logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Ngành Ngân hàng – Xu hướng phát triển mới trong thời đại 4.0

09:19 19/03/2021

Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng tác động sâu và rộng đến ngành Ngân hàng. Điều này có thể nhìn thấy rõ qua xu hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới với tính năng, tiện ích vượt trội cho các khách hàng.

Số hoá ngân hàng – xu hướng tất yếu

Một trong những xu hướng được đánh giá phát triển nhất là ngân hàng số. Phát triển ngân hàng số đã không còn là một lựa chọn mà trở thành nhu cầu tất yếu, thúc đẩy các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và giao dịch tài chính. Đây cũng là xu hướng của ngành Ngân hàng nhằm góp phần đẩy mạnh triển khai định hướng tài chính toàn diện (Financial Inclusion).

Điểm nhấn trong thời gian qua là dịch vụ ví điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đạt được tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng cũng như giá trị giao dịch. Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 4,2 triệu ví điện tử đã liên kết với tài khoản ngân hàng và trong năm 2018, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý 214 triệu giao dịch, đạt giá trị 91.000 tỷ đồng.

Hạ tầng thanh toán cũng phát triển mạnh. Tính đến cuối quý I/2019, cả nước có 18.668 máy ATM, 261.705 máy POS được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học… Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng trong quý đầu năm, đạt 65 triệu giao dịch với tổng số tiền 171.000 tỷ đồng.

Các ngân hàng cũng như các tổ chức TGTT đã cung ứng dịch vụ cho nhiều lĩnh vực: thanh toán tiền điện, tiền nước, học phí, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, giao dịch chứng khoán, thanh toán vé máy bay, tàu hỏa, vé xem phim, cước truyền hình, viễn thông, nạp rút ví điện tử…

Bên cạnh các dịch vụ tài chính phục vụ dân cư, các ngân hàng còn thực hiện phối hợp với các bộ, ngành không ngừng cải cách thủ tục hành chính. Việc thu nộp ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính phối hợp cùng NHTM từng bước điện tử hóa. Hiện khoảng 95% các khoản thu nộp thuế xuất nhập khẩu được thực hiện dưới các hình thức điện tử của NHTM hoặc qua cổng thông tin của Tổng cục Hải quan.

cong nghe thong tin

Những thách thức của ngành ngân hàng

Sự phát triển của các xu hướng mới này mang lại nhiều lợi ích lớn cho người sử dụng, ngân hàng, và cả nền kinh tế. Tuy nhiên xu hướng này cũng vấp phải nhiều rào cản. Rào cản lớn nhất hiện nay đó là thói quen sử dụng tiền mặt và nhận thức của người dân. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử.

Hiện nay, hầu hết giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước và người dân, DN trên các cổng dịch vụ công chưa có quy định thống nhất, chưa có cơ chế xác thực định danh người sử dụng đảm bảo an toàn. Vì vậy, đại diện Viện Chiến lược NHNN kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xác thực và định danh điện tử đa dạng, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong giao dịch điện tử.

Một trong những giải pháp để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là tạo ra ưu đãi về mặt tài chính cho người tiêu dùng và DN bán hàng khi sử dụng thanh toán điện tử. Kinh nghiệm tại một số nước cho thấy, Chính phủ có thể đưa ra những chính sách như giảm thuế giá trị gia tăng hoặc giảm thuế thu nhập khi sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Cơ hội lớn trong quá trình phát triển

Cuộc CMCN 4.0 mang đến những cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gia tăng việc tiếp cận thị trường quốc tế cho các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng Việt Nam có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và đầu tư qua biên giới thông qua các hiệp định đối tác thương mại mà Việt Nam là thành viên. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, không chỉ các “ông lớn” mà toàn hệ thống các ngân hàng Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội vươn cánh tay ra ngoài lãnh thổ, mở rộng phạm vi hoạt động và tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế nếu kịp thời nắm bắt được lợi thế của cuộc cách mạng này. Các ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng mang tính chất toàn cầu, có tính chuyên nghiệp cao; đồng thời người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều hơn những lợi ích từ sân chơi này.

công nghệ thông tin

Nhân lực ngành ngân hàng trong thời đại 4.0

Nhiều năm nay, các ngân hàng thương mại vẫn loay hoay với bài toán nhân sự, thừa cũng thừa mà thiếu thì cũng thiếu. Và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng chạy đua phát triển công nghệ, phát triển ngân hàng số thì thách thức về nhân lực với các nhà băng còn lớn hơn. Các ngân hàng sẽ phải đối mặt với bài toán nhân sự khó hơn trong tương lai, mà thậm chí hiện tại cũng đã xảy ra.

Kết quả một cuộc khảo sát với các ngân hàng gần đây, có 3 thách thức lớn nhất trong công tác tuyển dụng hiện nay. Trong đó 26% là thách thức đến từ mức lương và chế độ đãi ngộ cạnh tranh. Ngoài ra, đáng chú ý tỷ lệ nghỉ việc, bỏ việc trong ngành rất cao lên tới 21%. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nhận định đang thiếu ứng viên trầm trọng.

Nguồn nhân sự chất lượng cao cho ngân hàng hiện nay đòi hỏi phải có 3 trong 1, bao gồm kiến thức về công nghệ, tài chính và ngoại ngữ. Nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn chiếm chủ yếu trong lao động ngành ngân hàng hiện nay, có tới 90% có kỹ năng chuyên môn tài chính nhưng lại không có kỹ năng về IT và thiếu hụt ngoại ngữ.

Trong khi đó, nhân sự giỏi IT thì lại không giỏi chuyên môn khiến lập trình ứng dụng hiệu quả không cao, mâu thuẫn tác nghiệp. Nhân sự cấp cao các ngân hàng hiện nay thường ít am hiểu về IT dẫn tới quyết định chậm hoặc sai lầm khi đầu tư về công nghệ. Có những phó tổng ở các ngân hàng thương mại chuyên về IT nhưng am hiểu về chuyên môn quản trị tài chính thì yếu hơn.

Vậy, giải pháp cho những banker đang làm việc, tiếp cận được mức lương và những vị trí cao hơn là gì? Ngoài kiến thức về chuyên môn, các banker cần có thêm ít nhất kỹ năng về ngoại ngữ. Sau đó đến kỹ năng công nghệ.

Phương pháp học Đại học trực tuyến ngành ngôn ngữ anhngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Mở Hà Nội rất phù hợp cho người đang đi làm. Chủ động thời gian học mà vẫn có thể nhận bằng cử nhân Đại học ngành Ngôn Ngữ Anh và Công nghệ thông tin uy tín và chất lượng.

Đăng ký học thử chương trình cử nhân Đại học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin và ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Mở ngay tại đây!
Hotline liên hệ: 0919240116


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...