Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp (Phần II)
08:35 28/01/2021Trong phần I, bạn đã đọc về khái niệm ngành học cũng như các chuyên ngành. Và bạn vẫn băn khoăn rằng, học xong thì có dễ xin việc không? Rồi học xong thì làm gì. Chỉ 2 phút thôi, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về cơ hội nghề nghiệp trong bài viết ngay sau đây.
Mục lục
4. Cơ hội việc làm ngành Quản trị kinh doanh
Học Quản trị kinh doanh ra làm gì là câu hỏi mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất trước mỗi kỳ tuyển sinh. Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học có nhu cầu nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.
Những nghề nghiệp của ngành này thường thiên về các lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, quản trị marketing, marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng… Với các công việc cụ thể khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh:
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng;
- Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch;
- Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp;
- Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.
5. Ai phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh
- Đam mê kinh doanh
Đam mê kinh doanh có nghĩa là bạn sẽ không ngại dầm mưa dãi nắng để lấy hàng hoặc giao hàng, không ngượng ngùng khi quảng bá sản phẩm đến mọi người, không tiếc công sức tư vấn bán hàng cho khách và luôn theo dõi những chuyển biến của thị trường. Nếu bạn yêu thích mọi công đoạn của việc bán hàng thì ngành học này sẽ là mảnh đất để bạn tha hồ vùng vẫy.
- Không sợ những con số
Nói đến buôn bán thì không thể tránh những con số trong báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi. Không phải ai cũng có thể làm việc tốt với những con số nên nếu bạn tự nhận thấy mình không thực sự đam mê những số liệu có phần khô khan thì không nên dấn thân. Một dấu hiệu đơn giản giúp bạn có câu trả lời rõ ràng là nếu hồi cấp ba bạn yêu thích các bộ môn như Toán – Lý – Hóa thì khả năng cao là bạn sẽ không ái ngại với hàng loạt số liệu trong lĩnh vực Kinh doanh.
- Không ngại làm việc nhóm
Một doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải có một đội ngũ đồng lòng và hợp sức. Ngay cả khi bạn không đảm đương vị trí quản lý thì vẫn phải có tinh thần đồng đội để cùng nhau phối hợp với mọi người thì công ty mới phát triển. Nếu bạn chuộng làm việc một cách độc lập hoặc ít bị sự chi phối nhất có thể thì Kinh doanh không phải là ngành học lý tưởng vì bạn sẽ cảm thấy phiền hà khi phải họp hành suốt ngày dài.
- Sự xông xáo
Lĩnh vực Kinh doanh đòi hỏi sự linh hoạt và tháo vát vì bán được hàng không phải là chuyện đơn giản. Nếu bạn tự nhận thấy mình là người nếu thất bại ở kế hoạch A thì lập tức triển khai kế hoạch B thì kinh doanh sẽ là môi trường phù hợp để bạn vùng vẫy
- Tư duy nhạy bén và thực tế
Thị trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng nên bạn cần phải linh hoạt thích nghi để đáp ứng nhu cầu của khách tiêu dùng. Ngoài ra bạn không nên bước vào lĩnh vực kinh doanh với những hoài bão xa vời mà cần nhìn nhận mọi thứ dưới góc độ thực tế. Gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh thì bạn phải dùng lý trí để phân tích tình huống nhằm hạn chế rủi ro thất bại hết mức có thể.
- Thích giao tiếp với mọi người
Ngoài việc giao tiếp với đội ngũ trong công ty thì bạn có thể còn phải chịu khó tương tác với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư để mở rộng quy mô doanh nghiệp hoặc tăng doanh số. Kỹ năng giao tiếp hay ăn nói luôn được đề cao trong lĩnh vực này. Nếu bạn thực sự yêu thích lĩnh vực Kinh doanh nhưng tính cách còn khá rụt rè thì nên chủ động cải thiện thì mới có thể gia nhập thương trường.
6. Học ngành Quản trị kinh doanh ở đâu?
Có rất nhiều trường đại học hiện nay đào tạo ngành Quản trị kinh doanh tại 3 miền Bắc Trung Nam, bạn có thể tham khảo danh sách trường đại học tại các miền như sau:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Học viện Tài chính
- Đại học Công đoàn
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
- Đại học Thương mại
- Đại học Mở Hà Nội.
Khu vực miền Nam:
- Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
- Học viện Hàng không Việt Nam
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM
- Đại học Luật TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam
- Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Tổng kết: Dù có học ngành học nào, chỉ cần bạn yêu thích và đam mê thì cơ hội luôn đến với bạn trong tương lai. EHOU chúc bạn sẽ tìm được ngành học thực sự phù hợp với bản thân mình.
———————————————-
???? Nếu bạn thực sự muốn thử thách bản thân mình ở một lĩnh vực mới thì đừng ngại bỏ ra 5 phút tìm hiểu ngay Chương trình đào tạo Cử nhân đại học trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội nhé. Xem lịch khai giảng tại: https://sum.vn/Eu0E0