Ngành Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
07:19 08/03/2022Những năm gần đây, ngành Quản trị kinh doanh đang dần lên ngôi và trở thành một trong một trong những ngành học hot nhất của các trường đại học vào những đợt tuyển sinh. Quản trị kinh doanh được coi là ngành xương sống đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi nó đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho nền kinh tế nước nhà. Không chỉ thu hút các bạn trẻ đang đứng trước quyết định của cuộc đời qua cánh cửa đại học, ngành Quản trị kinh doanh cũng vô cùng hấp dẫn với những người trẻ đam mê kinh doanh và muốn học thêm một kĩ năng mới bởi môi trường ứng dụng rất rộng và nhiều cơ hội phát triển đang chờ đón. Vậy Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Mục lục
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Trước khi tìm hiểu các ngành học chuyên môn được trau dồi trong quá trình học ngành Quản trị kinh doanh, chúng ta phải hiểu được khái niệm quản trị kinh doanh là gì?
Về cơ bản, quản trị kinh doanh được hiểu là quá trình quản lý hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thành lập, phát triển, quản lý và đo lường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công việc của người quản lý liên quan chặt chẽ đến quá trình hoạch định chiến lược và ra quyết định gồm các bước sau:
- Xây dựng mô hình hệ thống và chiến lược kinh doanh
- Điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh
- Tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả kinh doanh
- Quản lý và đo lường hiệu quả kinh doanh
Do quy trình quản lý diễn ra trong hầu hết các hoạt động kinh doanh nên sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh hoặc các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực kinh tế đều có thể dễ dàng ứng tuyển vào nhiều vị trí trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh khi ra trường có mức thu nhập bao nhiêu?
2. Ngành quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
Quản trị kinh doanh là một ngành học rất rộng, bao gồm nhiều chuyên ngành về quản trị. Từng chuyên ngành nhỏ của Quản trị kinh doanh lại cung cấp cho bạn những kỹ năng quản lý kinh doanh khác nhau. Dưới đây là các chuyên ngành mà bạn có thể được học khi lựa chọn học Quản trị kinh doanh.
2.1. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp
Là một khóa học đào tạo chính cho các nhà quản lý, quản lý hành chính đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức chức năng, kiến thức quy trình kinh doanh và kiến thức quản lý kinh doanh; bạn đã có các kỹ năng cơ bản để ứng dụng kinh doanh chung và thực hành tốt trong công việc chuyên môn. Trong quá trình đào tạo, không chỉ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết về nghiệp vụ quản lý mà còn làm rõ trách nhiệm với nghề, trau dồi lòng tin với nghề quản lý và lòng yêu ngành.
Quản lý kinh doanh nhằm cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực có khả năng thực hiện các kỹ năng quản lý và tư vấn khác nhau trong quản lý kinh doanh.
2.2. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp đào tạo chuyên sâu về quản lý doanh nghiệp giúp bạn có thể thành thạo các kỹ năng quản lý chiến lược và quản lý hoạt động của tất cả các loại hình công ty đang hoạt động hiện nay.
Các ngành học điển hình của chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp: quản lý chiến lược, quản lý tài chính doanh nghiệp, luật thương mại; quản lý dự án, quản lý văn phòng, quản lý hậu cần, quản lý sản xuất …
2.3. Chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp
Mặc dù Quản trị kinh doanh tổng hợp rất hữu ích đối với những người làm kinh doanh nhưng nếu bạn thực sự đam mê làm startup thì không thể bỏ qua chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp.
Chuyên ngành này sẽ trau dồi cho bạn toàn bộ quá trình thành lập, tồn tại, phát triển và thành công của một tổ chức hoặc công ty. Đây được coi là nguồn thông tin quý giá dành cho những cá nhân đam mê kinh doanh, mong muốn trở thành chủ doanh nghiệp, hay những người mong muốn nâng tầm doanh nghiệp của gia đình mình lên một tầm cao mới.
Học chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp, bạn sẽ được tìm hiểu kiến thức về: Marketing khởi nghiệp, Quản trị hộ kinh doanh gia đình, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị chiến lược,…
Xem thêm: Tư vấn tuyển sinh cho GenZ: Quản trị kinh doanh khối nào?
2.4. Quản trị logistics
Logistics là một ngành học hot trong hai năm trở lại đây bởi nó mang lại cơ hội việc làm thiết thực cho giới trẻ. Quản trị Logistics cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng liên quan đến chuỗi cung ứng vận tải hoàn chỉnh từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường biển.
Với những đặc điểm trên, đối với các ngành học liên quan đến quản lý logistics, người học sẽ được cung cấp kiến thức về các môn học như: tổ chức vận chuyển hàng hóa trong logistics, quản lý kho bãi và vật tư, quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa phi logistics, quản lý chất lượng …
2.5. Quản trị Marketing
Trong mọi công ty, Marketing là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý kinh doanh. Đối với những ai quan tâm đến Marketing và Quản trị kinh doanh, bạn có thể chọn học chuyên ngành Quản trị marketing và tập trung vào lĩnh vực này.
Chuyên ngành Quản trị marketing sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm,… từ đó xây dựng được kế hoạch Marketing đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho công ty.
Trong xu thế hội nhập kinh tế những năm gần đây, ngành Quản trị kinh doanh được dự báo có nhu cầu nhân lực rất rộng mở trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp như:
- Nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing, chuyên viên truyền thông, quản lý nhân sự,…
- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, quản trị khách sạn, nhà hàng, khu du lịch nghỉ dưỡng.
- Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, phát triển thị trường.
- Làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, tập đoàn đa quốc gia.
- Từ giao dịch viên đến giám đốc dịch vụ khách hàng, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
Xem thêm: Giải đáp: Tìm hiểu ngành quản trị kinh doanh chi tiết nhất
3. Học Quản trị kinh doanh cần có tố chất gì?
Để theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh, người học cần có một số tố chất cơ bản như:
- Có sự đam mê với kinh doanh
- Có tố chất lãnh đạo, muốn làm chủ
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Có khả năng chịu áp lực công việc tốt
- Năng động, sáng tạo, có tinh thần học hỏi cao
- Có tầm nhìn xa trông rộng
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn trả lời câu hỏi “Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?”, giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về ngành học này.
Xem thêm: Liệu con gái có nên học ngành quản trị khách sạn không?