0919.240.116ehou@gvcn.vn

Các trang thương mại điện tử Việt Nam

07:33 05/05/2023

Thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến hơn với con người. Các trang thương mại điện tử Việt Nam cũng ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vậy, nước ta có những trang thương mại điện tử nào là xu hướng của giới trẻ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong hai năm đại dịch Covid-19, 2020-2021, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đều sụt giảm so với những năm trước đó. Cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam chỉ đạt 2.58%, ở mức thấp kỷ lục trong 30 năm qua

Tuy nhiên, khác với các ngành kinh tế khác, ngành TMĐT tại Việt Nam lại giữ tốc độ tăng trưởng ở mức ổn định là 16%
Năm 2022, công ty nghiên cứu Metric.vn cho rằng TMĐT tại Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia

Đối với quy mô trên thế giới, tốc độ tăng trưởng TMĐT tại Việt Nam vượt mức tăng trưởng bình quân toàn cầu. Cụ thể, vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn cầu TMĐT là 16.24% và dự báo vào năm 2025 sẽ tăng trưởng đến 24.5%. Tuy nhiên tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đã lên tới con số hơn 20% và sẽ tăng lên 29% tương đương với 39 tỷ USD vào năm 2025
Trong 7 năm qua, ngành TMĐT tại Việt Nam luôn đạt mức độ tăng trưởng ổn định là từ 16%-30%. Dự báo cho ngành TMĐT bán lẻ tại Việt Nam (B2C) vào năm 2022 sẽ tăng hơn 20% so với năm 2021 tương ứng với 16.4 tỷ USD

Theo thống kê của sách trắng TMĐT tại Việt Nam, vào năm 2022 có đến hơn 74.8% người sử dụng internet đã tham gia vào các sàn thương mại điện tử, trong đó sản phẩm được mua sắm trực tuyến nhiều nhất là: thời trang và mỹ phẩm (69%), đồ dùng thiết yếu gia đình (64%), đồ điện tử công nghệ (51%),…

>> Xem thêm: Thương mại điện tử B2B

2. Các trang thương mại điện tử Việt Nam

2.1 Thế giới di động

Thế giới di động do Công ty cổ phần Thế giới di động quản lý, có mã chứng khoán là MWG. Thế giới di động là một trong các trang thương mại điện tử Việt Nam chuyên về các thiết bị công nghệ điện tử như: smartphone, laptop, đồng hồ, phụ kiện thiết bị điện tử,…
Hiện nay thống kê cho thấy thị phần của MWG chiếm đến 25% và trở thành doanh nghiệp phổ biến nhất trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị công nghệ điện tử .

Vào năm 2018, Thế giới di động đã xuất hiện trong top 100 nhà bán lẻ lớn lớn nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Thế giới di động còn là chủ sở hữu của Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh

2.2 Tiki Corporation

Là một trong các trang thương mại điện tử Việt Nam, Tiki là từ viết tắt cho cụm từ “Tìm kiếm và tiết kiệm”, Tiki được ra mắt vào tháng 3-2010, hoạt động với mục tiêu: “Tất cả vì khách hàng”, là đối thủ với các trang thương mại điện tử Việt Nam khác là Shopee, Lazada và Sendo

Mục đích thành lập ban đầu của Tiki vào năm 2010 là bán sách online với mức vốn ban đầu là 5000 USD. Sau nhiều năm phát triển, Tiki đã mở rộng thêm nhiều mặt hàng khác như: thời trang, phụ kiện, thiết bị điện tử,… và dần lấy được niềm tin của khách hàng
Tính đến tháng 10-2022, Tiki là doanh nghiệp thương mại điện tử thứ hai ở Việt Nam và xếp thứ sáu tại khu vực Đông Nam Á. Tiki ghi nhận có đến 85% khách hàng hài lòng với dịch vụ và chất lượng sản phẩm tại Tiki và tỷ lệ trả hàng chỉ chiếm 0.95%

2.3 Shopee Việt Nam

Là cái tên nổi bật trong các trang thương mại điện tử Việt Nam, Shopee do Sea Ltd sở hữu và có trụ sở chính tại Singapore. Ban đầu mới ra mắt, shopee đi theo mô hình trung gian giữa những người bán hàng (C2C). Về sau, shopee đã dần mở rộng kinh doanh các mặt hàng khác với những thương hiệu được nhiều người biết đến trên quan điểm là chất lượng sản phẩm và giá cả phù hợp

Ra đời vào năm 2016, khá muộn so với các trang thương mại điện tử Việt Nam những Shopee đã có tốc độ phát triển đáng ngưỡng mộ trong suốt hơn 7 năm qua, nhanh chóng trở thành doanh nghiệp thương mại điện tử chiếm thị phần cao nhất tại Việt Nam,
Với giao diện trang web đơn giản, dễ sử dụng mà Shopee ngày càng được nhiều người sử dụng để mua sắm online

2.4 Lazada Việt Nam

Lazada do tập đoàn Alibaba sở hữu, có trụ sở chính tại Singapore và đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường các quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia,…

Lazada kinh doanh đa dạng hàng hóa và ngành hàng, dần lấy được lòng tin của khách hàng với quy trình mua hàng rõ ràng, nhiều hình thức khuyến mãi và chính sách đổi trả nhanh chóng, hợp lý. Hiện nay, thị phần của tập đoàn Lazada tại Việt Nam xếp thứ hai chỉ sau Shopee và hơn Sendo, Tiki

2.5 Sendo

Sendo trực thuộc quản lý của Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT, ra mắt tại Việt Nam vào tháng 9-2012. Khi khách hàng sử dụng Sendo sẽ được hưởng lợi ích về sản phẩm và chính sách đổi trả miễn phí trong 2 ngày cùng với rất nhiều chương trình khuyến mãi khác.

Hiện tại, trong các trang thương mại điện tử Việt Nam phổ biến với người dùng là: Shopee, Tiki, Lazada và Sendo, thị phần của Sendo đang chiếm 1.4% tương ứng với gần 650 triệu.

>>Xem thêm: Những điểm hạn chế của TMĐT

3. Các cơ sở đào tạo ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

3.1 Khu vực miền Bắc

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Thương Mại
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

3.2 Khu vực miền Nam

  • Đại học Công nghệ thông tin-Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM

Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội, là hình thức đào tạo từ xa nhằm giúp những bạn học viên không có điều kiện đi học trực tiếp, tuy nhiên, kiến thức sẽ được cung cấp và truyền tải đầy đủ giống với hình thức đào tạo chính quy. Bên cạnh đó, trong quá hình học tập, các bạn học viên sẽ được tạo điều kiện tham dự những buổi hội thảo, workshop,… nhằm giúp các bạn học viên giải đáp được những thắc mắc cũng như tiếp thu được nhiều kiến thức mới

Bên cạnh thương mại điện tử, Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội còn mở đào tạo nhiều ngành khác như:

  • Kế toán
  • Công nghệ thông tin
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Ngôn ngữ Anh
  • Luật
  • Luật kinh tế

>>Xem thêm: Những trường giảng dạy ngành TMĐT

Kết luận: Với những thông tin ehou cung cấp, ehou mong rằng các bạn đã có câu trả lời cho mình về câu hỏi: “Các trang thương mại điện tử Việt Nam”. Và qua đó, các bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp trong việc mua sắm trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử

Nguồn: subiz.com.vn, glints.com, thegioididong.com

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...