logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Ngành luật và luật kinh tế có gì khác nhau ?

04:34 23/09/2021

Định nghĩa luật học là gì?

Luật học là một ngành khoa học pháp lý tập trung nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn pháp lý của Việt Nam và quốc tế.

Luật học trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật như Luật Hiến pháp, luật hình sự, luật dân sự, luật đất đai, luật thương mại, luật lao động…. Đồng thời, luật học bổ sung thêm kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

Sản phẩm được tạo ra từ chương trình đào tạo là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn và năng lực thực tiễn vững vàng. Đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để giải quyết công việc liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

Xem thêm:

8 Quốc Gia Dẫn Đầu Về Giáo Dục Bằng Cấp Cao Đẳng/Đại Học Từ Xa

Học Tài Chính – Ngân Hàng, Không Dễ Nhưng Đáng Để Học.

Ngành Luật và Luật Kinh tế có gì khác nhau?

Trước khi đưa ra quyết định nên học Luật hay Luật Kinh tế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Ngành Luật và Luật Kinh tế có gì khác nhau nhé.

Đối với Ngành Luật

Đối Với Ngành Luật

Đứng trước những vấn đề còn tồn đọng trong xã hội như bạo lực, tranh chấp, các vấn đề về hôn nhân gia đình…..những người được giao nhiệm vụ “cán cân pháp luật” cần dấn thân vào quá trình điều tra để tìm ra sự thật, đấu tranh nhằm mục đích tìm công bằng và lẽ phải. Những người đảm nhận công việc này, ngoài sở hữu “tinh thần thép” ra thì cần phải có khả năng tư duy, quan sát nhạy bén và nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc.

Chính vì vậy Ngành Luật được đào tạo tại các trường Đại học hiện nay mang đến cho sinh viên nhiều lợi thế.

Chương trình đào tạo

  • Cung cấp kiến thức chuyên sâu về pháp luật
  • Đào tạo cách phán đoán sự việc
  • Phương pháp vận dụng, xử lý sự việc, vấn đề một cách linh hoạt thông qua các quy định pháp luật.
  • Các cách thức hỗ trợ người dân và các tổ chức, đơn vị xử lý vấn đề liên quan đến pháp luật.

Kiến thức chuyên ngành

Sinh viên được trang bị các kiến thức về:

  • Luật Lao động
  • Luật Hành chính
  • Luật Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán
  • Luật Đất đai
  • Luật Thương mại
  • Nghề luật và Đạo đức nghề Luật
  • Luật Sở hữu trí tuệ
  • Luật Hình sự
  • Y đức…..

Song song với kiến thức chuyên sâu về pháp luật và thuật ngữ pháp lý, sinh viên sẽ được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết như:

  • Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ việc dân sự
  • Kỹ năng nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại
  • Kỹ năng tư duy pháp lý
  • Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ…….

Môi trường học tập

Với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực Ngành Luật chất lượng cao, các trường Đại học trên toàn quốc không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, tạo ra môi trường học tập tốt, được trang bị:

  • Phòng Tư liệu,
  • Phòng Thực hành Đa phương tiện,
  • Phòng Thực hành Pháp lý

Vị trí việc làm

Được chú trọng đào tạo đồng thời trải qua một quá trình đào tạo chuyên sâu, sinh viên Ngành Luật nhanh chóng thành thạo trong việc vận dụng các kiến thức, nền tảng khoa học xã hội và nhân văn, KHTN và kiến thức lý luận, pháp lý vào việc giải quyết mọi vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan hiện nay.

Đối với Ngành Luật Kinh tế

Ngành Luật Kinh Tế

Với một nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập như hiện nay, mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng được đẩy mạnh. Chính vì vậy nhu cầu nhân lực về Ngành Luật Kinh tế trong việc thiết lập hành lang pháp lý và giải quyết vấn đề liên quan đến các chính sách kinh tế là điều cần thiết. Đó cũng chính là lý do khiến Luật Kinh tế trở thành ngành học được nhiều ngôi trường chú trọng đào tạo hiện nay. Cùng tìm hiểu xem chương trình đào tạo ngành luật kinh tế như thế nào và học luật kinh tế được trang bị những kiến thức gì nhé!

Kiến thức chuyên ngành

Theo học Ngành Luật Kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức:

  • Giải quyết các tình huống, vấn đề trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và quản lý nhà nước về kinh doanh và thương mại.
  • Xử lý các vấn đề nảy sinh trong các hoạt động về kinh tế như tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán hay ngân hàng.
  • Thực hiện các thủ tục về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự
  • Vận dụng các quy định của pháp luật để tham gia, tư vấn, bào chữa cho các đơn vị, các bên tranh chấp trong kinh doanh.
  • Thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật.

Vị trí việc làm

Dựa vào nền tảng kiến thức đã học cùng kỹ năng toàn diện, cử nhân học luật kinh tế ra làm gì? sau khi ra trường sinh viên có cơ hội làm việc trong các tổ chức cơ quan, nhà nước hay các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số công việc các bạn có thể đảm nhận như:

  • Làm việc trong các doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý đảm nhận các công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng…..
  • Làm việc trong các cơ quan nhà nước hay tòa án các cấp, viện kiểm sát, công an….
  • Làm việc trong các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật, văn phòng luật sư hay các công ty luật…
  • Làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo….

Như vậy có thể thấy, dù học Luật hay Luật Kinh tế, sinh viên cũng đều được trang bị rất nhiều kiến thức, kỹ năng, đồng thời có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Hiện nay chương trình Elearning của EHOU có cả ngành luật và kinh tế luật bạn có thể tham khảo ngay tại đây


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...