Trong Một Cuộc Phỏng Vấn, Bạn Sẽ Là Kiểu Ứng Viên Nào?
01:52 26/01/2021Nhà tuyển dụng đều được biết đến với những câu hỏi phỏng vấn khó nhằn. Vài người yêu cầu bạn giải quyết một vấn đề nan giải, trong khi những người khác tập trung vào khía cạnh tính cách hoặc những cột mốc quan trọng bạn đã từng trải qua. Trong đó có một câu hỏi gây ám ảnh cho hầu hết những người tìm việc “Bạn thấy mình là kiểu người như thế nào?”
Ai đi xin việc cũng nên lường trước những câu hỏi dạng này. Và chúng ta cần chuẩn bị tinh thần trả lời chúng kể cả trong những tình huống khó xử. Bản thân câu hỏi chính là nhằm mục đích quan sát những suy nghĩ đầu tiên và xem cách bạn phản ứng với các câu hỏi mang tính bất ngờ ấy.
Dù cho câu hỏi khó đến đâu cũng đừng sợ. Hãy chuẩn bị trước và hiểu rõ được cách mô tả bản thân. Không có câu trả lời nào hoàn toàn đúng hay sai – miễn là bạn đừng lôi những chuyện xấu hổ từ hồi xưa lắc xưa lơ vào buổi phỏng vấn. Lời khuyên quan trọng nhất là “hãy trung thực và là chính mình.” Hãy cẩn thận xem xét câu trả lời và nhớ uốn lưỡi bảy lần trước khi trình bày.
Dưới đây là một số mẹo để biết cách mô tả bản thân trong một cuộc phỏng vấn:
Mục lục
1. Người kiếm tiền giỏi.
Điểm mấu chốt đối với mọi người quản lý tuyển dụng là … lợi nhuận. Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền cho công ty của họ? Họ tuyển bạn chỉ để khỏa lấp vào vị trí trống hay làm được một việc vô nghĩa nào đó. Nhà tuyển dụng muốn những ứng viên sẽ có thể mang lại lợi ích và khiến khoản đầu tư – chính là việc tuyển dụng, trở nên xứng đáng. Hãy thử những ví dụ sau về cách mô tả bản thân bạn trong một cuộc phỏng vấn:
“Tôi là một nhà đàm phán biết tập trung vào khách hàng. Tôi giỏi trong việc xác định nhu cầu của thị trường và phân bổ nguồn lực của công ty để đáp ứng những mong muốn ấy.”
“Tôi là người chủ động đặt ra mục tiêu, và là người sẵn sàng thay đổi đích đến của mình để phù hợp với sứ mệnh của công ty.”
2. Người xông xáo, năng nổ.
Cùng quan điểm đó, các công ty muốn những ứng viên có thể thăng tiến và đưa ra được quyết định trong những tình huống khó khăn. Mặc dù lợi nhuận luôn được ưu tiên, nhưng nhân viên làm việc hiệu suất cao và sự cống hiến tận tụy luôn nhận được sự yêu thích từ mọi CEO. Hãy cho người tuyển dụng thấy rằng bạn biết cách đặt mục tiêu, hoàn thành công việc và có cam kết cũng như động lực vượt qua những ứng viên khác. Nếu bạn là kiểu người như vậy, hãy thử những câu trả lời sau:
“Tôi tin rằng giá trị của một người không được đo bằng những gì họ có thể làm, mà bằng cách họ làm điều đó như thế nào.”
“Nhân viên, các thành viên trong nhóm là khoản đầu tư thông minh và có giá trị nhất”.
3. Các ứng cử viên trung thành.
Sự cống hiến chỉ xuất phát từ lòng trung thành và mong muốn giúp công ty của bạn thành công. Các CEO nhận ra đây là một đặc điểm hiếm có và đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của nhân viên nói riêng và toàn công ty nói chung. Sử dụng các tính từ phù hợp để mô tả bản thân trong cuộc phỏng vấn có thể giúp phác họa được bạn là một nhân viên trung thành! Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những câu trả lời cho thấy bạn sẽ gắn bó lâu dài, bền vững với công ty. Họ không bao giờ muốn thuê một ứng viên có thể nhảy việc ngay khi có cơ hội thăng tiến. Sử dụng những câu trả lời sau để thể hiện lòng trung thành với người sếp sau này của bạn:
“Mục tiêu và sự thành công là đích đến của tôi. Nhưng tôi không đo lường thành công bằng việc hoàn thành một dự án hay giành được hợp đồng. Thành công chỉ đến từ việc giữ vững mục tiêu và sẵn sàng chiến đấu vượt qua những giai đoạn khó khăn để đạt được mục tiêu ấy”.
“Đối với tôi, sự ổn định rất quan trọng. Nhưng tôi nhận ra những con đường phía trước không phải lúc nào cũng bằng phẳng hay trải đầy hoa hồng. Tôi tin rằng những thời điểm khó khăn là mấu chốt giúp định hình lại một công ty và thành viên trong nhóm. ”
4. Người cầu tiến.
Tầm ảnh hưởng của lòng trung thành không phải là vô hạn. Lòng trung thành có thể có ích khi công ty gặp khó khăn và và lúc này sự cống hiến lâu dài rất quan trọng. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng tìm kiếm người có khao khát được phát triển bản thân chứ không phải trung thành mà mà trì trệ và thụ động. Hãy cho họ thấy rằng bạn có mong muốn tiến lên và có được những cái nhìn sâu sắc trong công việc. Những câu trả lời này sẽ thể hiện bạn là người sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển và học tập:
“Khát khao phát triển của tôi gắn liền với thành công trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, tôi cũng đồng thời là một người thích mày mò, tìm hiểu và say mê với mọi thứ liên quan đến công việc.”
“Một trong những mục tiêu cá nhân của tôi là học một kỹ năng mới mỗi tháng. Cho dù học về một công cụ mới để quản lý email hay tham gia một lớp học tiếp thị, mỗi kỹ năng mới sẽ bước đệm giúp tôi vươn đến một cột mốc sự nghiệp cao hơn ”.
5. Người có định hướng mục tiêu rõ ràng.
Chúng ta đã thảo luận về các mục tiêu và tạo ra một lộ trình đi đến thành công và lập kế hoạch cũng như gắn bó với chúng. Tuy nhiên, những người tuyển dụng muốn bạn có thể làm điều tương tự cho công ty và tổng hòa được mục tiêu cá nhân vào sứ mệnh của công ty. Có hai cách cơ bản để làm điều này khi mô tả bản thân trong một cuộc phỏng vấn. Bạn có thể thực hiện cách tiếp cận trực tiếp biến tấu sứ mệnh của công ty làm mục tiêu cá nhân của riêng bạn. Cách tiếp cận gián tiếp yêu cầu bạn sử dụng các câu trả lời và tính từ để mô tả được bạn là một người linh hoạt, luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu:
“Thành công cá nhân chỉ là một khía cạnh trong sự nghiệp của tôi mà thôi. Tôi sẽ không thể nào đạt được thành công nếu không học cách suy xét thiệt hại và cố gắng đem lại cho công ty nguồn lợi lớn nhất.”
“Trước khi đảm nhận một dự án hoặc đàm phán với khách hàng, tôi xem xét các mục tiêu của dự án, nhu cầu của khách hàng và các giá trị của công ty. Tôi tin rằng điều quan trọng là dùng những việc mà tôi làm để nói lên được chất lượng của công ty và cho những người khác biết về những gì chúng tôi đang có.”
6. Nhân viên giỏi chăm sóc khách hàng.
Trung thành và tận tâm với công ty là một chuyện. Sự cống hiến dành cho khách hàng lại là một việc hoàn toàn khác. Các nhà tuyển dụng biết thành công kinh doanh của họ đến từ những khách hàng hạnh phúc và thành đạt. Kỹ năng giao tiếp và quan hệ khách hàng tốt là yêu cầu cho bất kỳ vị trí nào. Điều này vượt xa phương châm “khách hàng luôn đúng”. Hãy thử những câu trả lời sau khi mô tả bản thân trong một cuộc phỏng vấn để cho thấy bạn có thể đưa doanh nghiệp và khách hàng của họ lên một tầm cao mới:
“Bạn bè thường nhận xét tôi là kiểu ‘con của mọi nhà’’. Tôi cho rằng điều này đồng nghĩa với việc tôi giỏi đồng cảm và tôn trọng. Tôi nhìn nhận vấn đề của khách hàng và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thực sự ”.
“Tôi là một người hướng ngoại. Đây là một ưu điểm nổi bật giúp ích cho chặng đường sự nghiệp của tôi. Khách hàng muốn các giải pháp đáp ứng được nhu cầu của họ. Và chỉ những người biết lắng nghe và thể hiện được lòng trắc ẩn mới có thể giúp khách hàng hoàn thành những yêu cầu ấy. ”
7. Ứng viên có trách nhiệm.
Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và vươn lên. Nhà tuyển dụng biết bạn không hoàn hảo và đã từng mắc ít nhất một lỗi sai trong sự nghiệp của mình. Đừng ngại chia sẻ về sai lầm trong quá khứ, sau đó nhớ cho biết cách xử lý tình huống sau đó và bạn đã rút ra bài học như thế nào. Các nhà tuyển dụng sẽ thực sự ngạc nhiên và phấn khích khi nghe được sự trung thực từ một ứng viên. Nhưng nhiều ứng viên điền vào hồ sơ xin việc, thư xin việc và các câu trả lời phỏng vấn một cách xuề xòa, người phỏng vấn hiếm khi nhìn thấy con người thật của họ. Dưới đây là một vài ví dụ:
“Tôi sẵn sàng thừa nhận lỗi của mình. Con người ta ai cũng mắc sai lầm, nhưng bài học kinh nghiệm sau vấp ngã mới là thứ đáng giá. Một lần tôi gửi email cho một khách hàng tên Sam và gọi khách hàng là “anh ta” (him) vài lần. Sau khi người giám sát thông báo rằng chúng tôi đã thua lỗ khi bán hàng, tôi đã học cách sử dụng các đại từ và từ không giới tính trong giao tiếp ”.
“Giao tiếp với khách hàng rất quan trọng. Một nhân viên nhập dữ liệu rõ ràng đã viết sai chính tả tên của một khách hàng. Tôi đã mạn phép sửa chữa sai lầm. Không chỉ tôi sai mà khách hàng cũng rất khó chịu vì họ đã rất cẩn thận để đảm bảo nhân viên viết đúng tên của họ. Kể từ đó, tôi hỏi tất cả khách hàng để xác nhận rằng chúng tôi có viết đúng chính tả thông tin cá nhân của họ không.“
Điểm mấu chốt: Hãy chuẩn bị kỹ càng.
Việc trả lời câu hỏi phỏng vấn “Bạn là người như thế nào” có thể khiến bạn nản lòng lúc đầu. Thư giãn đi. Nhà tuyển dụng không hẳn là muốn biết mọi thứ về bạn đâu. Nó cũng không phải là một cuộc thẩm vấn. Điều quan trọng là cần chuẩn bị cho câu hỏi và thủ sẵn một vài câu trả lời. Bên cạnh đó, hãy thay đổi câu trả lời của bạn để phù hợp với công việc. Đừng quá cố gắng gây ấn tượng, hãy cứ là chính mình. Các nhà quản lý tuyển dụng luôn tôn trọng sự trung thực hơn cái gì hết.
Nguồn: Ybox.vn
———————————————-
???? Cơ hội nâng cao kiến thức, cải thiện bậc lương với bằng Đại học chất lượng. Chương trình cử nhân trực tuyến tuyển sinh liên tục, xem lịch khai giảng tại https://sum.vn/Eu0E0
#EhouElearning #DaiHocTrucTuyen #DaiHocTuXa #HocTrucTuyen