Nên học ngành gì trong công nghệ thông tin?
03:33 17/02/2023Các mảng liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nắm bắt xu hướng đó, nhiều trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở giáo dục chú trọng đầu tư đào tạo sinh viên ở lĩnh vực này. Vây, nên học ngành gì trong Công nghệ thông tin? Cùng EHOU tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
5 lý do nên học Công nghệ thông tin
1.1 Cơ hội việc làm đa dạng
Hiện nay, công nghệ thông tin hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều cần đến nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Theo số liệu thống kê gần đây, Việt Nam đang thiếu khoảng 400,000 nhân lực ngành IT.
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin rất đa dạng:
- Lập trình viên
- Kiểm duyệt phần mềm
- Quản lý dữ liệu, quản trị mạng
- Điều phối dự án công nghệ thông tin
- Giảng dạy ngành công nghệ thông tin tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,…
- …
1.2 Luôn được tiếp cận với những tri thức mới
CNTT là một ngành nghề luôn có sự cập nhật và thay đổi. Thực tế có thể thấy, những công nghệ và kiến thức của vài năm trước đây hoàn toàn được thay thế bằng những nền công nghệ tân tiến và hiện đại hơn.
Làm trong ngành IT, bạn luôn được nắm bắt những tri thức mới, công nghệ hiện đại nhất. Nếu bạn có đam mê, thích học hỏi, tìm tòi cái mới thì Công nghệ thông tin là dành cho bạn.
1.3 Mức lương hấp dẫn
Tùy vào năng lực và vị trí, mức lương ngành Công nghệ thông tin sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Lương IT mới ra trường: lương khởi điểm là khoảng .000.000 – 6.000.000 VNĐ/tháng.
- Khi đã có kinh nghiệm làm việc: Mức thu nhập trung bình dao động từ 10.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng
- Các vị trí quản lý: Mức lương sẽ dao động khoảng 30.000.000 – 66.000.000 VNĐ/tháng.
Về cơ bản, lương công nghệ thông tin thường được đánh giá là cao hơn so với các ngành nghề khác. Để đạt được mức lương mong muốn trong ngành, bạn cần không ngừng cố gắng, trau dồi và phát huy những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho bản thân mình.
1.4 Ngành học năng động và sáng tạo
Môi trường làm việc ngành CNTT vô cùng năng động và sáng tạo, nhân sự đều là những người trẻ đầy hoài bão và khát vọng. Đây là môi trường lý tưởng giúp bạn thỏa sức sáng tạo và khẳng định bản thân.
Tuy nhiên, đây cũng là một ngành có sự cạnh tranh khốc liệt. Vì thế bạn cần nắm vững kiến thức, nhạy bén với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ để đứng vững trong lĩnh vực này.
1.5 Dễ dàng kiếm tiền từ khi còn đang đi học
Khi theo học ngành Công nghệ thông tin, bạn hoàn toàn có thể làm ra tiền bằng nghề này khi còn là sinh viên. Nhiều công ty và doanh nghiệp luôn đăng tin tuyển dụng nhân sự ngành IT vừa học vừa làm và trở thành nhân viên chính thức tại công ty ngay sau khi tốt nghiệp.
=>> Xem thêm: Các hướng đi của ngành IT
2. Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Nên học ngành gì trong công nghệ thông tin
Trước khi giải đáp nên học ngành gì trong công nghệ thông tin, hãy timg hiểu công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào nhé.
2.1 Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm là nền tảng sáng tạo các ứng dụng trên máy tính, điện thoại, các thiết bị thông minh mà con người đang sử dụng. Thông qua các công cụ lập trình, bạn sẽ được tiếp cận với nền tảng kiến thức về phát triển phần mềm thông minh và vận hành, bảo trì phần mềm sao cho hoạt động hiệu quả.
2.2 Khoa học máy tính
Chuyên ngành khoa học máy tính (Computer Science) trang bị cho sinh viên kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các nền tảng website và khai thác các thuật toán vào các chương trình máy tính
2.3 Kỹ thuật máy tính
Đây là chuyên ngành tập trung nghiên cứu về phần cứng và phần mềm máy tính thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Cụ thể hơn, chuyên ngành này giúp người học xây dựng nền tảng kiến thức chuyên môn về mạch điện, điện tử trong toàn bộ hệ thống máy tính.
=>> Xem thêm: Học công nghệ thông tin từ xa
2.4 Trí tuệ nhân tạo
Trong thời đại số hiện nay, Trí tuệ nhân tạo và robotics hiện đang là một xu hướng công nghệ. Sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về huấn luyện máy tính trí tuệ nhân tạo để thực hiện các công việc như: tổng hợp, phân tích dữ liệu, đưa ra giải pháp,…
2.5 An toàn thông tin
Trong thời đại ngày càng xuất hiện hacker, tội phạm về an ninh mạng thì chuyên ngành an toàn thông tin hot hơn bao giờ hết. Nó cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên môn về việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin từ cấp độ cá nhân đến chính phủ.
2.6 Hệ thống quản lý thông tin
Đây là chuyên ngành có sự kết hợp của kiến thức về phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông. Từ đó, sinh viên có thể tổng hợp, khai thác và phân phối dữ liệu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2.7 Big Data và Machine learning
Đây cũng là một chuyên ngành xu hướng trong thời đại số hiện nay. Big Data dần được ứng dụng phổ biến hơn và mang đến cơ hội tiếp cận dữ liệu một cách đáng kể cho các công ty. Ngoài ra, Machine Learning là một lĩnh vực quan trọng về trí tuệ nhân tạo. Từ đó, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ tự động để hoàn thiện các công việc và vấn đề cụ thể.
Quay trở lại với câu hỏi “Nên học ngành gì trong công nghệ thông tin?”. Trên đây EHOU đã liệt kê ra những chuyện ngành phổ biến nhất của ngành Công nghệ thông tin. Qua đó, các bạn có thể xem xét, cân nhắc xem chuyên ngành nào phù hợp với năng lực và đam mê của mình. Chuyên ngành nào cũng có cơ hội phát triển bản thân, chỉ cần bạn có ý chí, quyết tâm thì thành công sẽ đến rất gần với bạn.
=>>XEM THÊM: Hỏi đáp: Ngành công nghệ thông tin học những môn gì?
3. Học Công nghệ thông tin ở đâu tốt?
Khi đã tìm hiểu xong về các chuyên ngành trong công nghệ thông tin, chắc hẳn bạn đã biết nên học ngành gì trong công nghệ thông tin để phù hợp với bản thân mình. Vậy, bạn đã biết học IT ở đâu vừa tiện lợi vừa hiệu quả chưa?
Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Đại học Mở Hà Nội với hình thức học E-learning 100%.
Các bài giảng được biên soạn chuẩn bộ Giáo dục được đăng tải lên hệ thống Elearning giúp học viên học tập mọi lúc, mọi nơi, linh hoạt sắp xếp theo lịch trình cá nhân. Với ngành Công nghệ thông tin, EHOU sẽ cung cấp cho bạn những kiens thức từ cơ bản đến chuyên sâu với cách tiếp cận dễ hiểu và biết ứng dụng vào thực tế.
=>>XEM THÊM: E Learning tại Đại học Mở Hà Nội
Nguồn: giaoducnghe.edu.vn, glints.com