Hỏi đáp: Quản trị khách sạn khối nào?
07:37 25/05/2023Kinh tế phát triển, mức sống của con người tăng kéo theo các dịch vụ giải trí như du lịch cũng phát triển. Du lịch phát triển kéo theo những dịch vụ liên quan như khách sạn, nhà hàng,… phát triển. Vì thế mà hiện nay ngành quản trị khách sạn luôn đứng trong top những ngành có mức điểm cao. Tuy nhiên bạn đã biết quản trị khách sạn khối nào chưa? Hãy cùng ehou tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Quản trị khách sạn khối nào?
Trước khi tìm hiểu quản trị khách sạn khối nào, các bạn hãy cùng ehou theo dõi một số thông tin về ngành quản trị khách sạn nhé
Quản trị khách sạn có tên tiếng Anh là Hotel Management, là ngành học liên quan đến những hoạt động tổ chức và quản lý, điều hành khách sạn một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao. Người điều hành cần phải lập những báo cáo về tài chính, ngân sách, các khoản thu chi hay quản lý nhân sự tại khách sạn,…
Ngành quản trị khách sạn hướng tới đào tạo những nguồn nhân lực có đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, có năng lực và các kỹ năng, đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội. Khi theo học ngành quản trị khách sạn, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức liên quan đến các hoạt động kinh doanh lưu trú cùng những kỹ năng chuyên môn theo yêu cầu của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Châu u, bên cạnh đó là rèn luyện cho các bạn sinh viên những kỹ năng mềm nhằm phục vụ cho công việc sau này của các bạn
“Quản trị khách sạn khối nào?”, có vẻ như khá nhiều bạn trẻ đang băn khoăn về câu hỏi này, không biết tổ hợp môn mình theo học có thể thi ngành quản trị khách sạn không. Vậy hãy cùng EHOU tìm hiểu các khối thi quản trị khách sạn nhé!
- Khối A00: Toán học, Hóa học, Vật lý
- Khối A01: Toán học, Tiếng Anh, Vật lý
- Khối C00: Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử
- Khối C01: Toán học, Ngữ văn, Vật lý
- Khối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh
- Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
>> Xem thêm: Sức hút ngành Quản trị khách sạn – ngành học lý tưởng cho GenZ
2. Nhu cầu ngành quản trị khách sạn trong những năm gần đây
Khi đặt ra câu hỏi: “ Quản trị khách sạn khối nào?”, liệu bạn có đặt ra câu hỏi về nhu cầu của ngành quản trị khách sạn?
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, mỗi năm ngành quản trị khách sạn cần 40 nghìn lao động tuy nhiên mỗi năm chỉ có 15 nghìn sinh viên tốt nghiệp trong đó số lao động có trình độ cao đẳng, đại học lại chỉ chiếm 12%. Chúng ta có thể thấy được nguồn nhân lực có chuyên môn bài bản chỉ đáp ứng được 37,5% nhu cầu thực tế của thị trường, hơn 60% còn lại là lao động làm trái ngành
Bên cạnh thiếu về số lượng, nhân lực ngành quản trị khách sạn còn yếu về chất lượng, cũng từ báo cáo của Tổng cục Du lịch tại Việt Nam, nguồn nhân lực có chuyên môn của ngành quản trị khách sạn chỉ đạt 43%, trong đó có đến hơn 50% lao động không có ngoại ngữ. Điều đó kéo đến năng suất lao động ngành quản trị khách sạn tại Việt Nam rất thấp khi so sánh với các nước cùng khu vực. Cụ thể: năng suất lao động của nước ta chỉ chiếm 1/15 Singapore, 1/10 Nhật Bản và 1/5 Malaysia,…
Giáo sư Michael Palmer – Đại học RMIT Việt Nam đánh giá, các dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam như quản trị khách sạn, nguồn lực được đào tạo bài bản chí chiếm 3-4% và đang thiếu hụt số lượng lớn các vị trí như: quản lý cấp trung và cấp cao, giám sát,…
Đây có lẽ là một cơ hội với những bạn trẻ có trình độ tốt đang có niềm đam mê với quản trị khách sạn
>> Xem thêm: Con gái có nên học quản trị khách sạn hay không?
3. Mức lương ngành quản trị khách sạn
Từ biểu đồ thống kê mức lương của ngành quản trị khách sạn và những dịch vụ liên quan ta có thể thấy, số lao động có mức lương dưới 9,318,186 VND chỉ chiếm 25%,và có 25% lao động có mức lương từ 9.318.186 – 13.873.462 VND, 25% người có thu nhập 13.873.462 – 18.563.275 VND và 25% người có thu nhập từ 18.563.275 VND trở lên
Đối với vị trí quản lý của khách sạn, mức lương cụ thể của từng vị trí sẽ là:
- Tổng giám đốc: 25 – 50 triệu đồng/tháng
- Phó tổng giám đốc: 15 – 30 triệu đồng/tháng
- Giám đốc bộ phận phòng khách: 15 – 30 triệu đồng/tháng
- Giám đốc bộ phận lễ tân: 15 – 30 triệu đồng/tháng
- Giám đốc buồng, bộ phần ẩm thực: 15 – 30 triệu đồng/tháng
- Bếp trưởng điều hành: 15 – 30 triệu đồng/tháng
- Giám đốc kinh doanh tiếp thị, giám đốc tài chính kế toán, giám đốc bộ phận hành chính nhân sự, giám đốc bộ phận kỹ thuật: 15 – 30 triệu đồng/tháng
- Giám đốc bộ phận an ninh: 15 – 20 triệu đồng/tháng
- Đối với bộ phận lễ tân và chăm sóc khách hàng, mức lương sẽ dao động ở mức thấp hơn, cụ thể:
- Trợ lý trưởng bộ phận lễ tân: 6 – 12 triệu đồng/tháng
- Quản lý tiểu sảnh: 8 – 15 triệu đồng/tháng
- Nhân viên lễ tân: 5 – 8 triệu đồng/tháng
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: 5 – 8 triệu đồng/tháng
- Quản lý ca trực: 8 – 15 triệu đồng/tháng
- Nhân viên trực tổng đài: 5 – 8 triệu đồng/tháng
- Kiểm toán đêm: 5 – 8 triệu đồng/tháng
- Nhân viên hỗ trợ khách sạn: 5 – 8 triệu đồng/tháng
4. Việc làm tiềm năng của quản trị khách sạn
Công việc của quản trị khách sạn không chỉ đơn giản là quản lý những hoạt động khách sạn, nó sẽ bao quát các hoạt động khác như: tiếp khách, ăn uống, lưu trú, tổ chức sự kiện, giải trí,…
4.1 Lĩnh vực tiếp khách:
- Quản lý bộ phận lễ tân: giám sát và quan sát nhân viên lễ tân, chăm sóc khách hàng nhằm duy trì các mối quan hệ với những bộ phận khác như: bộ phận buồng, bộ phận sales,…
- Giám đốc buồng phòng: kiểm tra mức độ sạch sẽ và cách bài trí của phòng khách sạn, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị định kỳ
- Công việc trong lĩnh vực ăn uống
- Trợ lý dịch vụ ăn uống: người liên hệ với bên cung cấp thức ăn cho khách hàng tại khách sạn
- Bếp trưởng/ bếp phó: nhiều khách sạn vẫn sẽ có những gian bếp riêng, không nhất thiết phải ở nhà hàng, vì thế bếp trưởng và bếp phó là người trực tiếp phụ trách thức ăn cho khách hàng
4.2 Lĩnh vực tổ chức sự kiện:
- Nhân viên lên kế hoạch và phụ trách tổ chức sự kiện trong khách sạn
- Nhân viên lên kế hoạch và phụ trách tổ chức hội nghị
4.3 Lĩnh vực giải trí
Nhân viên spa: nhiều khách sạn đã có dịch vụ spa cho khách hàng nhằm giúp khách hàng có thể thư giãn sau những ngày mệt nhọc
Sòng casino: tại những khách sạn hạng thương gia, việc có sòng casino là điều rất quen thuộc, và vì thế luôn cần những nhân viên phục vụ tại mỗi sòng bài và phục vụ nước trong casino
5. Cơ sở đào tạo ngành quản trị khách sạn?
Song song với câu hỏi: “Quản trị khách sạn khối nào?”, các bạn trẻ đều đặt ra câu hỏi về cơ sở đào tạo chất lượng ngành quản trị khách sạn
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Hà Nội
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Thương mại
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đối với các cơ sở trong Nam:
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Bên cạnh những cơ sở đào tạo dưới hình thức chính quy, Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo dưới hình thức trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Cơ sở đã nhanh chóng được Bộ GD&ĐT công nhận về chất lượng giảng dạy và chất lượng đầu ra của trường
Khi theo học quản trị khách sạn tại đây, các bạn học viên sẽ được đào tạo đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn đồng thời là các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc. Trường đề mục tiêu sẽ đào tạo ra những nguồn nhân lực có đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp, đồng thời là những nhân lực có trình độ chuyên môn tốt, đạt chuẩn yêu cầu của xã hội.
Ngoài ngành quản trị khách sạn, cơ sở còn đào tạo những ngành khác như: Tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, kế toán, luật, luật kinh tế, ngôn ngữ Anh, quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
>> Xem thêm: Những điều cần biết về quản trị khách sạn
Kết luận: Qua bài viết trên, EHOU mong rằng đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin xoay quanh về quản trị khách sạn nói chung và quản trị khách sạn khối nào nói riêng. Ehou chúc các bạn có thể định hướng tương lai cho bản thân phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân mình!
Nguồn: hospitality.com.vn, glints.com