Ngành kế toán là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành kế toán (Phần I)
03:24 25/01/2021Ngành Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Đây cũng là một trong những ngành học có tỷ lệ chọi giữa các thí sinh rất cao. Vậy ngành học này là gì, và những cơ hội việc làm sau khi ra trường có rộng mở hay không?
Mục lục
1. Ngành kế toán là gì?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: Kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được. Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau đây:
- Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
- Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
- Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
Xem thêm: Đại học GenZ: Xu hướng phát triển ngành kế toán
2. Các chuyên ngành của Kế toán
- Kế toán Doanh nghiệp: Đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán; có kiến thức về thuế – tài chính doanh nghiệp; am hiểu các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Kế toán công: Chuyên ngành này trang bị kiến thức chuyên sâu về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công; cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, đơn vị, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập, bao gồm: Kế toán Hành chính sự nghiệp, Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN, Kế toán Tài chính Ngân sách xã, Kế toán thu Ngân sách tại cơ quan thuế, hải quan, kế toán các quỹ công ngoài Ngân sách Nhà nước, kế toán quản trị công. Nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm chắc được kiến thức bổ trợ bao gồm: Quản lý tài chính công, quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước, kế toán quản trị và kiểm toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán công và chế độ kế toán trong lĩnh công cũng như lĩnh vực tư.
- Kiểm toán: Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng thực hành công việc kiểm toán một cách khoa học và thành thạo thông qua hệ thống môn học chuyên sâu bao gồm: Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, tài chính công, đầu tư tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, kế toán quốc tế, kiểm toán hoạt động, luật doanh nghiệp, phân tích và thẩm định báo cáo tài chính…
- Kế toán tài chính: là chuyên ngành kế toán tập trung vào việc soạn thảo các báo cáo hàng năm cho cổ đông về kết quả hoạt động chung của công ty. Chuyên ngành này đào tạo cử nhân nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, có kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Xem thêm: Tư vấn tuyển sinh: Kế toán học trường nào tốt?
3. Các trường đào tạo ngành kế toán
Khu vực miền bắc:
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Ngoại thương
- Học viện ngân hàng
- Học viện tài chính
- Đại học Giao Thông Vận Tải
- Đại học Công Đoàn
- Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Đại học Thương Mại
- Đại học Thủy lợi.
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh Tế – Đại học Huế
- Đại học Nha Trang
- Đại học Kinh Tế Nghệ An
Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh Tế TP.HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Ngân Hàng TP.HCM
- Đại học Tài Chính Marketing
- Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Mở TP.HCM
Xem thêm: Review ngành kế toán cho học sinh, sinh viên đang chọn nghề
4. Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến – Đại học Mở Hà Nội
Tự hào là một trong những ngôi trường tiên phong trong lĩnh vực đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội với phương châm lấy chất lượng là điều tiên quyết. Chương trình đào tạo của nhà trường đã và đang mang đến cho học viên những trải nghiệm chất lượng nhất. Để nhanh chóng trở thành một trong những học viên của nhà trường, Sở hữu ngay cho mình tấm bằng đại học tương đương với bằng đại học chính quy.
Hiện nay, nhà trường đang tổ chức tuyển sinh các ngành học hot hiện nay như:
- Ngành Luật
- Ngành Luật kinh tế
- Ngành Quản trị kinh doanh
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Ngành Công nghệ thông tin
- Ngành Kế toán
- Ngành Ngôn ngữ Anh
- Ngành Tài chính Ngân hàng
- Thương mại điện tử
- Quản trị khách sạn
———————————————-
Nếu bạn thực sự muốn thử thách bản thân mình ở một lĩnh vực mới thì đừng ngại bỏ ra 5 phút tìm hiểu ngay Chương trình đào tạo Cử nhân đại học trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội nhé. Xem lịch khai giảng tại website: Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội
Bài viết tham khảo: tuyensinhso.vn, hutech.edu.vn