Phương pháp học tập hữu ích cho sinh viên đại học trực tuyến
03:50 18/06/2021Lập thời gian biểu, đặt ra mục tiêu, tạo môi trường học tập phù hợp… giúp việc học trực tuyến thành công hơn.
Sinh viên học đại học trực tuyến thường linh hoạt và thoải mái về thời gian học. Tuy nhiên, để thành công với hình thức học này, bạn cần duy trì được động lực, tính kỷ luật và ý thức tự giác cao.
Lập thời gian biểu, đặt ra mục tiêu, tạo môi trường học tập phù hợp… giúp việc học trực tuyến thành công hơn. Sinh viên học đại học trực tuyến thường linh hoạt và thoải mái về thời gian học. Tuy nhiên, để thành công với hình thức này, bạn cần duy trì được động lực, tính kỷ luật và ý thức tự giác cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số mẹo giúp việc học trực tuyến thành công hơn.
Xem thêm:
Những kỹ năng mà bạn được trau dồi khi tham gia học đại học trực tuyến
Mục lục
Tìm người bạn đồng hành khi học trực tuyến
Bạn cùng tiến nên là một người bạn thân hoặc nhiều người để giúp bạn có thêm hứng thú hơn trong quá trình học. Bạn cùng tiến không nhất thiết phải là những người cùng lớp hoặc cùng trường. Bất kì ai cũng có thể cùng tham gia vào môi trường học tập của bạn. Điều quan trọng là người đó phải khiến bạn yêu thích và có động lực.
Lập thời gian biểu và tạo môi trường học tập
Độ tuổi của sinh viên theo học trực tuyến khá đa dạng, có cả những người đã đi làm, kết hôn và có con. Do đó, việc lập thời gian biểu học tập là điều quan trọng. Nó góp phần giúp người học kịp thời hoàn thành các công việc cần xử lý, tránh tình trạng dồn ứ việc vào một thời gian, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân. Với thời gian biểu cụ thể, bạn cũng có thể điều chỉnh kịp thời mọi việc để chúng không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Mỗi người sẽ có những yêu cầu khác nhau trong việc tạo cho mình một môi trường học tập. Một số người muốn được nghe nhạc hoặc xem tivi ngay trong lúc học trong khi những người khác thì lại cần sự yên tĩnh tuyệt đối.
Việc tạo một không gian học tập sẽ nhắc nhở bạn luôn nhớ mục tiêu, công việc của mình. Ở đó, bạn cảm thấy thoải mái và có đủ những thứ mình cần.
Những người học trực tuyến cũng phải làm bài luận và hoàn thành bài tập thực hành được yêu cầu của khóa học. Quá trình này có thể bị ảnh hưởng hoặc làm phiền bởi bất kỳ ai trong gia đình. Do vậy, bạn có thể thông báo thời gian biểu và kế hoạch của mình với những người thân để tránh bị làm phiền.
Đặt mục tiêu cho bản thân
Thiết lập mục tiêu cụ thể giúp người học xác định được kết quả cuối cùng mình mong muốn. Khi biết chính xác điều mình cần, người học sẽ có thêm động lực để hoàn thành.
Trước mỗi kế hoạch học tập, bạn cần biết rõ bản thân phải chuẩn bị những gì. Điều này góp phần làm tăng hứng thú học tập.
Tìm kiếm những sự trợ giúp nếu tham gia học trực tuyến
Trở thành một sinh viên học trực tuyến không đồng nghĩa với việc bạn chỉ có một mình. Người hướng dẫn, bạn cùng lớp, giáo viên và các tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ để giúp bạn thành công. Nhiều trường đại học trực tuyến cũng cung cấp các dịch vụ cho sinh viên tương tự như dịch vụ của các trường đại học truyền thống.
Khi gặp bất cứ vấn đề gì, bạn có thể yêu cầu sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ của đơn vị đào tạo.
Đảm bảo sức khỏe để học tập
Trước khi ngồi vào bàn học, cơ thể bạn cần được bổ sung đầy đủ protein (thịt, gia cầm, hạt, trứng), carbohydrate (trái cây và rau quả) và chất béo (bơ, dầu dừa, pho mát, sữa). Các nguồn dinh dưỡng tự nhiên sẽ giúp người học nâng cao sự tập trung, bền bỉ và đảm bảo những năng lượng cần thiết cho quá trình học tập.
Bạn nên tránh ăn những món chứa nhiều đường như nước soda, kẹo và bánh mì để tránh cảm giác mụ mẫm, mệt mỏi. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng là một cách để giữ cơ thể hoạt động ở trạng thái tốt. Nước không chỉ tốt cho da mà còn giúp bạn tránh khỏi bệnh đau đầu và thèm ăn vặt một cách không cần thiết.
Bên cạnh chế độ ăn uống, người học cũng cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Dù ngắn hay dài, khoảng thời gian này cũng rất quan trọng, bởi nó giúp bạn thư giãn và sẵn sàng quay trở lại bàn học một cách thoải mái.
Nhắc lại những điều đã học
Một cách để đảm bảo bạn đã sẵn sàng cho các bài kiểm tra đó là hãy thử dạy lại các kiến thức mà mình đã học được. Từ những ghi chú, máy tính và sách vở bạn dùng để ghi chép trong quá trình học, hãy hệ thống lại các kiến thức đó và thử trình bày chúng. Điều này giúp người học nhận ra những kiến thức nào đã chắc chắn, những kiến thức nào mình cần xem lại.
Nguồn: VNExpress