Ngành Luật kinh tế là gì? Học luật kinh tế ra làm gì?
09:51 27/04/2021“Ngành Luật kinh tế là gì? Học luật kinh tế ra làm gì?” là những vấn đề mà các bạn thí sinh cần phải quan tâm khi muốn theo học ngành học mới mẻ này.
Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), APEC và TPP, qua đó sẽ mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” cho những ai đam mê theo đuổi nhóm ngành Luật, đặc biệt là Luật kinh tế nhằm phục vụ cũng như tham gia vào bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu này, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Luật kinh tế sẽ luôn là đối tượng “săn đón” của các nhà tuyển dụng. Vậy
Học luật kinh tế ra làm gì?
Nội dung bài viết
1. Ngành Luật kinh tế là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm Luật kinh tế ta phải hiểu một khái niệm có liên quan đó là pháp luật kinh tế.
Pháp luật kinh tế là một hỗn hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế trong xã hội. Pháp luật kinh tế bao gồm các quy phạm pháp luật của các ngành luật có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế và các hoạt động kinh doanh. Pháp luật kinh tế bao gồm các ngành Luật sau: Luật kinh tế, Luật tài chính – ngân hàng, Luật lao động, Luật đất đai và môi trường.
Theo khái niệm trên, Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật kinh tế. Nó là một ngành Luật độc lập. Luật kinh tế được hiểu một các chung nhất thì nó là tổng thể các quy phạm pháp luật mà với các quy phạm đó nhà nước tác động vào các tác nhân tham gia đời sống kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điều chỉnh của nhà nước.
2. Ngành Luật kinh tế học những gì?
Sinh viên ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng…
Ngành Luật kinh tế được đào tạo ở nhiều trường như Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh tế Tp.HCM…
>> Xem thêm:
3. Học luật kinh tế ra làm gì?
Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Vậy, Học luật kinh tế ra làm gì? Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:
– Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
– Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
– Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
– Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
4. Học ngành Luật Kinh tế ra làm việc ở đâu?
Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:
– Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
– Cơ quan nhà nước các cấp;
– Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
– Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục
>> Xem thêm: Luật kinh tế Đại học Mở Hà Nội
5. Ngành Luật kinh tế: Tương lai rộng mở trong xu thế toàn cầu hóa
Sự nhạy bén và am tường kiến thức của các chuyên gia về Luật kinh tế sẽ góp phần đảm bảo quá trình vận hành bền vững cho doanh nghiệp, mở rộng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi hơn. Ngành Luật kinh tế vì thế được xem là một ngành không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại.
Theo đó, quá trình đào tạo những chuyên gia Luật trình độ cao trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, có kỹ năng chuyên sâu về kinh tế, đảm đương tốt việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh sẽ trở thành yếu tố chủ đạo trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và học ngành luật Kinh tế, thì Chương trình đào tạo từ xa – Đại học Mở Hà Nội sẽ là một lựa chọn phù hợp. Nhanh tay đăng ký hoặc gọi Hotline 0919.240.116 để nhận tư vấn về lộ trình, chương trình học nhé