Bản tin GenZ: Nhược điểm của ngành quản trị khách sạn và cách khắc phục
05:38 03/04/2023Bất kể bạn làm nghề gì, bạn sẽ cần trải qua rất nhiều khó khăn, mồ hôi, công sức trong một thời gian dài nếu muốn thành công trong lĩnh vực đó. Đặc biệt là ngành học xu hướng như quản trị khách sạn thì càng cần nhiều nỗ lực để vượt qua cũng như nắm bắt được nhược điểm của ngành quản trị khách sạn để có cho mình những chuẩn bị thật tốt trước khi bước chân vào lĩnh vực này. Vậy bạn đã nắm bắt được những khó khăn thách thức nào? Cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.
Mục lục
1. Nhược điểm của ngành quản trị khách sạn
1.1. Không có thời gian làm việc cố định
Nhược điểm của ngành quản trị khách sạn đầu tiên mà bạn cần nắm rõ đó là bạn sẽ không có một khung giờ làm việc nhất định. Thật vậy, đối với những người làm trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và du lịch – nhà hàng – khách sạn nói riêng thì việc có một thời gian làm việc cố định là một điều xa xỉ. Thay vào đó, thời gian làm việc thường rất linh hoạt, dựa vào ca sáng, chiều hoặc tối và phụ thuộc vào sự sắp xếp của nhà quản lý. Tuy nhiên, việc thay đổi thường xuyên lịch làm việc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và thói quen hàng ngày của các nhân viên. Bởi vì có những ngày người làm việc phải bắt đầu sớm từ 4-5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn vào lúc 9-10 giờ tối hoặc thậm chí bắt đầu làm vào đêm khuya kết thúc vào sáng hôm sau.
Hơn nữa, trong ngành dịch vụ như khách sạn, không có khái niệm ngày nghỉ. Ngay cả vào những ngày lễ hay dịp đặc biệt, các nhân viên quản trị khách sạn thường phải làm việc hết công suất của mình. Điều này có thể khiến cho những người làm trong ngành cảm thấy kiệt sức và bất đắc dĩ không có thời gian đối diện với gia đình hay bạn bè trong những dịp đặc biệt.
>> Xem thêm: Tư vấn hướng nghiệp: Quản trị khách sạn ra làm gì?
1.2. Khả năng thăng tiến trong công việc
Thêm một nhược điểm của ngành quản trị khách sạn mà bạn nên tìm hiểu trước khi có ý định bước chân vào ngành nghề này đó chính là khả năng thăng tiến trong công việc của ngành quản trị khách sạn có yêu cầu khá khắt khe. Hầu hết mọi người sau khi tốt nghiệp Đại học và có tấm bằng trên tay đều sẽ mơ mộng về những tháng ngày màu hồng trong sự nghiệp. Tuy nhiên, việc trở thành quản lý khách sạn ngay khi ra trường là một điều cực kỳ khó. Thay vào đó, bạn sẽ cần trải qua nhiều công việc khác nhau từ tiếp tân, phục vụ bàn … để tích lũy, trau dồi cho mình vốn kiến thức và kinh nghiệm cũng như trải nghiệm nhất định trong một khoảng thời gian tương đối dài trước khi trở thành nhà quản lý khách sạn.
Những bạn sinh viên mới ra trường chưa kịp chuẩn bị tâm lý sẽ cảm thấy vô cùng ngỡ ngàng và hụt hẫng, xen thêm chút áp lực trong công việc vì phải bắt đầu từ nhân viên lễ tân, buồng phòng …
>> Xem thêm: Góc hỏi đáp: Quản trị kinh doanh học trường nào ở Hà Nội?
1.3. Thái độ trong công việc
Khi lựa chọn học và làm việc trong ngành khách sạn, bạn cần đặt thái độ phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Phương châm “khách hàng là thượng đế” sẽ là một trong những lưu ý quan trọng mà bạn phải nhớ khi làm việc trong lĩnh vực này. Theo đó, tất cả nhân viên phải giữ thái độ vui vẻ, niềm nở khi tiếp xúc với khách hàng để đảm bảo việc phục vụ được thực hiện một cách tốt nhất, kể cả trong những tình huống khó khăn.
Đôi khi, bạn có thể gặp phải những khách hàng khó tính, giàu quyền lực và đôi khi là đem đến cho bạn nhiều rắc rối nhưng bạn vẫn phải gạt bỏ cảm xúc cá nhân để giúp họ cảm thấy hài lòng và phục vụ mọi yêu cầu của họ. Đây là những áp lực vô hình mà nhân viên khách sạn thường phải chịu đựng. Tuy nhiên, đó cũng là cách để xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và giữ chân họ quay lại khách sạn của bạn lần sau.
Việc làm trong ngành khách sạn đòi hỏi quyết tâm và sự kiên trì để đạt được mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất có thể. Bất kỳ nỗ lực và nhiệm vụ nào cũng đều đáng lao động nếu nó giúp bạn nâng cao kỹ năng phục vụ khách hàng của mình.
1.4. Yêu cầu ngoại ngữ
Học ngành quản trị khách sạn không yêu cầu sinh viên phải có trình độ tiếng Anh hay ngoại ngữ. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển sự nghiệp và thăng tiến trong ngành, trang bị cho bản thân một trình độ ngoại ngữ cao để tự tin giao tiếp với khách hàng nước ngoài là điều vô cùng cần thiết.
Đặc biệt, các khách sạn 5 sao thường phục vụ rất nhiều khách VIP và khách quốc tế. Nếu bạn thông thạo về ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật hoặc tiếng Pháp, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc ứng tuyển các vị trí tại các khách sạn lớn này. Điều này vì khi bạn có khả năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng tốt hơn, bạn sẽ đem lại sự hài lòng cao nhất cho những khách hàng đó và giúp cho danh tiếng của khách sạn được nâng cao hơn.
1.5. Mức lương khởi điểm thấp
Mức lương khởi điểm thấp cũng là một trong nhiều nhược điểm của ngành quản trị khách sạn khiến nhiều bạn sinh viên mới ra trường chùn bước. Đối với sinh viên mới ra trường của ngành này, thu nhập ban đầu có thể rất thấp, thậm chí chỉ từ 4-7 triệu đồng mỗi tháng tùy vào vị trí hay quy mô công việc.
Tình trạng này gây nản chí cho rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp và dễ khiến họ từ bỏ và chuyển sang các công việc khác hoặc làm việc trái ngành. Tuy nhiên, nếu bạn có thể kiên trì và tích lũy kinh nghiệm trong ngành, nỗ lực của họ sẽ được đền đáp bằng việc thăng tiến và tăng thu nhập theo thời gian. Vì vậy, nên cân nhắc và kiên trì trong ngành nếu muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.
>> Xem thêm: Thương mại điện tử học gì? Tổng quan ngành và cơ hội việc làm
2. Những trái ngọt của ngành quản trị khách sạn
Thứ càng khó có được thì thành quả nhận được sẽ càng xứng đáng. Vậy, với những nhược điểm của ngành quản trị khách sạn như trên thì thành quả mà bạn nhận được sau khi vượt qua được những trở ngại đó sẽ xứng đáng tới từng giọt mồ hôi và nước mắt bạn bỏ ra. Sau đây là những lợi ích mà ngành quản trị khách sạn đem lại cho bạn.
2.1. Thu nhập đáng mơ ước
Mặc dù lương khởi điểm của ngành khách sạn không cao, nhưng mức thưởng và phúc lợi lại rất hấp dẫn. Trong những ngày lễ hay vào dịp Tết, mức thưởng thường sẽ rơi vào khoảng 3 đến 5 lần lương cơ bản tùy thuộc vào đó là ngày lễ nào và tình hình hoạt động của công ty. Nếu dịch vụ của khách sạn và thái độ phục vụ của bạn làm hài lòng khách hàng, bạn còn có cơ hội được nhận những phần thưởng hậu hĩnh.
Mặt khác, việc đóng góp vào sự phát triển và danh tiếng của khách sạn của bạn sẽ được đánh giá cao và thể hiện qua các khoản thưởng hay phúc lợi khác. Ngoài ra, ngành nghề quản trị khách sạn còn cung cấp nhiều cơ hội thăng tiến và chuyển đổi sang các bộ phận khác trong lĩnh vực này, đem lại sự thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên.
Cùng với đó, sau khi đã nằm gai nếm mật cùng những nhược điểm, khó khăn của ngành quản trị khách sạn và lên được các vị trí cao hơn như những người ở cấp quản lý hay giám đốc, mức lương của bạn thường dao động từ 30-50 triệu đồng mỗi tháng
2.2. Mở rộng vốn kỹ năng
Sau khi vượt qua được những khó khăn, bạn sẽ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và từ đó phát triển bản thân trong công việc và tính cách cá nhân trên con đường ngành quản trị khách sạn. Bên cạnh đó, các vị trí công việc trong ngành này, bao gồm nhân viên, quản lý hay giám đốc thì đều giúp bạn mở rộng mối quan hệ cá nhân và tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội, đồng thời nâng cao kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều quan trọng hơn nữa, khi làm việc tại các khách sạn lớn hoặc khách sạn 3-5 sao, bạn có cơ hội phát triển tài năng trong một môi trường chuyên nghiệp và hiện đại.
Với sự phát triển này, bạn có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp, chuyên môn và quản lý, đồng thời rèn luyện sự tự tin, tính kiên nhẫn và sự chủ động trong công việc. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội học hỏi và trau dồi kiến thức về các ứng dụng công nghệ mới nhất trong ngành, để có thể áp dụng vào công việc của mình và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.
>> Xem thêm: Mã ngành công nghệ thông tin là gì? Cơ hội việc làm thế nào?
3. Học ngành quản trị khách sạn ở đâu?
Nếu bạn đang có ý định theo học ngành quản trị khách sạn thì có thể tham khảo chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến chuyên ngành quản trị khách sạn của Đại học Mở Hà Nội. Trường Đại học Mở Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo từ xa, với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Chương trình đào tạo được thiết kế đặc biệt để cung cấp cho các học viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng vững vàng trong nhiều lĩnh vực. Các bài giảng được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành, giúp các học viên trang bị kiến thức cần thiết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quản trị khách sạn cũng như các lĩnh vực ngành nghề quản trị liên quan.
Đặc biệt, chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến của trường Đại học Mở Hà Nội cung cấp cho các học viên một môi trường học tập thuận tiện, linh hoạt và tiết kiệm thời gian. Các học viên có thể học tập bất cứ khi nào và bất cứ đâu thông qua các thiết bị di động và máy tính kết nối internet. Điều này giúp các học viên linh hoạt điều chỉnh thời gian học tập phù hợp với lịch trình công việc của mình. Còn chần chờ gì nữa mà hãy nhanh tay đăng ký ngay thôi!
Nguồn: vnexpress, thegioididong, baoleuvietnam