logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Giải đáp tuyển sinh: Ngành quản trị kinh doanh học môn gì?

08:17 11/04/2023

Ngành quản trị kinh doanh đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trong bảng xếp hạng top các ngành nghề hot nhất hiện nay và được các bạn học sinh dành nhiều sự quan tâm và đánh giá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chắt lọc những thông tin cần thiết và chính thống để tham khảo. Đặc biệt là những câu hỏi liên quan như: quản trị kinh doanh học môn gì?

1. Ngành quản trị kinh doanh học môn gì?

quan tri kinh doanh hoc nhung mon gi

Quản trị kinh doanh được biết đến là một chuyên ngành khá rộng. Vậy nên, để chuyên môn hóa cũng như đi sâu về từng lĩnh vực nhất định thì ngành quản trị kinh doanh đã được chia làm nhiều chuyên ngành nhỏ cụ thể như: Quản trị logistic (36%) , quản trị kinh doanh tổng hợp (25%), quản trị doanh nghiệp (22%), quản trị khởi nghiệp (17%).

Mỗi chuyên ngành sẽ đi theo một chương trình giảng dạy khác nhau để thể hiện rõ sự chuyên môn hóa. Tuy nhiên, các môn học trong chương trình học thường được chia làm 3 nhóm chính, đó là:

  • Nhóm các môn học đại cương
  • Nhóm các môn cơ sở chuyên ngành
  • Nhóm các môn chuyên ngành nâng cao.

1.1. Nhóm các môn học đại cương

Để bắt đầu đi tìm lời giải cho câu hỏi quản trị kinh doanh học môn gì. Ta sẽ đến với phần đầu tiên, nhóm các môn học đại cương. Môn học đại cương là các môn học mà khối lượng kiến thức này sẽ rèn luyện cho bạn cách tư duy logic, nhìn nhận vấn đề và là nền tảng cốt lõi để bạn sẵn sàng tiếp thu các kiến thức ở trình độ chuyên ngành. Một số môn học có thể kể đến như là:

  • Các môn lý luận chính trị: Triết học mác – lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh…
  • Các môn ngoại ngữ: Tiếng Anh cơ bản 1, tiếng Anh cơ bản 2, tiếng Anh nâng cao 1, tiếng Anh nâng cao 2
  • Các môn học kỹ năng: tin học văn phòng, tin học đại cương
  • Các môn giáo dục thể chất: đá bóng, bơi lội, aerobic, bóng rổ …
  • Toán đại cương: Đại số, Giải tích 1, giải tích 2, giải tích 3…

Ngoài những môn kể trên, nhóm các môn học đại cương còn rất nhiều môn học khác, tuy nhiên, chương trình giảng dạy của mỗi trường sẽ là khác nhau. Vậy nên, khi theo học tại ngôi trường nào đó, hãy xem xét và tính toán kỹ chương trình đào tạo của bạn để có thể phân bổ thời gian học tập một cách hợp lý nhất.

=>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh Đại học Mở Hà Nội

1.2. Nhóm các môn cơ sở chuyên ngành

quan tri kinh doanh hoc nhung mon gi

Cơ sở chuyên ngành là những môn học cốt lõi, cơ bản nhất của lĩnh vực chuyên ngành, các môn học này sẽ là nền tảng để bạn tiếp nhận, học tập và nghiên cứu khối kiến thức chuyên ngành chuyên sâu hơn. Một số môn học cơ sở chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh có thể kể đến là:

  • Kinh tế học: Quản trị kinh doanh và chuyên ngành của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Kinh tế học. Sinh viên học về lý thuyết và ứng dụng Kinh tế học để hiểu các tác động của các yếu tố kinh tế lên doanh nghiệp và làm thế nào để đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh.
  • Kế toán và tài chính: Cung cấp nền tảng cho việc xây dựng và sử dụng thông tin tài chính cơ bản trong quản trị kinh doanh. Sinh viên học về báo cáo tài chính, lập kế hoạch tài chính, quản lý và phân tích chi phí để đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh.
  • Quản trị chiến lược: Chuyên sâu về quá trình lập kế hoạch và phát triển chiến lược kinh doanh. Sinh viên học về cách đánh giá môi trường kinh doanh, xác định mục tiêu, phân tích cạnh tranh và phát triển chiến lược hiệu quả.
  • Marketing: Giúp sinh viên học về cách quản lý thương hiệu, phát triển sản phẩm, phân phối, quảng bá và phát triển khách hàng.

1.3. Các môn học chuyên ngành nâng cao

Tiếp bước cho câu hỏi “quản trị kinh doanh học môn gì”, ta sẽ cùng tìm hiểu các môn học chuyên ngành nâng cao ngành quản trị kinh doanh. Đây là những môn học sẽ trở thành nền tảng, hành trang cho các bạn khi đi làm.

  • Quản trị doanh nghiệp: Tập trung nghiên cứu các giải pháp quản trị tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, marketing và chuyển đổi số.
  • Quản trị tài chính: Học về cách quản lý vốn, xác định giá trị doanh nghiệp và đưa ra các quyết định tài chính quan trọng.
  • Quản trị nhân sự: Tập trung vào việc quản lý và phát triển nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng, xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên, đánh giá hiệu quả công việc và tiến hành thăng tiến nội bộ.
  • Quản trị chiến lược: Nghiên cứu cách phát triển chiến lược để đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.
  • Marketing: Học về cách phát triển kế hoạch Marketing, quảng bá thương hiệu, phát triển sản phẩm, xúc tiến bán hàng và phát triển khách hàng.
  • Quản trị dự án: Học về cách quản lý các dự án, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, từ sản xuất đến nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

=>> Xem thêm: Mức lương trung bình ngành Quản trị kinh doanh

2. Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

quan tri kinh doanh hoc nhung mon gi

2.1. Thị trường lao động

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, các sinh viên có thể đảm nhận các vị trí quản lý cấp trung trong các tổ chức, doanh nghiệp và công ty khác nhau. Các vị trí cụ thể cùng với tỷ lệ phân bố nhân lực có thể bao gồm:

  • Quản lý kinh doanh (25,4%): Quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
  • Quản lý phát triển sản phẩm (13,8%): Đảm bảo rằng các sản phẩm của công ty luôn được nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Quản lý marketing (25,9%): Xây dựng và triển khai chiến lược Marketing, quản lý và giám sát các hoạt động quảng bá thương hiệu, đưa ra các chiến lược để tăng doanh số bán hàng.
  • Quản lý nhân sự (7%) : Quản lý và phát triển nhân viên, tuyển dụng, đào tạo và tạo môi trường làm việc tích cực.
  • Quản lý tài chính (10,9%): Điều hành hoạt động tài chính của công ty, lập kế hoạch ngân sách, phân tích tài chính và đưa ra quyết định tài chính quan trọng.
  • Quản lý dự án (7%): Quản lý các dự án và hoạt động liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty.
  • Quản lý kho vận (10%): Quản lý hoạt động vận chuyển và lưu trữ sản phẩm và quản lý các dịch vụ hậu cần.

Ngoài ra, các cựu sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc trong các lĩnh vực khác như tư vấn quản trị, kinh doanh quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh bất động sản hoặc mở công ty riêng của mình.

2.2. Thu nhập ngành quản trị kinh doanh

Mức lương của các vị trí công việc trong ngành Quản trị kinh doanh có thể khác nhau tùy theo khu vực, quốc gia, kinh nghiệm và chuyên môn. Sau đây là một số khoảng lương ước tính cho các vị trí công việc cụ thể:

  • Nhân viên kinh doanh: khoảng từ 8 – 12 triệu VNĐ/tháng.
  • Quản lý kinh doanh: khoảng từ 15 – 35 triệu VNĐ/tháng.
  • Quản lý sản phẩm: khoảng từ 20 – 45 triệu VNĐ/tháng.
  • Quản lý marketing: khoảng từ 18 – 40 triệu VNĐ/tháng.
  • Quản lý nhân sự: khoảng từ 20 – 35 triệu VNĐ/tháng.
  • Quản lý tài chính: khoảng từ 25 – 70 triệu VNĐ/tháng.

=>> Xem thêm: Tìm hiểu mặt trái của ngành Quản trị kinh doanh

3. Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến ngành quản trị kinh doanh Đại học Mở Hà Nội

quan tri kinh doanh hoc nhung mon gi

Sau khi đã có cho mình lời giải cho câu hỏi quản trị kinh doanh học môn gì. Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình đào tạo uy tín và chất lượng để theo học ngành Quản trị kinh doanh thì có thể tham khảo Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Mở Hà Nội chính là sự lựa chọn đáng tin cậy.

Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến của Đại học Mở Hà Nội áp dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy, mang đến cho sinh viên hình thức học tập linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Có cho mình đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình của trường luôn tận tình giảng dạy, sẵn sàng giải đáp và chia sẻ những kỹ năng thực tế cho sinh viên.

Sau giờ học, sinh viên có thể trao đổi kiến thức và bài giảng với giảng viên trong suốt chương trình học từ bất cứ đâu. Ngoài ra, sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ cử nhân với giá trị hoàn toàn tương đương với chương trình đào tạo chính quy, giúp tạo cơ hội tốt cho sinh viên phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực của mình.

Với lợi ích vượt trội và chất lượng đào tạo đảm bảo, Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Mở Hà Nội là lựa chọn tuyệt vời cho những sinh viên muốn tiếp tục học tập và phát triển sự nghiệp.

=>> Xem thêm: Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?

Nguồn: thegioididong. topcv, vnexpress


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...