logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Tôi đã được tăng lương như thế nào nhờ có bằng ngôn ngữ Anh- Đại học mở Hà Nội?

07:44 13/06/2021

Câu chuyện được chia sẻ bởi một nhân viên văn phòng về hành trình học Tiếng Anh. Từ mất gốc Tiếng Anh đến đạt được vị cao ở  một công ty quốc tế. Hi vọng câu chuyện này sẽ là động lực, tiếp thêm sức mạnh thôi thúc các bạn sinh viên cũng như là người đi làm trong việc học ngôn ngữ Anh.

Mất gốc Tiếng Anh

mất gốc tiếng anh

Tham khảo thêm:

Muốn thăng tiến hãy học đại học trực tuyến         

4 kỹ năng thực mà lớp học “ảo” mang lại cho bạn

Câu chuyện về tầm quan trọng của Tiếng Anh thực sự không còn là cái gì đó quá xa lạ với mọi người. Trong nhận thức, chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ Anh cũng quan trọng thế đấy, nhưng không phải ai cũng có sự cố gắng để đánh đổi, để đạt được nó. Người ta nói: có thêm ngôn ngữ thì vứt đâu cũng sống.  Nhưng còn trẻ mà, ham chơi mà nên suy nghĩ rất nông cạn. Tôi tự cho mình một nguyên tắc sống “cứ chơi đi vì tuổi trẻ đâu hai lần thắm lại”….Vì vậy, tôi không bỏ sót bất cứ cuộc alo nào của bạn bè.  Tôi luôn trong trạng thái sẵn sàng “alo là có mặt”. Bởi kỷ niệm là thứ mà sau này có tiền cũng chẳng mua được. Chị em ta cứ hết mình chơi cùng nhau, tương lai đã có số phận lo rồi.

Đấy, với cái suy nghĩ tưởng rằng là “lạc quan” đó mà tôi đã vô tình tạo ra vô số rào cản giữa bản thân và sự thành công. Sa vào các cuộc chơi nên tôi gần như mất gốc tiếng Anh. Không biết gì mấy ngoài mấy câu “Hello” and “Goodbye” mà đến đứa trẻ con cũng nói được. Mất đi căn bản khiến tôi càng trở nên chán ngán việc học Tiếng Anh. 

Đi học thì điểm Tiếng Anh luôn đứng ở top đầu lớp từ cuối lên. Điều này khiến tôi vô cùng xấu hổ với bạn bè. Thậm chí ám ảnh việc đến lớp, việc đi học. Tôi sợ lắm mỗi khi bị cô gọi tên.

Khó khăn, cơ hội kém khi không có ngôn ngữ Anh

Cơ hội kém

Thực sự, việc không có ngôn ngữ Anh là cả một quá trình khó khăn đối với tôi không chỉ ở trên lớp mà ngay cả khi đi làm thêm.

Hồi ấy là năm 2 đại học. Tôi và một bạn cùng đi làm part-time ở một nhà hàng tại trung tâm thành phố. Hai đứa cùng làm ở vị trí nhân viên order, cùng một thời gian như nhau, cùng một khối lượng công việc như nhau. Nhưng mức lương của bạn lúc nào cũng gấp 2 thậm chí gấp 3 lần lương của tôi. Bởi vì bạn biết Tiếng Anh. Bạn có thể nói chuyện, có thể giao tiếp với khách hàng nước ngoài. Do đó, bạn luôn được nhận tip ( tiền thưởng từ khách hàng nước ngoài), tiền thưởng từ quản lý. Bạn được ưu tiên giao cho khối công việc nhẹ nhàng hơn, bạn còn nhận được nhận mức lương cao hơn. Và rồi đến năm 4, bạn vừa đi học lại vừa được nhận lời mời làm quản lý nhà hàng. Còn tôi thì vẫn chỉ là một nhân viên order part-time.

Đấy, có thể thấy với một nhân viên bồi bàn thì có kiến thức về Tiếng Anh cũng hữu ích lắm ấy! Tôi dần ý thức được việc học Tiếng Anh hơn. Tuy nhiên nó chỉ là ý nghĩ  xuất hiện trong đầu thôi. Chưa có gì thực sự là động lực  thôi thúc sự hiếu học bùng dậy trong tôi. Bởi tôi vẫn nghĩ đấy chỉ là việc làm thêm thôi thì quan trọng gì. Mình vẫn được bố mẹ nuôi cơ mà.

Hành trình quyết tâm, mở rộng cơ hội trau dồi ngôn ngữ Anh

ngon ngu anh

Cho đến khi tốt nghiệp bằng Kinh tế. Ra trường tìm kiếm việc làm, tôi thực sự nhận ra một lỗ hổng trong quá trình tích lũy kiến thức của mình. Thị trường việc làm thực sự khắc nghiệt.

Vác bằng đi đâu xin, người ta cũng hỏi “có bằng ngôn ngữ Anh không?”. Tôi bị rất nhiều công ty từ chối vì không có Tiếng Anh, thậm chí bằng Kinh tế giỏi cũng bị xua tay. Đương nhiên rồi, chỉ với bằng kinh tế này thì làm sao mà tôi có thể vượt trội hơn các ứng viên khác? Làm sao tôi có cơ hội làm trong công ty lớn? Và lấy gì để đòi hỏi một mức lương cao chỉ với số kiến thức như vậy? Và rồi tôi đi làm với một mức lương lẹt đẹt, không bằng lương của một công nhân- một người chỉ tốt nghiệp THPT.

Tôi quyết định đi học Tiếng Anh. Nhưng với một người đi làm như tôi thời gian đâu mà cắp sách đến trường. Tôi tìm hiểu trên mạng và đăng ký một trung tâm Tiếng Anh. Sau 2 khóa học, tôi thấy tiếng Anh của tôi cũng chả khác là bao. Hơn nữa, đối với một người đi làm, việc sắp xếp thời gian đi học thực sự là cả một vấn đề. Đó còn chưa kể đến thời gian tôi di chuyển từ nhà đến trung tâm học.

Tìm ra môi trường học ngôn ngữ Anh phù hợp

ngon ngu anh

Sau đó tôi được một người bạn giới thiệu chương trình đại học từ xa của Trường Đại Học Mở Hà Nội. Chương trình đại học trực tuyến rất phù hợp với người đi làm bận rộn như tôi. Sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ được nhận bằng ngôn ngữ Anh không khác gì một sinh viên học trực tiếp tại trường.

Tìm hiểu kĩ càng, tôi thấy rất phù hợp với bản thân nên đã đăng ký ngay. Vừa được đi làm, vừa có bằng đại học ngôn ngữ Anh, vừa được tìm hiểu sâu về ngôn ngữ Anh chuyên ngành Kinh tế. Vậy tội gì không đăng ký!

Và đó cũng chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của tôi. Tôi tìm được niềm yêu thích trong việc học Tiếng Anh bởi phương pháp giảng dạy ở nơi đây khác hẳn với thời tôi học THPT, khác hẳn với các trung tâm đang nhan nhẳn ngoài kia.

Tôi tự tin hơn trong việc giao tiếp Tiếng Anh. Và rồi công việc của tôi cũng dễ dàng hơn. Tôi được đi công tác, học hỏi  ở nước ngoài, được sếp giao cho ký hợp đồng quốc tế. Mức lương lúc ấy được tính bằng tiền đô chứ không phải mấy chục nghìn như hồi sinh viên làm nhân viên bồi bàn. Và với cái bằng ngôn ngữ Anh ấy, tôi đã dần làm chủ công việc hơn. Tôi được rất nhiều công ty săn đón với một vị trí cao hơn thay vì trước đây luôn phải lo lắng tìm việc. Bản thân tôi có quyền chọn công ty, có nhiều sự lựa chọn hơn.

Đúng là sự cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng. Chẳng ai có thể tháo dỡ cái rào cản đến với sự thành công ngoài sự cố gắng nỗ lực của chính chúng ta. Việc học không bao giờ là thừa. Và với tư cách là người từng trải, tôi khuyên cách bạn hãy trau dồi cho mình một bằng ngôn ngữ thứ hai để có cơ hội thăng tiến trong công việc. Thực sự có ngôn ngữ “ vứt đâu cũng sống”.


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...