Bản tin hôm nay: Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới
07:46 09/02/2023Thị trường thương mại thế giới như một dòng chảy liên tục và không ngừng biến động, thực trạng thương mại điện tử trên thế giới cũng vậy. Nhìn nhận qua nhiều biến động trong năm 2022, bạn có dự đoán gì về tình hình thị trường thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng? Ngành thương mại điện tử tại Việt Nam có bị ảnh hưởng? Bạn hãy đồng hành cùng EHOU tìm hiểu và phân tích qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới
Thương mại điện tử hay còn được gọi là E-commerce là một hình thức thanh toán trực tuyến dành cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trên các sàn thương mại trực tuyến như Amazon, Ebay … hay các hình thức mua bán khác trên internet.
Với sự phát triển hiện đại của công nghệ như ngày nay, mua sắm trực tuyến đã trở thành một giải pháp tiện ích được nhiều người sử dụng trên toàn thế giới, báo cáo của Amazon trong năm 2022 về số người trên thế giới sử dụng dịch vụ thương mại điện tử là 2,14 tỷ người, cho thấy tiềm năng to lớn từ thị trường này.
Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới đang có sự tăng vọt cả về chất và lượng, những hiệu ứng tăng trưởng rõ rệt nêu trên cho thấy một thị trường sôi động và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Điển hình như trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid19 nhưng doanh số từ thị trường thương mại điện tử vẫn đóng góp 17,8% trong ngành bán lẻ.
Năm 2022, con số này là 22% và theo các chuyên gia dự đoán, ngành thương mại điện tử có thể nâng tầm đến 24,5% doanh số bán thẻ vào năm 2025.
Một thống kê được đăng tải trên VnExpress cho thấy, thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ, top đầu sẽ là các nước đang phát triển khi thị trường TMDT còn mới non nớt xây dựng. Những thị trường này đang chiếm hơn 90% giá trị giao dịch trên các sàn TMDT toàn cầu.
Hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường phát triển mạnh mẽ nhất của thương mại điện tử, chiến tới hơn 50% tổng doanh thu trên toàn thế giới. Bằng lợi thế là quốc gia đông dân nhất trên thế giới cùng với nguồn cung dồi dào, các sàn thương mại điện tử tại đây đạt được lượng người dùng đông đảo lên tới 825 triệu người, chiếm 38% lượng người dùng toàn thế giới.
Xếp ở những vị trí tiếp theo đó là Mỹ với doanh thu đạt 875 tỷ đô trong năm 2022, Vương Quốc Anh đạt 186 tỷ đô – chiếm 4,8% thị phần và kế đến là Hàn Quốc với gần 100 tỷ đô.
=>> Xem thêm: Mức lương của ngành Thương mại điện tử ở Việt Nam
2. Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam
So với mặt bằng chung thực trạng thương mại điện tử trên thế giới, thị trường Việt Nam cũng được coi là một thị trường có tiềm năng phát triển khá mạnh, với mức tăng trưởng đạt 20% trong năm 2022. Theo như tốc độ phát triển hiện tại, thị trường Việt Nam có thể đạt tới 29% trong năm 2025 – đạt doanh thu thị trường bán lẻ 39 tỷ đô.
Trong bối cảnh hiện tại, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển năng lực cốt lõi sau khi ổn định trở lại qua thời kỳ Covid19. Theo đó, hệ sinh thái của các sàn thương mại điện tử đang tích cực mở rộng thêm nhiều ngành nghề và đa dạng hóa các mặt hàng tiêu thụ. Do đó, thị trường đang đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào và trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là ngành Logistic đang đóng vai trò cốt lõi quan trọng.
=>> Xem thêm: Review ngành thương mại điện tử: Nghề “hái ra tiền”
3. Xu hướng phát triển ngành thương mại điện tử
Thị trường thương mại điện tử đem đến rất nhiều cơ hội cho những nhà startup trẻ tuổi, nhưng bên cạnh đó là vô vàn những thách thức, khó khăn cần đương đầu. Vậy hướng đi nào là an toàn với bối cảnh hiện nay?
Thực chất, nhiều bài học từ những tỷ phú hàng đầu trên thế giới đã cho thấy điều cốt lõi quan trọng của một doanh nghiệp phát triển vừng vàng đó là công nghệ lõi hay cốt lõi công nghệ. Sở hữu một nền tảng công nghệ vững chắc sẽ là bước đệm cho doanh nghiệp của bạn phát triển thuận lợi và bền vững. Tuy nhiên, bạn cũng cần những yếu tố thứ yếu nhằm tạo ra cái riêng cho công ty của mình. Bên cạnh đó, am hiểu thị trường và linh hoạt trong chiến lược, biết lợi dụng ưu điểm và bài trừ điểm yếu cũng là những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, hiệu quả.
Thêm một yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển hiệu quả đó là trải nghiệm của người dùng. Những công nghệ hiện đại như VR hay AR đang dần được áp dụng rộng rãi trên các sàn TMDT, điều này giúp trải nghiệm của người dùng được tăng lên đáng kể. bằng việc sử dụng tính năng thực tế tăng cường AR, người dùng sẽ phần nào thấy được những món đồ như quần áo, giày dép khi mặc lên người sẽ có dáng vẻ như thế nào, từ đó tăng trải nghiệm mua hàng cũng như đảm bảo được tỷ lệ thành công của đơn hàng hơn.
=>> Xem thêm: Vì sao học ngành Thương mại điện tử không lo thất nghiệp?
4. Ngành học thương mại điện tử
Những thông tin cần thiết về thực trạng thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam ở trên đã cho thấy tiềm năng phát triển của ngành này không chỉ ở Việt Nam mà còn là quốc tế. Qua đó, chắc hẳn một số bạn sẽ có những định hướng và muốn theo học ngành thương mại điện tử. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều trường Đại học đã và đang đào tạo ngành thương mại điện tử, kể đến một số trường top đầu như là:
- Đại học kinh tế Quốc dân
- Đại học thương mại
- Đại học ngoại thương
- Đại học kinh tế – đại học quốc gia Hà NộiĐại học Mở Hà Nội
Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội hiện nay đang trong đợt tuyển sinh ngành thương mại điện tử. Đây là một trong những cơ sở đi đầu trong việc đào tạo ngành học này. Là cây đa cây đề trong làng Đại học, không nghi ngờ gì khi đây là một đơn vị đào tạo uy tín, chất lượng và được kiểm nghiệm qua nhiều thế hệ sinh viên. Bên cạnh đó, hệ đào tạo từ xa hỗ trợ người học rất tốt cho người học. Hãy đăng ký để có những trải nghiệm thực tế nhất.
Nguồn: VnExpress, topCV, tuyensinhtructuyen