Những khó khăn thách thức của nghề Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
06:34 24/02/2021Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường, đồng thời cho người học người làm những trải nghiệm cuộc sống vô cùng thú vị. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức khi lựa chọn ngành học này là gì, và bạn có đủ đam mê để yêu nghề và theo đuổi nó?
Đối với mọi ngành nghề, bên cạnh những cơ hội về trải nghiệm, mức lương đạt được thì không thể bỏ qua những khó khăn và thách thức. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng không phải ngoại lệ. Đối với ngành nghề này, các bạn còn gặp khó khăn hơn các nghề khác rất nhiều, phải có những bạn thật sự đam mê, thật sự yêu nghề mới có thể theo đuổi đến cùng. Nói ví dụ như trong ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có nghề Hướng dẫn viên du lịch.
- Làm việc với giờ giấc thất thường: Hầu hết trong tất cả chúng ta đều nghĩ rằng, hướng dẫn viên du lịch là một nghề được đi nhiều nơi, ăn nhiều món ngon, đi liên tục lại còn miễn phí. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là đặc trưng của công việc này, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như giờ giấc bất thường, không được ổn định và không được ở cạnh người thân vì thường xuyên xa nhà kể cả những ngày tết. Với thu nhập kinh tế như hiện nay, có rất nhiều gia đình chọn đi du lịch vào những dịp lễ tết, bởi đây là những ngày cao điểm của du lịch. Nên vậy có rất nhiều hướng dẫn viên phải tiếp tục công việc của mình, chấp nhận xa gia đình và người thân.
-
Phải làm “dâu trăm họ”: Việc làm “dâu trăm họ” không phải chỉ riêng hướng dẫn viên du lịch mà tất cả mọi người trong ngành du lịch đều không thể tránh khỏi. Trở thành những người làm trong ngành du lịch họ luôn phải nghe những lời trách móc từ vị khách này đến vị khách khác mà không thể nào làm hài lòng tất cả các vị khách.
-
Những người làm trong ngành này phải thật kiểm soát được cảm xúc của mình. Chúng ta đều biết rằng, cảm xúc là thứ rất khó kiểm soát, nhưng đối với những ai lựa chọn làm nghề dịch vụ thì phải luôn luôn điều tiết cảm xúc. Dù có cáu gắt, tức giận hay buồn bã thì khi bắt tay vào công việc, họ vẫn luôn nở nụ cười với khách hàng.
-
Theo luật du lịch Việt Nam, để làm được hướng dẫn viên du lịch cần phải học qua trường lớp và được đào tạo bài bản cả về kiến thức và sức khỏe. Chỉ có người mang quốc tịch Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam mới có thể làm Hướng dẫn viên du lịch cả khách nội địa và khách nước ngoài. Thế nhưng do nhu cầu du lịch, khách nước ngoài đến Việt Nam quá đông, không đủ hướng dẫn viên nên dẫn đến tình trạng hướng dẫn viên “chui” của nước ngoài tràn vào và làm việc tại Việt Nam, khiến cho hướng dẫn viên Việt Nam chỉ đi theo và làm bình phong cho họ, rất bất công với công sức của những hướng dẫn viên thực sự tại Việt Nam. Đó là một trong những khó khăn lớn nhất của ngành du lịch và Nhà nước đang cố gắng khắc phục. Thiếu nhân lực, tình trạng hướng dẫn viên “chui” cao làm áp lực nghề này lên cao. Vì vậy, nguồn nhân lực của ngành du lịch luôn rất cần những bạn sinh viên đam mê và nhiệt huyết.
Trên đây là một vài những khó khăn đặc trưng trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Nếu bạn thực sự đam mê dịch chuyển, yêu khám phá những vùng đất mới, thích tiếp xúc với nhiều người, thì đừng bỏ lỡ ngành học với tiềm năng cơ hội việc làm lớn này nhé.
———————————————-
:point_right: Nếu bạn thực sự muốn thử thách bản thân mình ở một lĩnh vực mới thì đừng ngại bỏ ra 5 phút tìm hiểu ngay Chương trình đào tạo Cử nhân đại học trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội nhé. Xem lịch khai giảng tại: https://sum.vn/Eu0E0