0919.240.116ehou@gvcn.vn

Tâm Sự Sinh Viên Ngành Ngôn Ngữ Trung

15:18 22/04/2025

Tâm sự sinh viên ngành ngôn ngữ Trung không chỉ là những dòng chia sẻ đơn thuần mà là hành trình đầy cảm xúc của sinh viên ngành này đã theo học không ngừng kiên trì với đam mê ngôn ngữ Trung và văn hóa Trung Quốc này. Bài viết này là Ehou tổng hợp được từ chính trải nghiệm và cảm nhận thực tế của sinh viên đã và đang theo học ngành ngôn ngữ Trung. Các bạn đọc bài viết để có thêm kiến thức và kinh nghiệm về ngành học này.

Lý do lựa chọn ngành ngôn ngữ Trung

ly do chon nganh ngon ngu trung
Lý do chọn ngành Ngôn Ngữ Trung

Một trong những lý do mà đưa người học đến với ngành Ngôn ngữ Trung là một sự tình cờ ngẫu nhiên hay còn gọi với một cái tên mĩ miều hơn đó là DUYÊN. “Ngày chọn ngành để vào đại học, khi cả lớp ai cũng chọn tiếng Anh hay tiếng Nhật, mình lại bị cuốn hút bởi những nét chữ Hán đầy nghệ thuật và âm điệu đặc biệt của tiếng Trung khá là quen thuộc với tiếng Việt. Ban đầu, mọi thứ thật khó. Chữ tượng hình không giống với bảng chữ cái La-tinh quen thuộc rất là khó nhớ, phát âm thì dễ nhầm lẫn thanh điệu, Nhưng cũng chính từ sự khác biệt đó, mình thấy ngành này hấp dẫn hơn bao giờ hết. Mỗi ngày đi học là một ngày khám phá – từ ngữ pháp, từ vựng đến văn hóa, lịch sử Trung Hoa. Có lần mình học về “Tết Trung thu”, hiểu thêm rằng không chỉ Việt Nam mà người Trung cũng có tục lệ sum vầy vào đêm trăng rằm. Những điểm giao thoa văn hóa ấy khiến mình cảm thấy nghề này không chỉ là ngôn ngữ mà còn là chiếc cầu nối giữa hai nền văn hóa.” – Một bạn trẻ sinh viên năm 3 ngành Ngôn Ngữ Trung cho hay

>> Xem thêm: Tại sao nên học ngành ngôn ngữ Trung

Học Ngôn Ngữ Trung Có đam mê thôi chưa đủ

dam me hoc nganh ngon ngu trung
Đam mê học ngành Ngôn Ngữ Trung

không thể thiếu nỗi lo về tương lai. Có giai đoạn mình hoài nghi về lựa chọn của bản thân, nhất là khi thấy bạn bè học các ngành “hot” như CNTT, kinh tế, đang thực tập ở các công ty lớn. Trong khi mình vẫn đang vật lộn với bài dịch văn học cổ Hán và các buổi hội thoại mẫu. Nhưng rồi, chính những buổi thuyết trình, những lần đóng vai phiên dịch trong các buổi hội thảo quốc tế tại trường giúp mình tự tin trở lại. Mình nhận ra, để học tốt ngành này, ngoài đam mê, còn cần: Sự kiên trì mỗi ngày rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng cập nhật kiến thức văn hóa – xã hội Trung Quốc liên tục, tinh thần cởi mở để thích nghi với các cách dạy – học đổi mới, chịu khó tìm kiếm và tạo cơ hội thực hành ngoài sách vở.Mình từng thử tham gia dịch tài liệu cho một dự án sinh viên khởi nghiệp. Lúc đầu còn bối rối, nhưng sau đó lại cực kỳ hứng thú vì được ứng dụng thực tế. Điều đó giúp mình tin rằng ngành Ngôn ngữ Trung không hề mờ nhạt như nhiều người nghĩ.

Một ngành học đa chiều và nhiều lựa chọn

ngon ngu trung nganh hoc da chieu
Ngôn Ngữ Trung Ngành Học Đa Chiều

Rất nhiều người hỏi mình: “Ra trường học ngành này thì làm gì?”. Câu trả lời của mình là: “Không giới hạn đâu!”. Sinh viên Ngôn ngữ Trung có thể làm trong các lĩnh vực như:

  • Dịch thuật: cả dịch cabin, dịch viết, lẫn phiên dịch trực tiếp.

  • Giảng dạy tiếng Trung tại các trung tâm hoặc trường học.

  • Làm trong ngành du lịch, lữ hành hoặc hướng dẫn viên cho du khách Trung Quốc.

  • Tham gia mảng xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế với các đối tác Trung Quốc.

  • Làm biên tập nội dung số cho các nền tảng đa phương tiện có nội dung song ngữ.

  • Hoặc là có thể làm Dịch thuật sách vở, phim ảnh

Điều quan trọng là mỗi người phải tự khám phá thế mạnh của mình trong ngành. Có bạn học chung với mình hiện là giáo viên tiếng Trung ở một trường cấp 3 tại Hà Nội, có người lại đi theo hướng tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam. Quan trọng phải biết mình thích tính cách công việc như nào, tính cách con người mình hướng nội hay ngoại thì định hướng nghề nghiệp nó chính xác hơn, đỡ sau này vào việc gặp khó khăn gây chán nản

>> Xem thêm: Ngôn Ngữ Trung có dễ tìm việc làm không?

Khoảng thời gian đại học thì thời gian không thể quên

Nhớ lại những năm tháng học tại khoa Ngôn ngữ Trung, có những hình ảnh sẽ luôn ở lại trong mình: Những lần cắm trại giao lưu văn hóa Việt – Trung đầy sắc màu. Các cuộc thi hùng biện tiếng Trung khiến mình run bần bật nhưng lại trưởng thành hơn sau mỗi lần đứng trên sân khấu. Những buổi xem phim cổ trang để học nghe – nói, rồi “ôm đầu” vì nghe không kịp, bạn bè cùng nhau chép chữ Hán tới mỏi tay mà vẫn cười như được mùa. Chúng mình từng tổ chức một đêm diễn kịch bằng tiếng Trung với chủ đề “Hồng lâu mộng”, khi tấm màn sân khấu kéo lên, tất cả đều vỡ òa vì bao công sức đã được đền đáp. Đó không chỉ là trải nghiệm nghệ thuật mà còn là minh chứng cho sức sống của ngành học.

Lời kết

Tâm sự sinh viên ngành ngôn ngữ Trung là sự chia sẻ của sinh viên học ngành này và hành trình của cảm xúc, của thử thách và cả những thành tựu nhỏ bé nhưng quý giá. Dù không phải ngành học dễ dàng, nhưng nếu là người theo học thì nó đáng từng phút giây đã bỏ ra. Bài viết này được chia sẻ từ chính trái tim của một sinh viên đã từng học và trưởng thành từ ngành Ngôn ngữ Trung. Ehou – hy vọng bạn cũng sẽ tìm thấy được con đường của mình qua những dòng chữ này.

>> Xem thêm: Học Ngôn ngữ Trung có khó không?

>> Xem thêm: Ngành Ngôn ngữ Trung khối C00 học trường nào?

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...