logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Sinh viên có nên làm trái ngành? Nên chọn ngành như thế nào?

03:10 16/03/2021

“Tốt nghiệp đại học, tôi xin vào một vị trí nhân viên văn phòng nhưng cảm thấy bản thân không phù hợp với công việc đó. Tôi yêu thích sự năng động, thích khám phá, có khả năng giao tiếp tốt. Liệu tôi có nên tìm một công việc khác trái ngành hay không?”

Đây là một vấn đề mà rất nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp hay thậm chí đã đi làm trong một thời gian, nhưng cảm thấy bản thân không thích và cũng không thể thích nghi với công việc, dù là theo đúng chuyên ngành của mình học trong 4 năm.

làm trái ngành

Khi bạn nhận ra bạn chọn sai ngành, bạn thường có tâm lý hoang mang, lo lắng: “Liệu mình có nên đánh đổi 4 năm trời học đại học để làm trái ngành?”; “Liệu mình có đủ khả năng cạnh tranh với các bạn trẻ làm đúng chuyên ngành khi đi xin việc?” hay “Liệu mình có đủ quyết tâm để theo đuổi đam mê hay không?”

Quả thật, việc chọn đúng ngành bạn được đào tạo có thể phát huy được kiến thức chuyên môn đã học, thế nhưng những gì bạn được học ở đại học đâu phải chỉ là kiến thức? Đại học còn là nơi giúp bạn phát triển các kỹ năng cá nhân, xây dựng tư duy phản biện và đánh thức những tiềm năng trong con người bạn. Vì vậy, bạn không nên tự bó hẹp cơ hội của mình

Hãy mạnh dạn làm những công việc mình thích, sẵn sàng thử sức và học hỏi kinh nghiệm, để được va chạm ở nhiều môi trường khác nhau. Những công việc thời còn trẻ có thể chưa hẳn đã chính xác và cũng không phải là công việc bạn gắn bó lâu dài. Nhưng dám thử – dám thất bại là bước đệm không thể thiếu để chạm đến thành công

Tỷ phú Bill Gates từng có ước mơ trở thành luật sư, nhưng ông lại tìm thấy đam mê và cực kỳ thành công trong lĩnh vực lập trình. Steve Jobs từng bỏ đại học ngành mỹ thuật để theo đuổi kinh doanh. Điều đó chứng minh rằng thành công không hề phụ thuộc vào việc chúng ta làm trái ngành hay không mà nó phụ thuộc vào niềm đam mê, năng lực và sự kiên trì cố gắng.

Cần chuẩn bị gì khi muốn làm trái ngành?

Xác định mục tiêu nghề nghiệp: Những người chọn sai ngành sau một thời gian dễ gặp phải tâm lý chán nản, do cảm thấy mất phương hướng vào lựa chọn của bản thân. Vì vậy, khi tìm được đam mê với công việc không đúng chuyên ngành, bạn cần xác định được mục tiêu rõ ràng để có định hướng và kế hoạch phát triển sự nghiệp. Việc này cũng giúp bạn đi đúng hướng, cũng như được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

trai nganh

Tự học hỏi kiến thức: Tất nhiên làm trái ngành sẽ có sự hạn chế về kiến thức, vì bạn không được trang bị những cơ sở nền tảng của ngành mới. Do đó bạn cần trau dồi kiến thức nhiều hơn, hãy tìm hiểu các công việc trong ngành mới này cần những kỹ năng, kinh nghiệm gì. Thậm chí thời gian đầu bạn nên chấp nhận một công việc có mức lương thấp để học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước.

Đăng ký học theo ngành mới: Nếu đã xác định gắn bó với công việc này lâu dài, đây sẽ là sự nghiệp của bạn trong 30 năm tới. Hãy xây dựng một nền tảng kiến thức thật vững chắc bằng việc học thêm chương trình đào tạo đại học của ngành mới. Gốc có bền thì cây mới vững.

Người đi làm không có thời gian đến trường có thể đăng ký chương trình đào tạo đại học trực tuyến. Học online tại nhà, không phải đến trường mà vẫn được tiếp cận với khối lượng kiến thức chuyên ngành tương đương.

Có thể bạn chọn và học sai ngành 4 năm đại học, sau khi ra trường nghề nghiệp bạn chọn lại hoàn toàn khác, nhưng không thể phủ nhận rằng quãng thời gian sinh viên mang lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Thành công chỉ đến với những người thực sự đam mê và kiên trì theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp.

———————————————-

???? Nếu bạn thực sự muốn thử thách bản thân mình ở một lĩnh vực mới thì đừng ngại bỏ ra 5 phút tìm hiểu ngay Chương trình đào tạo Cử nhân đại học trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội nhé. Xem lịch khai giảng tại: https://sum.vn/Eu0E0


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...