logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc không? 

04:06 17/08/2023

Vài năm trở lại đây, lĩnh vực thương mại nói chung , đặc biệt là thương mại điện tử nói riêng, đang phát triển như vũ bão. Chính phủ nước ta đã đưa ra rất nhiều chính sách phát triển thương mại điện tử trong thời đại 4.0, lĩnh vực này đã có được một nền tảng và cơ sở mạnh mẽ để phát triển. Đây là một tín hiệu tốt và mang đến lợi ích lớn cho toàn bộ doanh nghiệp, nhân dân và cụ thể là những người tiêu dùng. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, ngành thương mại điện tử được đông đảo người theo học. Trong bài viết hôm nay, cùng xem xem ngành thương mại điện tử có dễ xin việc không nhé!

1. Những điều bạn có thể chưa biết về thương mại điện tử

nganh thuong mai dien tu co de xin viec

Trước khi đi tìm hiểu về ngành thương mại điện tử có dễ xin việc hay không, cùng khám phá những điều có thể bạn chưa biết về thương mại điện tử:

1.1 Các sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam

Dù rất phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết đâu là các sàn thương mại điện tử lớn nhất nước ta hiện nay:

Shopee 

Theo iPrice Group trong quý II năm 2022, Shopee đứng đầu với 55,1% thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam. Theo Criteo, vào năm 2021, Shopee đã trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam về số lượng người dùng truy cập, với hơn 56 triệu lượt truy cập. Tính đến tháng 4 năm 2022, họ đã có hơn 200.000 nhà cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và đã tạo việc làm cho một triệu người dân.

Lazada

Trong quý II năm 2022, dựa trên báo cáo của iPrice Group, Lazada xếp thứ hai trong danh sách các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, với thị phần đạt 28,2%, chỉ sau Shopee. Theo thông tin từ Lazada, đến năm 2023, họ đã có hơn 100.000 nhà cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và đã tạo việc làm cho 170.000 người dân.

Tiki

Trong vài năm gần đây, Tiki đã trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất trên thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Từ năm 2015, doanh số của Tiki đã tăng đáng kể, gấp 10 lần, và vào năm 2022, doanh thu của họ đạt mức 2,2 tỷ USD. Tiki còn thu hút khoảng 30 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Sendo

Ở vị trí số 4 là sendo. Tính đến năm 2023, với hơn 50.000 nhà bán hàng hoạt động trên nền tảng này tại Việt Nam. Năm 2021, Sendo đã được công ty FPT mua lại và hợp nhất với sàn thương mại điện tử của FPT là Sendo.vn, nhằm tạo ra một sàn thương mại điện tử lớn hơn và cạnh tranh với các đối thủ.

 

nhan lo trinh hoc

 

1.2 Các loại thương mại điện tử hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại thương mại điện tử đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu khác nhau của người dùng và doanh nghiệp. Dưới đây là một số loại thương mại điện tử phổ biến:

  • Thương mại điện tử tiêu dùng (B2C – Business to Consumer): Đây là loại thương mại điện tử mà doanh nghiệp bán hàng trực tuyến trực tiếp cho người tiêu dùng.
  • Thương mại điện tử doanh nghiệp (B2B – Business to Business): Loại thương mại điện tử này liên quan đến giao dịch trực tuyến giữa các doanh nghiệp.
  • Thương mại điện tử tiêu dùng (C2C – Consumer to Consumer): C2C cho phép người tiêu dùng mua và bán hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản cho nhau thông qua các sàn giao dịch trực tuyến hoặc nền tảng thương mại điện tử. Ví dụ, các trang web như eBay hoặc Shopee cho phép cá nhân bán hàng cho nhau.
  • Thương mại điện tử quyền số (B2G – Business to Government): Loại thương mại điện tử này bao gồm các giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ.
  • Thương mại điện tử xã hội (Social Commerce): Thương mại điện tử xã hội kết hợp giữa mạng xã hội và mua sắm trực tuyến. Người dùng có thể mua hàng và chia sẻ kinh nghiệm mua sắm với bạn bè thông qua các nền tảng mạng xã hội như Instagram Shopping hoặc Facebook Marketplace.
  • Thương mại điện tử di động (Mobile Commerce): Người dùng có thể mua sắm và thực hiện thanh toán qua ứng dụng di động hoặc trang web tương thích với di động.

>> Xem thêm: Thu nhập của ngành thương mại điện tử

2. Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc?

nganh thuong mai dien tu co de xin viec

Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc? Sau đây cùng tìm hiểu về những tiềm năng phát triển to lớn và những đánh giá, ghi nhận về sự thiếu hụt nhân lực trong ngành này:

2.1 Về tiềm năng của thương mại điện tử

Trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, có một số điểm sáng đáng chú ý, đi kèm với số liệu phân tích cụ thể từ các báo cáo và nguồn tin đáng tin cậy:

Tăng trưởng nhanh chóng: Thương mại điện tử tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Theo báo cáo của Statista, doanh thu thương mại điện tử ước tính đạt 12,2 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến ​​đạt 23,5 tỷ USD vào năm 2025.

Sự phát triển của Shopee: Shopee, một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Theo trang markettimes Shopee đứng đầu danh sách các sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam với thị phần 63,7% vào quý I năm 2023.

Tích hợp thanh toán trực tuyến: Sự phổ biến của việc sử dụng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam đang tăng cao. Theo báo cáo từ eConomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, giá trị giao dịch thanh toán trực tuyến dự kiến ​​đạt 22 tỷ USD vào năm 2025.

Theo báo cáo của Google về Kinh tế số, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ ước tính 30% hàng năm. Dự kiến vào năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt giá trị 57 tỷ USD, trong đó phần chiếm của TMĐT là khoảng 39 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2030, giá trị này sẽ tiếp tục tăng lên 220 tỷ USD, trong khi TMĐT sẽ chiếm khoảng 150 tỷ USD.

nhan lo trinh hoc

2.2 Về cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử

Nhân lực được xác định là một yếu tố quan trọng, định hình sự phát triển của ngành thương mại điện tử (TMĐT).

Được đánh giá là một ngành cực hot, nhiều người lo lắng rằng liệu ngành thương mại điện tử có dễ xin việc?Tuy nhiên, theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom), ngành này đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về thiếu hụt nhân lực.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Vecom cho biết: “Thiếu hụt nhân lực đối với ngành TMĐT đang trở thành một thách thức khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.”

Lazada, một trong những sàn TMĐT lớn tại Việt Nam, cũng xác nhận tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành đang gia tăng nhanh chóng, và cung cầu không cân xứng. Bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc đối ngoại của Lazada Việt Nam, chia sẻ rằng “Chúng tôi buộc phải tuyển dụng nhân sự từ các ngành liên quan khác, chẳng hạn như quản trị kinh doanh,… để đáp ứng nhu cầu của ngành TMĐT.”

Theo báo cáo của Vecom, chỉ có 30% nhân lực trong ngành TMĐT đã trải qua đào tạo chuyên nghiệp; 55% đến từ các ngành có liên quan gần (như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin), trong khi 15% còn lại là nhân lực từ các lĩnh vực khác.

Ông Nguyễn Trần Hưng, giảng viên trường đại học Thương Mại cho biết:”Tại trường, ngành thương mại điện tử có tới 95% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, thậm chí ở năm thứ 3 của đại học”

Theo VnEconomy chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy. Nghĩa là 70% nhân sự trong lĩnh vực này được tuyển dụng từ các chuyên ngành khác. Đây là báo động cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực vô cùng lớn.

Với những đánh giá của ông lớn trong ngành nghề này, cho thấy sự khát nhân lực vô cùng lớn. Đây là một tín hiệu tích cực dành cho những ai đang mong muốn làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử.

>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh – xu hướng 2023

 

nhan lo trinh hoc

3. Học thương mại điện tử từ xa với EHOU

nganh thuong mai dien tu co de xin viec

Ehou đã giải đáp cho bạn câu hỏi ngành thương mại điện tử có dễ xin việc hay không? Không chỉ thế bạn có thể học từ xa đại học ngành này tại Ehou.

Như đã biết thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, việc chọn học ngành này để xây dựng sự nghiệp là một quyết định vô cùng đúng đắn. Thế nhưng, nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu và muốn tìm nơi học tập uy tín? Vậy thì chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở Hà Nội sẽ giúp bạn!

Đại học Mở Hà Nội cam kết mang đến cho sinh viên những kiến thức chất lượng về thương mại điện tử và các công nghệ liên quan thông qua hệ thống đào tạo chất lượng và giáo trình độc đáo. Học tập từ xa giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, đồng thời linh hoạt trong việc tổ chức thời gian học tập theo nhu cầu cá nhân.

Đội ngũ giảng viên lĩnh vực thương mại điện tử có kinh nghiệm lâu năm và giảng dạy chuyên sâu. Ngoài ra, với của giáo trình được cập nhật liên tục, bắt kịp xu hướng thương mại thế giới, học viên sẽ không cần phải lo lắng tới chất lượng đào tạo. Giá trị văn bằng tương đương so với đại học chính quy, được bộ giáo dục công nhận.

Đăng ký ngay để bắt đầu con đường học tập của bạn và xây dựng sự nghiệp thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử!

=>> Xem thêm: Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam

Nguồn: vneconomy.vn, criteo.com,  markettimes.vn

nhan lo trinh hoc

 


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...