0919.240.116ehou@gvcn.vn

Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính ngân hàng

09:57 27/04/2021

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành tài chính ngân hàng thực sự rất ít nhất là những người có bằng cấp quốc tế.

Tại buổi hội thảo: “Chất lượng nguồn nhân lực tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập” tại TP.HCM ngày 29/10 vừa qua. Theo các chuyên gia nhận định cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố làm nên sự thành công cho hội nhập. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, đó là vấn đề về tự do hoá tài khoản vốn, phát triển thị trường vốn cũng như lao động được tự do di chuyển. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành tài chính ngân hàng lại quá hạn chế so với nhu cầu của thị trường.

Nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu trong các lĩnh vực chuyên sâu về xây dựng chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế…

Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính ngân hàng

Ngoài ra, do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đã dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh, thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.

TS Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cho biết, nếu không có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo những vị trí nhân sự cấp cao lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới, thì nguồn nhân lực sẽ tiếp tục khan hiếm ở các vị trí chuyên gia quản lý rủi ro, quản lý cấp trung và chuyên gia tài chính đầu tư.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại phải tăng cường những chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài, nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành tài chính ngân hàng, bà Nguyễn Phan Yến Phương, Giảng viên Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng cho rằng, việc nghiên cứu và triển khai giải pháp thúc đẩy các cơ sở đào tạo mở rộng hợp tác với hệ thống ngân hàng thương mại nhằm phối hợp chặt chẽ về nội dung đào tạo gắn với việc làm và theo nhu cầu xã hội là vấn đề cấp thiết. Cũng theo bà, các ngân hàng nên hỗ trợ giảng viên sinh viên trong học tập và thực tế nhằm nâng cao chất lương đào tạo ngay từ đầu, tránh việc tuyển dụng xong doanh nghiệp lại phải tốn thời gian, chi phí đi đào tạo lại.

Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước cho đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính ngân hàng sẽ là 120.900 người (tăng lên gấp đôi so với năm 2016).

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...