Bằng đại học chính quy là gì? Phân biệt hệ chính quy và không chính quy
03:01 03/01/2023Hình thức chính quy hay còn gọi là học tập truyền thống, là hình thức học tập phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, hầu như tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,.. đều đào tạo dưới hình thức chính quy. Vậy bạn đã biết bằng đại học chính quy là gì chưa? Nó có khác gì so với bằng cấp không chính quy? Đón đọc phần dưới của bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết.
Nội dung bài viết
1. Hệ học chính quy là gì? Bằng đại học chính quy là gì?
Giáo dục bằng cấp chính quy là một phương tiện học tập mà sinh viên có mặt trực tiếp tại địa điểm giáo dục, nơi có cơ sở hạ tầng vật chất và thể chế phù hợp, nơi giáo viên cùng với sinh viên giao tiếp và truyền đạt các bài học của khóa học quy định trong thế giới thực, không phải bằng phương tiện ảo.
Trong phương pháp giáo dục này, các sinh viên bắt buộc phải tham dự các lớp học thường xuyên và việc đánh giá kết quả học tập của họ được thực hiện thông qua các kỳ thi được tiến hành đều đặn.
Ở Việt Nam, hầu hết các trường Đại học, Học viện đều đào tạo hệ chính quy như:
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Trường Đại học Mở Hà Nội
- …
Vậy, bằng đại học chính quy là gì? Sau khi tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy, bạn sẽ nhận tấm bằng đại học chính quy. Bằng đại học chính quy được bộ giáo dục và đào tạo trực tiếp ban hành và thời gian đào tạo để được cấp bằng sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực, trình độ của sinh viên theo học.
Chương trình đào tạo
Đối với đại học chính quy, chương trình đào tạo sẽ gồm có:
- Đại cương
- Chuyên ngành
Về học phần, đại học hệ chính quy có những kiến thức nhất định với mỗi môn học cụ thể. Sinh viên sẽ phải học đầy đủ và đáp ứng được các chỉ tiêu của học phần đề ra. Thông thường, tại các chương trình đào tạo thuộc hệ thống trường đại học. Học phần sẽ từ 2 đến tối đa 5 tín chỉ. Các học phần được phân bổ theo từng mã riêng để học sinh tiện đăng ký và tra cứu thông tin liên quan.
Đối với chương trình đào tạo chính quy tại nước ta, học phần được chia làm hai loại, đó là bắt buộc và không bắt buộc:
- Đối với học phần bắt buộc, cơ bản là kiểu học phần mà sinh viên bắt buộc phải học các môn học đã được sự sắp xếp của nhà trường.
- Đối với học phần tự chọn, đây sẽ là những môn học liên quan đến chuyên ngành mà sinh viên tự chọn. Do vậy, sinh viên có thể tùy chọn học phần nào phù hợp với chuyên ngành của riêng mình.
>>XEM THÊM: Học đại học từ xa là như thế nào?
2. Hệ không chính quy là gì?
Và ngoài câu hỏi bằng đại học chính quy là gì ra, chúng ta còn có hệ đào tạo không phải chính quy. Đại học hệ không chính quy có thể là vừa làm vừa học (học tại chức), học từ xa, học liên thông, liên kết,…
Cụ thể, Hệ đào tạo vừa làm vừa học là loại hình đào tạo dành cho đại đa số người vừa đi học vừa đi làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một chương trình đại học khác để phù hợp với công việc đang làm…Người học có thể vừa đi làm vừa sắp xếp để tham gia các lớp học vào các buổi tối.
Liên thông đại học là một hình thức học nâng cao trình độ, dành cho những người đã tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp bằng đại học.
Một nền giáo dục bằng cấp từ xa là một hệ thống cung cấp cơ sở tuyển sinh trên nền tảng số thông qua các chương trình học từ xa và trực tuyến. Các học viên được trang bị các tài liệu học tập trên hệ thống E-learning của trung tâm hay các cơ sở giáo dục. Đây là một cách tiết kiệm để theo đuổi giáo dục đại học và nó rất phù hợp với những người thuộc tầng lớp lao động cũng như những người sống ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, hay những người không có cơ hội học tập tại cơ sở chính quy.
>> XEM THÊM: Những điều bạn nên biết về Elearning Đại học Mở Hà Nội
3. Đâu là điểm khác biệt giữa giáo dục chính quy và từ xa?
Giáo dục từ xa xét tuyển theo hồ sơ, văn bằng, không tổ chức kỳ thi tuyển sinh nào để tuyển sinh và nhận hồ sơ liên tục trong năm. Mặt khác, giáo dục cấp bằng chính quy là một loại hệ thống học tập mà sinh viên phải thi tuyển đầu vào, đăng ký nhập học bởi các trường đại học khác nhau để tham gia các lớp học với số lượng tham dự bắt buộc tối thiểu trong trường đại học.
Tuy nhiên, giá trị văn bằng của 2 hình thức này có giá trị hoàn toàn tương đương. Theo Luật giáo dục Đại học được thông qua ngày 19/11/2018, Cụ thể, theo bộ luật giáo dục đại học 34/2018/QH14 xác nhận rằng giá trị của văn bằng đại học từ xa, liên thông, tại chức, chính quy đều là tương đương nhau từ ngày 1/7/2019. Quy định này tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng và xin việc làm.
>> XEM THÊM: Đại học Mở hệ từ xa – nơi đào tạo uy tín
4. Học đại học từ xa tại đâu?
Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ như hiện nay, E-learning đang trở thành xu hướng và Việt Nam là một thị trường tiềm năng để phát triển loại hình này. Theo kịp xu thế đó, nhiều trường Đại học trên cả nước đã lên chiến lược phát triển hệ giáo dục từ xa. Nổi bật phải kể đến:
- Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên
- Chương trình đào tạo từ xa Học Viện Tài chính
- Đào tạo từ xa Học viện Bưu chính Viễn thông
- Đào tạo từ xa Đại học Hà Nội
- ……
Trong đó, Chương trình đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội đi đầu với chương trình đào tạo từ xa trình độ Đại học. EHOU hiện đang tuyển sinh rất nhiều chuyên ngành hot:
- Kế toán
- Công nghệ thông tin
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị du lịch và lữ hành
- Ngôn ngữ Anh
- Luật
- Luật kinh tế
- Tài chính ngân hàng
- Thương mại điện tử
- Quản trị khách sạn
Đây là hệ từ xa uy tín và chất lượng, được kiểm định và giám sát của cơ quan cấp bộ. Hãy đăng ký ngay để EHOU đồng hành cùng bạn trong chặng đường học tập sắp tới.
>> XEM THÊM: Học online có hiệu quả không? Học đại học online ở đâu tốt?
Nguồn: tuyensinh.edu, dantri.vn