Top 5 Kỹ Năng Làm Việc Cần Có Trong Thời COVID-19
09:26 23/02/2021COVID-19 không chỉ thay đổi cách vận hành của các trường đại học, mà nó còn ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều sinh viên về sự nghiệp của mình. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Indeed với 1.000 sinh viên sắp tốt nghiệp đại học, 54% cho biết tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế đã khiến họ cảm thấy mất tự tin hơn khi tìm việc sau tốt nghiệp. Hơn nữa, 1/3 trong số đó tin rằng họ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để có được một công việc đúng ngành.
Tương lai của các cử nhân đại học không phải quá đều ảm đạm – nhiều công ty vẫn đang tuyển dụng và các sinh viên ra trường sẽ cần sáng tạo trong cách sử dụng và phát triển kỹ năng của mình. Với bối cảnh đại dịch đang tiếp diễn, chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng các kỹ năng cần thiết để thành công và thăng tiến trong môi trường làm việc hiện tại sẽ rất khác.
Bài viết sau đây phân tích 5 kỹ năng làm việc đã được chứng minh là cần thiết để thành công trong thời COVID-19.
Mục lục
5 Kỹ năng làm việc cần có trong thời Covid-19
1. Xử lý khủng hoảng và giải quyết vấn đề
Trong thời kỳ khủng hoảng, các công ty hết sức đề cao kỹ năng xử lý khủng hoảng và giải quyết vấn đề. Theo một cuộc khảo sát năm 2020, 91,2% nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy kỹ năng giải quyết vấn đề trong hồ sơ của ứng viên. Khả năng xử lý tốt các khủng hoảng nghĩa là linh hoạt, nhanh nhẹn khi đối mặt với những sự thay đổi và sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề.
Những người xuất sắc trong việc xử lý khủng hoảng có khả năng lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; họ cũng có sự nhanh nhẹn, khả năng thích ứng và chủ động giải quyết vấn đề. Ngoài ra, các nhà quản lý khủng hoảng hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì nhiều phương thức liên lạc trong công ty. Họ có thể tận dụng điện thoại, email, mạng xã hội và tin nhắn văn bản để xử lý khủng hoảng hiệu quả. Với những quy định về giãn cách xã hội, ngày càng nhiều người chuyển sang sử dụng phương tiện online, như đào tạo trực tuyến, để ứng phó với COVID-19.
>> Đọc thêm: Đại dịch Covid-19 đã đổi mới giáo dục như thế nào?
2. Sự dụng kỹ thuật số
Các công ty trên khắp thế giới ngày càng số hóa các hoạt động và quy trình. Một số kỹ năng tương tác kỹ thuật số được coi trọng nhiều nhất bao gồm truyền thông xã hội, di động/video, tiếp thị truyền trên mạng xã hội. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2019 cho thấy 72% người Mỹ sử dụng một số phương tiện truyền thông xã hội, với YouTube và Facebook là những nền tảng được sử dụng rộng rãi nhất.
Tương tác kỹ thuật số đã trở nên nổi bật hơn trong xã hội, khiến nhiều doanh nghiệp bắt đầu tập trung hơn vào việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật số. Ví dụ, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đang cung cấp các cuộc khám bệnh từ xa, trong khi các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng ngày càng mở rộng lựa chọn giao hàng. Trong khi đó, các trường học cũng mang đến cho học sinh trải nghiệm học từ xa, với rất nhiều phản hồi tích cực về việc học đại học trực tuyến từ phía sinh viên. Các nhà tuyển dụng cũng phải suy nghĩ sáng tạo về cách họ phỏng vấn và tương tác với các ứng viên tiềm năng, bằng cách sử dụng các công cụ hội nghị web như Zoom và Microsoft Teams.
3. Trí tuệ cảm xúc
Với những thiệt hại gây ra bởi đại dịch COVID-19, nhiều người cảm thấy căng thẳng trong công việc, thậm chí trầm cảm. Phát triển trí tuệ cảm xúc là một kỹ năng quan trọng mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở nhân viên. Nghiên cứu của TalentSmart xác định rằng trí tuệ cảm xúc chịu trách nhiệm cho gần 60% hiệu suất công việc của một người lao động. Hơn nữa, 9 trong 10 người có thành tích tốt nhất được phát hiện là có trí tuệ cảm xúc ở mức cao.
Vào năm 2013, Trường đại học Yale đã thêm một bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc vào quy trình tuyển sinh. Những người thể hiện trí thông minh cảm xúc có khả năng nhận biết cảm xúc của họ tốt hơn, và có nhiều khả năng xuất sắc hơn trong các vị trí lãnh đạo. Để nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn, hãy thử viết nhật ký, nghỉ giải lao trong ngày hoặc gặp bác sĩ trị liệu để bạn có thể trò chuyện cởi mở và trung thực về cảm xúc của mình.
4. Sự hiểu biết văn hóa
Khi các doanh nghiệp ngày càng trở nên cởi mở hơn, khả năng làm việc với những nhân viên có bản sắc xã hội khác nhau (ví dụ: tôn giáo, tuổi tác, giới tính, khuynh hướng tình dục, chủng tộc, v.v.) trở thành một kỹ năng có giá trị cao. Sự đa dạng tại nơi làm việc mang lại nhiều lợi ích – nó được chứng minh là giúp cải thiện khả năng cộng tác, năng suất, doanh thu, danh tiếng thương hiệu và khả năng cạnh tranh tổng thể. Trong Marketing, sự hiểu biết văn hóa rất quan trọng để hiểu được hành vi của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp hiểu và nắm bắt được sự đa dạng của người tiêu dùng sẽ có lợi thế hơn trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ.
5. Xử lý dữ liệu
Ngày nay, dữ liệu đóng một vai trò to lớn ở nhiều vị trí và được sử dụng trong nhiều ngành. Trong một cuộc khảo sát năm 2020 của Sapio Research, 80% các nhà lãnh đạo tin rằng việc truy cập vào dữ liệu có tác động tích cực đến tổ chức của họ. Một người có khả năng xử lý dữ liệu có thể đọc hiểu dữ liệu, giải thích chính xác các biểu đồ và đồ thị, cũng như rút ra những kết luật phù hợp từ các dữ liệu đó.
Vì rất nhiều người coi dữ liệu là một thứ gì đó khó hiểu và phức tạp, nên càng cần có những “người truyền đạt dữ liệu”, tức là những người có thể làm cho dữ liệu trở nên hấp dẫn và dễ hiểu hơn. Trên thực tế, trực quan hóa dữ liệu đã được xếp hạng là kỹ năng công nghệ hàng đầu.
Duy trì khả năng cạnh tranh trong thời kỳ đại dịch
COVID-19 đang dần thay đổi môi trường làm việc, cũng như các kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng mong muốn. Bạn đã làm gì để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trong nền kinh tế khủng hoảng? Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn là một phần quan trọng trong việc phát triển lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, ngày càng có nhiều người lựa chọn phát triển bản thân thông qua các chương trình đại học trực tuyến, với phương châm “học mọi lúc, mọi nơi.”
———————————————-
Cơ hội nâng cao kiến thức, cải thiện bậc lương với bằng Đại học chất lượng. Chương trình cử nhân trực tuyến tuyển sinh liên tục, xem lịch khai giảng tại https://sum.vn/Eu0E0