Mô hình SWOT là gì? Tổng quan về phân tích SWOT hiệu quả
03:03 09/03/2021Bài viết tìm hiểu SWOT là gì? Mô hình SWOT là một trong những mô hình điển hình trong công tác phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và nghiên cứu đề ra chiến lược marketing hiệu quả
Không chỉ trong hoạt động kinh doanh hay marketing, yếu tố SWOT là chìa khóa vàng để bạn xác lập mục tiêu, chiến lược, lên kế hoạch hoàn hảo. Mô hình SWOT được đánh giá là công cụ để bạn tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và những vấn đề đang là thách thức đối với bạn.
Nội dung bài viết
I. SWOT là gì?
1. SWOT là gì?
Trước tiên để tìm hiểu sâu hơn về mô hình SWOT chúng ta cần phải hiểu được SWOT là gì?
SWOT là chữ cái viết tắt của 4 trong tiếng anh lần lượt là: Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), cuối cùng là thách thức (Threats). Mô hình SWOT là một trong những mô hình điển hình trong công tác phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, mô hình SWOT cũng được các nhà truyền thông áp dụng khi phân tích và đề ra chiến lược marketing.
Những nhân tố thuộc về nội hàm và ngoại hàm tác động đến doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến mô hình SWOT là gì?
Trong 4 yếu tố nói trên thì 2 yếu tố đầu tiên Weaknesses và Strengths là những yếu tố bên trong thuộc về nội bộ công ty, doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và điều chỉnh được. Thông thường, nhân tố nội bộ này liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty, đặc điểm riêng của doanh nghiệp.
Những yếu tố thuộc về bên ngoài là cơ hội và những thách thức đặt ra. Đây là những vấn đề vĩ mô công ty, liên quan đến nhân tố thị trường, đối thủ cạnh tranh, … Những vấn đề mà doanh nghiệp khó kiểm soát.
2. Phân tích SWOT là gì?
Phương pháp phân tích SWOT là gì? Phân tích SWOT là công cụ được áp dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh. Nghiên cứu về mô hình SWOT để bạn có thể thực hiện được một cách hiệu quả. Phân tích SWOT là phân tích những yếu tố cơ bản, là những yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. SWOT là gì?
S – Strengths: Điểm mạnh của doanh nghiệp khi phân tích SWOT là gì? Đây là những nhân tố bên trong doanh nghiệp, có tác động tích cực, mang lại lợi thế giúp cho bạn hoàn thành mục tiêu. Strengths là đặc điểm nổi bật, chỉ có ở riêng bạn, những lợi thế mà bạn đang có so với đối thủ.
Điểm mạnh của bạn nằm trong một số lĩnh vực cơ bản:
- Nguồn lực tài chính, con người và tài sản mà bạn đang có
- Những kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm kinh doanh, những dữ liệu nội bộ
- Vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông
- Chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp
- Các loại chứng nhận
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình hoạt động
- Văn hóa doanh nghiệp
Đánh giá chính xác điểm mạnh của mình là cơ sở để bạn so sánh được doanh nghiệp mình với doanh nghiệp đối thủ. Khi đánh giá điểm mạnh, bạn rất cần sự thực tế, đánh giá đúng, không phóng đại cũng không quá khiêm tốn.
W – Weaknesses: Ý nghĩa của Weaknesses trong mô hình SWOT là gì? Lý giải đơn giản Weaknesses là những điểm yếu của doanh nghiệp, là những điểm doanh nghiệp còn yếu kém so với đối thủ cạnh tranh. Cũng giống như những điểm mạnh trong mô hình SWOT, điểm yếu cũng xuất phát từ những nhân tố nguồn lực tài chính, tài sản, nhân tố con người. Những nhân tố không tồn tại trong điểm mạnh thì chắc chắn sẽ xuất hiện những điểm yếu nhất định.
Điểm yếu của doanh nghiệp thông qua mô hình SWOT là gì? Xác định điểm yếu của doanh nghiệp thông qua những gì bạn đang chưa thực hiện được? Những gì mà doanh nghiệp đang thực hiện chưa tốt? Doanh nghiệp đang “sợ” phải đối mặt với vấn đề gì?
Hiểu một cách đơn giản, điểm yếu khi phân tích SWOT chính là những gì còn đang tồn tại làm cản trở, kìm hãm quá trình phát triển.
O – Opportunities: Cơ hội, vậy cơ hội của doanh nghiệp được xác định trong mô hình SWOT là gì? Cơ hội là nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài có tác động tích cực tới quá trình phát triển doanh nghiệp. Những nhân tố bên ngoài giúp cho bạn thực hiện thành công mục tiêu được đề ra trong kế hoạch.
Những nhân tố đó chính là:
- Sử mở rộng và xu thế phát triển thị trường
- Xu hướng thay đổi của công nghệ
- Xu hướng biến đổi toàn cầu.
- Những đối tác, hợp đồng
- Chính sách phát triển, luật doanh nghiệp
- Điều kiện thời gian, thời tiết
T – Threats: Thách thức đặt ra với các doanh nghiệp khi hoạt động, được doanh nghiệp phát hiện ra trong quá trình phân tích SWOT là gì? Threats là những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Đây là những rào cản làm giảm đi năng suất và hiệu quả của dự án.
Phân tích SWOT, tìm ra thách thức giúp bạn nhanh chóng tìm ra được vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó tìm ra giải pháp hạn chế rủi ro, tìm được biện pháp đẩy lùi những khó khăn.
II. Tổng quan về mô hình SWOT
1. Ma trận SWOT được hình thành như thế nào?\
Nguồn gốc ra đời của SWOT là gì? Mô hình SWOT đã và đang được phát triển ngày càng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực không chỉ nguyên trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay, khi nói đến nguồn gốc của SWOT vẫn còn rất nhiều ẩn số. Nhiều ý kiến cho rằng mô hình SWOT được tìm ra trong khoảng thời gian 1960 – 1970 do Albert Humphrey cùng một số nhà khoa học khác phát triển. SWOT ra đời sau một nghiên cứu dữ liệu hoạt động kinh doanh của 500 công ty có tổng doanh thu cao nhất của Mỹ.
Ban đầu, mô hình SWOT được nghiên cứu có tên là SOFT (Satisfactory – Opportunity – Fault – Threat). Đến năm 1964 mô hình SOFT được chuyển sang Nhật và đổi Fault thành Weaknesses – mô hình SWOT chính thức được ra đời. SWOT được đưa vào thử nghiệm và phát triển từ năm 1966, đến năm 2004 mô hình SWOT được sử dụng rộng rãi trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
2. SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào
Phân tích SWOT là công cụ xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, đánh giá đối thủ, khảo sát nhu cầu thị trường, phát triển thương hiệu. Mô hình SWOT đang được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vậy những lĩnh vực có thể áp dụng mô hình SWOT là gì?
Phân tích SWOT giúp bạn có được cái nhìn tổng thể, bao quát về một dự án, phương pháp này đặc biệt phát huy hiệu quả khi bạn cần hoạch định chiến lược, ra quyết định cũng như xây dựng kế hoạch. Hãy xem những trường hợp cụ thể được áp dụng mô hình SWOT là gì bạn nhé.
- Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược truyền thông
- Đánh giá chất lượng
- Cùng bàn bạc đưa ra ý tưởng
- Phát huy ưu điểm, thế mạnh
- Hạn chế và dần dần xóa bỏ điểm yếu
- SWOT bản thân
- Đánh giá nhân sự, tài chính, …
3. Nhà lãnh đạo cần lập mô hình SWOT để làm gì?
SWOT là gì, vì sao những nhà lãnh đạo cần sử dụng mô hình SWOT?
Ở cương vị là người lãnh đạo, bạn nên sử dụng ma trận SWOT để điều hành doanh nghiệp tốt nhất. Tuy nhiên, phân tích SWOT không phải là quá trình mà nhà lãnh đạo có thể thực hiện đơn lẻ. Kết quả phân tích mô hình SWOT cần được triển khai ở quy mô một nhóm người với nhiều khía cạnh và những quan điểm mới có thể đem lại kết quả khách quan nhất.
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào phân tích SWOT, họ có thể là người quản lý, những người làm sales, hay những người làm dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoặc cả những khách hàng của bạn cũng có thể tham gia vào quá trình này. SWOT cũng là một trong những công cụ huy động sức mạnh đội nhóm, gắn kết thành viên trong nhóm, khuyến khích họ tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng chiến lược.
Mỗi doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch phát triển hiệu quả hơn. Lưu ý, bạn cần liên tục đánh giá SWOT vì thời cuộc luôn có sự thay đổi. Với một startup thì phân tích SWOT bản thân cũng như SWOT doanh nghiệp là công việc quan trọng trong quá trình lên kế hoạch. Điều này giúp bạn có được sự khởi đầu hoàn hảo, nắm bắt cơ hội và định hướng phát triển trong tương lai.
III. Lên kế hoạch thực hiện mô hình SWOT
Mô hình SWOT được trình bày ở dạng ma trận SWOT chia thành 4 nhánh. Mỗi nhánh tương ứng với điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Bạn có thể phân chia nhiệm vụ phân tích SWOT cho từng nhóm sau đó họp và tổng hợp lại. Ở phần này, chúng ta không cần thiết phải trình bày quá dài quá chi tiết, chỉ cần nêu đủ được ý chính quan trọng.
Sau quá trình thảo luận, bạn tổng hợp SWOT lại và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Một số câu hỏi bạn cần trả lời trong khi phân tích SWOT là gì?
Strengths – Điểm mạnh:
- Doanh nghiệp của bạn có những thế mạnh gì?
- Những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác (với SWOT bản thân, bạn cần xem xét những điểm nổi trội của bạn so với người khác là gì?)
- Những gì chỉ có ở bạn mà người khác không có?
- Những nhận xét của người cùng ngành về điểm mạnh của bạn như thế nào?
- Nhân tố nào giúp bạn nhanh chóng có được những đơn hàng hay những đối tác chiến lược?
- Chiến thuật riêng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh là gì?
Khi phân tích điểm mạnh doanh nghiệp, bạn nên đứng ở nhiều góc nhìn khác nhau kể cả từ những khách hàng của bạn để có được đánh giá khách quan nhất.
Weaknesses – Điểm yếu:
Cũng giống như điểm mạnh, khi tìm kiếm những điểm yếu của doanh nghiệp, bạn cũng cần phải nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau. Cách xác định điểm yếu của doanh nghiệp thông qua mô hình SWOT là gì? Hãy trả lời những câu hỏi sau để tìm ra điểm yếu của bạn nhé.
- Nhân tố nào tác động làm cho bạn bị kìm hãm phát triển?
- Đâu là yếu tố cản trở khách hàng tìm đến bạn?
- Đối thủ cạnh tranh của bạn đang thực hiện tốt hơn bạn ở điểm nào?
- Bạn đang “sợ phải đối mặt” với vấn đề gì?
Điểm yếu chính là những vấn đề còn hiện hữu trong doanh nghiệp cản trở doanh nghiệp phát triển. Bạn cần xác định chính xác những điểm yếu để tìm ra giải pháp đẩy lùi nó.
Opportunities – Cơ hội:
Cơ hội phát triển doanh nghiệp là những nhân tố tác động bên ngoài có tính tích cực. Nắm bắt cơ hội là điều kiện tốt để bạn hoàn thành mục tiêu tốt nhất. Cơ hội của mỗi doanh nghiệp khi phân tích mô hình SWOT là gì?
- Những xu hướng phát triển của thị trường hiện nay là gì?
- Nắm bắt cơ hội từ yếu tố thị trường: Chính sách, xu thế khách hàng, môi trường xã hội khách quan, …
Bên cạnh những cơ hội từ nhân tố thị trường, hãy nhớ rằng, bạn nên là người chủ động tạo ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Xem xét những điểm yếu và điểm mạnh để tạo ra cơ hội.
Threats – Thách thức:
- Những gì bạn đang phải đối mặt?
- Doanh nghiệp đối thủ đang làm những gì vượt trội hơn so với bạn?
- Vị trí ngành nghề của bạn bị thay đổi như thế nào khi su thế thị trường biến động?
- Bạn có đang gặp phải khó khăn về vấn đề tài chính không?
Hãy nhìn nhận những thách thức mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải để tìm hướng đẩy lùi thách thức ngay nhé những nhà lãnh đạo.
IV. Những ngành học có đào tạo mô hinh SWOT
- Marketing
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- ….
———————————————-
???? Cơ hội nâng cao kiến thức, cải thiện bậc lương với bằng Đại học chất lượng. Chương trình cử nhân trực tuyến tuyển sinh liên tục, xem lịch khai giảng tại https://sum.vn/Eu0E0