Luật kinh tế thi khối nào? Ra trường làm gì?
04:40 04/11/2022Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Vậy, ngành luật kinh tế thi khối nào? Cần có những tố chất gì để theo đuổi ngành học hot này? Hãy theo dõi bài viết dưới dây để hiểu rõ.
Mục lục
Tổng quan về ngành luật kinh tế
Trước khi tìm hiểu luật kinh tế thi khối nào thì hiểu một cách đơn giản, Luật kinh tế là tập hợp các quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh tế. Đó là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận điều chỉnh những quan hệ phát trình trong quá trình, vận hành của các công ty, doanh nghiệp và nền kinh tế thị trường.
Luật kinh tế xuất hiện từ những năm đầu của thế kỉ XX ở các nước tư bản chủ nghĩa, khi một số nhà nước tư sản tăng cường sự can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế. Ở Việt Nam, luật kinh tế ra đời và được thừa nhận như ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ XX. Đó là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật kinh tế. Đến nay, luật kinh tế vẫn còn tồn tại và phát triển về nội dung cũng như hình thức.
Cụ thể, luật kinh tế điều chỉnh 2 nhóm quan hệ chủ yếu:
- Quan hệ giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh
- Quan hệ giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp.
Theo học ngành luật kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng về pháp luật, kinh tế thị trường, pháp luật kinh doanh. Một số môn học chủ chốt của ngành này phải kể đến như
- Luật thương mại
- Luật cạnh tranh
- Luật doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Luật đầu tư
>>Xem thêm: Viễn cảnh của ngành Luật trong nền công nghiệp 4.0
Luật kinh tế thi khối nào?
Hiện nay, ngành luật kinh tế là ngành học khá đa dạng về tổ hợp môn thi giúp sinh viên có nhiều cơ hội đăng ký trong mỗi mùa tuyển sinh. Dưới đây là một số tổ hợp môn xét tuyển ngành luật kinh tế để giải đáp cho bạn câu hỏi luật kinh tế thi khối nào?
- Tổ hợp môn A00: Toán, Lý, Hóa
- Tổ hợp môn A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- Tổ hợp môn C00: Văn, Sử, Địa
- Tổ hợp môn D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
- Tổ hợp môn D14: Văn, Sử, Tiếng Anh
Đó là những tổ hợp phổ biến để xét tuyển vào ngành. Tuỳ vào từng trường sẽ có những khối thi khác nhau để xét tuyển riêng.
Học Luật kinh tế yêu cầu tố chất và kỹ năng gì?
Những bạn có ý định theo ngành luật kinh tế chắc hẳn có nỗi băn khoăn liệu bản thân mình có phù hợp để theo đuổi ngành này không. Dưới đây sẽ có luôn câu trả lời cho bạn về một số tố chất và phẩm chất phù hợp với luật kinh tế
- Trung thực, khách quan: Đây là một phẩm chất quan trọng nhất của một người học luật. Bạn phải là một người am hiểu pháp luật, mang đến sự khách quan, công bằng cho mọi người, dựa trên sự thật để phán xét khách quan.
- Khả năng phân tích, tư duy nhạy bén: Với số lượng công việc lớn cùng lượng hồ sơ nhiều đòi hỏi người học cần có tư duy logic để tổng hợp thông tin. Ngoài ra, đây còn là công việc đòi hỏi sự nhạy bén để giải quyết vấn đề, chọn lọc những thông tin, tài liệu có giá trị nhất để xử lý công việc theo mong muốn của khách hàng.
- Khả năng giao tiếp tốt: Luật kinh tế là ngành nghề tạo nên sự tin tưởng, vid thế khả năng giao tiếp của bạn phải tốt, có tính thuyết phục cao. Kiến thức của mình được thể hiện qua lời nói một cách lưu loát, tự tin và mạch lạc.
- Có lập trường rõ ràng: Bạn phải có lập trường của mình trước những tác động tiêu cùng bên ngoài
- Khả năng nắm bắt tâm lý: Người học luật kinh tế phải biết đọc vị tâm lý của người khác. Đó là sự tinh tế giúp bạn phân tích dữ liệu một cách hiệu quả.
Học Luật kinh tế có thể làm việc ở đâu?
Với tấm bằng cử nhân ngành luật kinh tế trên tay, sinh viên sẽ có đa dạng cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Một số vị trí công việc mà sinh viên có thể đảm nhận như:
- Tư vấn pháp lý: đánh giá, phân tích và giải quyết những vấn đề phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của công ty,doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật, làm cán bộ thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc những người hành nghề luật sư
- Cán bộ hành pháp
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, trung tâm giáo dục về lĩnh vực luật kinh tế
>>Xem thêm: Ngành luật ra làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Học Luật kinh tế hệ đào tạo từ xa
Như đã nói ở trên, ngành luật kinh tế luôn thu hút thí sinh đăng ký theo học. Bạn muốn học đại học để lấy thêm văn bằng luật kinh tế nhưng không có điều kiện học trực tiếp trên giảng đường? Bạn đang đi làm và muốn học thêm để lấy bằng luật kinh tế? Bạn đang học Đại học, Cao đẳng một chuyên ngành khác và muốn học văn bằng thứ 2 luật kinh tế? Chắc chắn, học đại học từ xa là một lựa chọn lý tưởng.
Chương trình đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội là cơ sở uy tín về chất lượng giảng dạy cũng như đảm bảo lợi ích của học viên khi theo học hệ đào tạo này. Học đại học từ xa ngành luật kinh tế tại Đại học Mở Hà Nội sẽ giúp bạn được học online mọi lúc mọi nơi, chủ động và tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Hơn nữa, khi tốt nghiệp, học viên được nhận bằng Đại học danh giá do trường Đại học Mở Hà Nội cấp, được Bộ GD công nhận, có thể học tiếp lên cao học.
>>Xem thêm: Review học đại học từ xa
Nguồn: luatminhkhue, tuyensinhdonga