùng quan trọng. Một trong số đó là:

  • Khả năng làm việc nhóm

Một trong những kỹ năng quan trọng để thành công trong bất cứ công việc nào đó là khả năng làm việc nhóm. Thật vậy, khi bạn có kỹ năng làm việc nhóm tốt, biết kết nối mọi người, sử dụng điểm mạnh mỗi người để bù trừ cho điểm yếu của người khác. Từ đó góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình hoàn thành công việc, cũng như thu được kết quả tốt hơn

  • Khả năng lãnh đạo

Chúng ta đang sống trong một xã hội đang phát triển không ngừng, mỗi ngày trôi qua lại có thêm một xu thế mới xuất hiện, cùng với đó là những thứ trở nên lỗi thời. Có một khả năng lãnh đạo tốt cùng một cái đầu lạnh, dẫn dắt mọi người đi đúng hướng, làm đúng việc một cách hiệu quả, chắc chắn sẽ là kỹ năng không thể thiếu đối với một người làm quản trị doanh kinh doanh.

  • Khả năng giao tiếp, đàm phán

Một tố chất nữa được đề cập đến ở đây đó là khả năng giao tiếp, đàm phán trong công việc. Có một khả năng giao tiếp tốt sẽ đem đến cho bạn những mối quan hệ tuyệt vời không chỉ với đồng nghiệp, nhân viên mà đôi khi khả năng này sẽ đem đến cho bạn những khách hàng tiềm năng đó. Bên cạnh đó, kỹ năng đàm phán cũng rất quan trọng trong những buổi ký kết hợp tác, có mỗi kỹ năng đàm phán tốt, dám nói dám làm sẽ đem tới cho bạn những bản hợp đồng giá trị, tăng thêm phần thuyết phục khách hàng hay các nhà đầu tư tiềm năng.

  • Chịu được áp lực công việc cao

Bất cứ ngành nghề nào cũng có áp lực và hơn hết, có áp lực thì mới tạo nên kim cương. Muốn gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực quản trị kinh doanh này thì chắc chắn bạn cần có cho mình một khả năng chịu đựng tốt, một tinh thần thép để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, áp lực trong công việc.

  • Sở thích tính toán

Sở thích tính toán cũng là một phẩm chất cần có của một nhân viên quản trị kinh doanh. Với đặc thù là ngành ngày ngày tiếp xúc với những con số và tính toán khô khan. Khi đó, nếu có cho mình một niềm đam mê với những con số cùng với sở thích tính toán thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn nhiều đấy.

4. Cơ hội việc làm của Quản trị kinh doanh có thật sự rộng mở?

thong tin ve nganh quan tri kinh doanh

Thêm một thông tin về ngành quản trị kinh doanh mà bạn cần nắm được, theo một khảo sát của topcv về thị trường tuyển dụng việc làm trên các trang tuyển dụng online cho thấy, ngành quản trị kinh doanh nằm trong top 5 những ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất Việt Nam. Vậy nên, sinh viên ngành quản trị kinh doanh sẽ bớt đi phần nào nỗi lo về việc làm sau khi ra trường. Tùy theo năng lực, sở thích và điểm mạnh của mỗi người mà sau khi ra trường, những vị trí của nhân viên quản trị kinh doanh có thể làm đó là:

  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên marketing
  • Chuyên viên hỗ trợ khách hàng
  • Chuyên viên phân tích thị trường
  • Quản lý tài chính – kế toán
  • Chuyên viên pháp lý
  • Trưởng phòng kinh doanh
  • Giám đốc marketing
  • Tự thành lập công ty
  • Tham gia giảng dạy chuyên ngành quản trị tại các trường Đại học, viện nghiên cứu.

Theo đó, tùy vào chức vụ cũng như vị trí công việc mà bạn sẽ có mức thu nhập khác nhau. Về cơ bản, thông tin về ngành quản trị kinh doanh sẽ có mức lương như sau:

  • Nhân viên kinh doanh: mức lương trung bình sẽ giao động từ 7 – 8 triệu
  • Chuyên viên: thu nhập của chuyên viên sẽ lớn hơn từ 8 – 15 triệu.
  • Quản lý: mức thu nhập của quản lý sẽ giao động từ 15 đến 20 triệu.
  • Giám đốc: khi làm giám đốc, mức lương của bạn sẽ phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận của công ty. Con số này có thể lên tới 100 triệu hoặc hơn.

5. Ngành quản trị kinh doanh Chương trình đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội

Ngành quản trị kinh doanh Chương trình đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội là một trong những chuyên ngành khá được chú trọng trong chương trình giảng dạy. Khi theo học tại đây, học viên sẽ được cung cấp những bài giảng, tài liệu chất lượng trên hệ thống cùng với những kinh nghiệm giảng dạy từ những thầy cô có nhiều thâm niên trong nghề. Bên cạnh đó, học viên cũng được trải nghiệm một môi trường học tập linh hoạt, được rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân. Khi theo học tại đây, người học sẽ nhận được nhiều lợi ích vượt trội như tiết kiệm thời gian, chi phí, học mọi lúc mọi nơi và được nhận tấm bằng cử nhân danh giá sau khi kết thúc chương trình.

Hiện nay, Chương trình đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội đang trong kỳ tuyển sinh chuyên ngành quản trị kinh doanh. Bạn hãy nhanh tay đăng ký để có cho mình một chương trình học chất lượng để có những hành trang cần thiết, giúp bạn tự tin sải bước trên con đường công việc sau này.

>> Xem thêm: Học online có hiệu quả không? Học đại học online ở đâu tốt?

Nguồn: Nhanh.vn


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...