0919.240.116ehou@gvcn.vn

Ngành Luật có dễ xin việc không? Cẩm nang xin việc ngành Luật 

06:17 27/12/2022

Trong tình hình kinh tế hội nhập như hiện nay, nguồn nhân lực ngành Luật luôn thu hút các nhà tuyển dụng. Cơ hội việc làm ngành Luật thế nào? Ngành Luật có dễ xin việc không? Hãy cùng EHOU tìm hiểu độ hot của ngành, thị trường việc làm ngành này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về thị trường việc làm của ngành Luật

nganh luat co de xịn viec khong

Trước khi trả lời câu hỏi “Ngành Luật có dễ xin việc không?”, EHOU sẽ giới thiệu đôi chút về tổng quan thị trường việc làm của ngành Luật nhé.

Ngành Luật là ngành được xem là “đắt giá” hàng đầu trong số hàng ngàn ngành nghề hiện nay. Trong tương lai, đây hứa hẹn là lĩnh vực có nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển. Vì vậy, trong mỗi mùa tuyển sinh, đây là ngành có lượng thí sinh đăng ký đông đảo.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, chỉ riêng tại các cơ quan tư pháp cần tới 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên và khoảng 300 thẩm tra viên. Con số này chưa kể đến các vị trí làm việc trong các doanh nghiệp. Con số này chắc chắn sẽ càng tăng lên trong bối cảnh nước ta đang trên đà hội nhập phát triển.

>>XEM THÊM: Học luật kinh tế có làm luật sư được không? Các trường đào tạo tốt

 

nhan lo trinh hoc

2. Học ngành Luật có thể làm việc ở những vị trí nào?

Đa phần mọi người sẽ nghĩ tốt nghiệp ngành Luật sẽ chỉ có thể làm việc tại vị trí Luật sư. Trên thực tế, cử nhân tốt nghiệp ngành Luật còn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau:

  • Luật sư: Đây là công việc mà nhiều sinh viên ngành Luật lựa chọn nhất khi ra trường. Luật sư cũng là vị trí thể hiện đặc thù của ngành Luật nhất.
  • Công chứng viên: Là người làm việc tại các cơ quan, văn phòng có nhiệm vụ công chứng
  • Công tố viên, kiểm sát viên: Là người làm việc tại các cơ quan công tố, được trao trách nhiệm điều tra, truy tố, buộc tội phạm nhân trong các vụ án có tính chất hình sự
  • Thư ký tại tòa án: Họ có nhiệm vụ ghi chép nhật ký tại các phiên tòa, thực hiện các nhiệm vụ hành chính, tư pháp theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
  • Thẩm phán: Thẩm phán là người thực hiện các hoạt động xét xử, giải quyết các vụ án tại Tòa án
  • Giảng viên dạy ngành Luật

3. Ngành Luật có dễ xin việc không?

nganh luat co de xịn viec khong

Vậy học ngành Luật có dễ xin việc không? Có thể nhận thấy, với nhu cầu tuyển dụng lớn và nhiều cơ hội việc làm, ngành Luật là ngành khá dễ xin việc. Đặc biệt trong bối cảnh nước ta trên đà hội nhập quốc tế, ngành Luật càng giữ vai trò quan trọng. Phạm vi ảnh hưởng của ngành Luật có thể nói là trên hầu hết mọi lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế. Bất kể doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều cần có bộ phận pháp lý để đảm bảo an toàn, rủi ro ở mức thấp nhất, giúp công ty phát triển.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Luật có thể làm việc tại nhiều bộ phận , lĩnh vực như lập pháp, hành pháp, tư pháp trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, bạn có thể tự mở một văn phòng tư vấn luật riêng cho mình.

>>XEM THÊM: Học ngành luật thi khối nào? Cần tố chất gì?

 

nhan lo trinh hoc

4. Cẩm nang xin việc ngành Luật dành cho tân cử nhân

nganh luat co de xịn viec khong

4.1. Một số lưu ý khi viết CV xin việc cho tân cử nhân

Trong CV ứng tuyển, tấm bằng Đại học của bạn khá quan trọng. Đây chính là lợi thế lớn để bạn có thể trúng tuyển vị trí mong muốn.

Các kinh nghiệm bạn đã có cũng là yếu tố bạn cần nhấn mạnh. Bất kể kinh nghiệm nào liên quan đến pháp luật nào bạn có cũng đều là điểm mạnh của bạn

Trong CV ứng tuyển, bạn cần hạn chế các lỗi trình bày, lỗi font, lỗi chính tả, ngữ pháp. Ngoài ra, CV ứng tuyển chỉ nên dài từ 1 – 2 trang và chỉ chứa những thông tin cần thiết, không lan man, dài dòng.

4.2. Lưu ý khi phỏng vấn các vị trí ngành Luật

Trong buổi phỏng vấn, bạn cần trả lời các câu hỏi liên quan đến chuyên môn để nhà tuyển dụng xác định được năng lực của bạn. Yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý là tự tin trả lời. Nếu bạn gặp câu hỏi khó, chưa trả lời được cũng không cần quá lo lắng. Vì không phải ai cũng có thể nắm được tất cả các điều luật và trả lời được mọi câu hỏi. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý trả lời thành thật bằng kiến thức của bản thân.

>>XEM THÊM: Luật kinh tế lương bao nhiêu? Thông tin mới nhất

 

nhan lo trinh hoc

5. Vì sao nên chọn học Luật tại Chương trình Đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội?

nganh luat co de xịn viec khong

Chương trình Đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội nổi tiếng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. EHOU đã có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo ngành Luật. Bên cạnh đó, trường có đội ngũ giảng viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm thực chiến, đem lại cho học viên những kiến thức thực tế. Học viên sau khi tốt nghiệp luôn được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng.

Hình thức đào tạo từ xa của trường cho phép người học chủ động thời gian, không gian học tập. Tài liệu học, giáo trình được cập nhật đầy đủ trên hệ thống E – learning để học viên tiện theo dõi. Đặc biệt, tấm bằng học viên nhận được vẫn có cơ hội xin việc như hệ chính quy.

Học viên được trang bị đầy đủ các nền tảng kiến thức vững chắc của ngành, đồng thời là các kỹ năng phục vụ công việc. Lựa chọn học tại Chương trình Đào tạo từ xa – Đại học Mở Hà Nội, bạn sẽ thêm tự tin hơn khi xin việc, hành nghề sau này.

>>XEM THÊM: E-learning có nghĩa là gì? Những lợi thế khi học E-learning

Trên đây là những kiến thức cơ bản về ngành Luật. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi học ngành Luật có dễ xin việc không. Chúc các bạn có thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo: Topcv, hiu.vn 

nhan lo trinh hoc

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...