0919.240.116ehou@gvcn.vn

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển sinh, đào tạo không chính quy

03:55 18/06/2021

GD&TĐ – Trong 2 ngày 31/10 và 1/11 tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị các đơn vị liên kết đào tạo năm 2016 có chủ đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong tuyển sinh và đào tạo không chính quy”.
Hội nghị do Viện Đại học Mở Hà Nội chủ trì, tham dự có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường ĐH, CĐ, trung cấp trên cả nước.

Hiện thực hoá mong muốn học tập chất lượng của người dân
Phát biểu đề dẫn, TS Trương Tiến Tùng – Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội – cho biết: Việc xây dựng xã hội học tập với sự kết nối, chung tay của toàn xã hội nhằm mang lại cho người dân cơ hội tiếp cận, học tập để đổi mới tư duy làm việc, trang bị tri thức tại chỗ cho người dân ở những vùng còn khó khăn,… đang ngày càng được chú trọng.

Học tập suốt đời, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập không chỉ góp phần nâng cao dên trí mà còn có vai trò không nhỏ tạo nguồn lực dồi dào cho đất nước.

Với triết lý mang cơ hội học tập đến cho mọi người, Viện Đại học Mở đã sử dụng những công cụ đào tạo từ xa hiệu quả nhất, tạo mạng lưới liên kết rộng lớn trên cả nước bằng cách tận dụng các cơ sở giáo dục sẵn có là những trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp… để đầu tư cho xã hội học tập.

Trong đó, mô hình E-learning (học tập trực tuyến) đang được chú ý và phát triển mạnh do có nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, cá nhân hóa giấc mơ học tập đối với người Việt Nam.

 

Theo bà Lê Thị Trâm – Chủ nhiệm Khoa đào tạo từ xa, phương thức đào tạo từ xa qui định hoạt động tự học của sinh viên là một thành phần bắt buộc trong quá trình đào tạo và là một nội dung quan trọng của đánh giá kết quả học tập. Do vậy, hoạt động này không chỉ là nhu cầu tự nguyện của người học mà đó là hoạt động bắt buộc cần được quản lý và đánh giá.

Thực tế triển khai đào tạo từ xa cho thấy, sinh viên từ xa đa số là người lớn tuổi, vừa đi học, vừa đi làm nên hoạt động tự học rất hạn chế và thường được xem nhẹ.

Để tăng cường hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa truyền thống, cần thiết lập một mạng lưới giáo vụ, cố vấn học tập và trợ giảng để hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên một cách thường xuyên, nghiêm túc.

Kiến nghị từ thực tế địa phương
Từ thực tế địa phương, các đại biểu đến từ các trung tâm Giaó dục từ xa đã gửi đến nhiều ý kiến quý báu nêu rõ về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong tuyển sinh và đào tạo không chính quy, đồng thời đề xuất những giải pháp tháo gỡ.

Ông Hoàng Mạnh Cường – Phó Giám đốc Giáo dục từ xa Hải Phòng – cho rằng: Sự định hướng đúng đắn của Viện Đại học Mở Hà Nội trong việc song song với việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học là việc liên tục cải tiến công tác phối hợp quản lý đào tạo, quản lý tốt quá trình giảng dạy và học tập thi kiểm tra học phần, với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo tại địa phương.

Việc tổ chức hội nghị thường niên để rút kinh nghiệm về công tác liên kết đào tạo thực sự đem lại hiệu quả về nhiều mặt trong việc phối hợp công tác giữa hai đơn vị, có tác dụng thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng gắn bó bền chặt.

Ông Cường kiến nghị: Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển sinh Viện Đại học Mở Hà Nội cần xem xét phương án xét tuyển đầu vào đối với các lớp đào tạo bằng 2.

Ông Lê Anh Cường – Giám đốc Trung tâm Giáo dục từ xa tỉnh Vĩnh Phúc – tham luận: Tại Vĩnh Phúc phương thức đào tạo này đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của người học bởi lẽ điều kiện học thuận lợi, mở ra cơ hội học tập cho nhiều người. Hình thức đào tạo này đã mang lại môi trường học tập năng động và chủ động cho người học, phù hợp với mọi đối tượng.

Từ thực tế Vĩnh Phúc, ông Cường kiến nghị viện Đại học mở Hà Nội tiếp tục mở rộng tìm kiếm nhu cầu để thêm ngành đào tạo mới thay thế những ngành đào tạo mà nhu cầu việc làm đã bão hòa; tăng cường phối hợp với các huyện, thị, xã, phường để đào tạo các lớp ngắn hạn hình thức đào tạo từ xa để mở rộng quy mô đào tạo; tiếp tục phát triển liên kết đào tạo văn bằng 2 tiếng Trung Quốc, Tiếng anh; cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ, chứng chỉ hành nghề du lịch, kế toán,…

Thay mặt lãnh đạo Viện Đại học Mở Hà Nội, TS Trương Tiến Tùng đã đánh giá cao những ý kiến đóng góp sâu sắc, tâm huyết của các đại biểu, Viện Đại học Mở sẽ ghi nhận và điều chỉnh hướng đến mục tiêu chung là xây dựng cả nước thành một xã hội học tập. Cũng tại Hội nghị, Viện Đại học Mở Hà Nội đã trao cờ lưu niệm cho các đơn vị liên kết.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...