logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Phương pháp đặt câu hỏi khi học đại học trực tuyến

03:49 18/06/2021

Bạn nên đặt câu hỏi phản biện, chủ đề mở… và đừng ngại tranh luận với người hướng dẫn (mentor). Trong lớp học truyền thống, một người đặt câu hỏi, cả lớp nghe đáp án trả lời. Điều này đôi khi khiến nhiều bạn trở nên thụ động, chờ đợi người khác hỏi thay vấn đề mình quan tâm.

Với học đại học trực tuyến, đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng không thể thiếu. Phương pháp đòi hỏi bạn phải hoàn toàn chủ động trong tư duy và tiếp thu tri thức, bởi học viên kết nối với bài giảng và người hướng dẫn qua Internet.

Bạn nên đặt câu hỏi phản biện, chủ đề mở… và đừng ngại tranh luận với người hướng dẫn (mentor).  Còn Trong lớp học truyền thống, một người đặt câu hỏi, cả lớp nghe đáp án trả lời. Điều này đôi khi khiến nhiều bạn trở nên thụ động, chờ đợi người khác hỏi thay vấn đề mình quan tâm.

Học viên cần chủ động tìm tòi vấn đề, đặt câu hỏi để đào sâu, củng cố và làm chủ kiến thức từng môn học. Càng đưa ra nhiều câu hỏi, bạn càng tiếp thu được nhiều kiến thức mở rộng, hoặc làm rõ những kiến thức còn mơ hồ trong bài giảng.

Tư duy đặt câu hỏi

Xem thêm:

5 Phương Pháp Để Học Trực Tuyến Hiệu Quả

Phương Pháp Học Tập Hữu Ích Cho Sinh Viên Đại Học Trực Tuyến

Dưới đây là những lưu ý khi đặt câu hỏi trong quá trình học trực tuyến

Không đặt câu hỏi thừa

Câu hỏi thừa

Câu hỏi hay mang đến cho bạn câu trả lời giàu kiến thức. Vì thế, bạn cần nghiên cứu sâu về vấn đề được hỏi. Môi trường học trực tuyến thực tế hỗ trợ hiệu quả cho yêu cầu này. Bạn không nhất thiết phải hỏi ngay tại lớp, mà có thêm nhiều thời gian tìm kiếm kiến thức trên mạng sau khi nghe giảng.

Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được những câu hỏi thừa, đưa ra câu hỏi tập trung về những vấn đề không thể tìm kiếm hoặc cần tới kinh nghiệm của người hướng dẫn.

Đặt câu hỏi mở

không đặt câu hỏi Yes/No

Câu hỏi hay có thể mở ra cả cuộc hội thoại. Tránh hỏi những câu có thể trả lời bằng một từ: Đúng – sai, có – không. Câu hỏi kết thúc bằng cụm từ “là gì”, như thế nào”, “ra sao” sẽ gợi mở đáp án với nhiều chi tiết khác nhau, người hỏi sẽ nhận được câu trả lời đầy đủ và thú vị ngoài dự đoán.

Lê Anh Sang – học viên trường đại học trực tuyến EHOU vừa kết thúc phần nội dung về điện toán đám mây và muốn tìm hiểu thêm về Google Cloud. Anh Sang đã hỏi người hướng dẫn rằng: “Cấu tạo và cách hoạt động của Google Cloud ra sao”; “Ổ cứng dung lượng bao nhiêu mới đủ”; “Trung tâm dữ liệu của Google đặt ở nước nào thuộc châu Á?”.

Anh Sang đã nhận được câu trả lời chi tiết như sau: “Cloud là công nghệ điện toán đám mây. Google Cloud là một hệ thống các dịch vụ của Google được chạy trên một hạ tầng chung.

Phía sau Cloud là hệ thống các máy tính lớn hơn, em có 20 máy kết nối cloud thì các máy tính của hệ thống đó có thể đáp ứng cỡ 200 máy. Chúng đều có ổ cứng dung lượng cực lớn để lưu trữ dữ liệu. Các máy này được đặt tại các trung tâm lớn, gọi là trung tâm dữ liệu (data center – server center).

Đây là một trong hàng nghìn cuộc đối thoại vẫn diễn ra hàng ngày giữa học viên và người hướng dẫn (mentor) trên hệ thống EHOU. Việc đặt câu hỏi sau bài giảng giúp học viên kết nối được những thông tin này với những điều đã biết, tạo nên hệ thống kiến thức mạch lạc.

Đưa ra câu hỏi phản biện

Tư duy phản biện khi học trực tuyến

Hạn chế lớn nhất trong việc học là tâm lý ngại đặt hỏi trái chiều, tỏ ý kiến bất đồng với giáo viên. Với phương pháp học đại học trực tuyến qua mạng, bạn nên sử dụng tư duy phản biện để có nhiều góc nhìn, đừng ngại tranh luận với người hướng dẫn.

Để phá vỡ tâm lý này, trường trực tuyến EHOU thậm chí còn áp dụng quy định số lượng câu hỏi bắt buộc cho mỗi phần học như một tiêu chuẩn tham gia thi cuối kỳ. Nhờ vậy, học viên có thể nhanh chóng thích ứng và nắm vững kiến thức.

Nguồn: VNExpress

Trung tâm dữ liệu của Google gần Việt Nam nhất được đặt ở Singapore. Ở Việt Nam, các công ty lớn như FPT, Viettel đều có các trung tâm dữ liệu của mình”.


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...