logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Học đến năm 3 rồi bỏ, lý do tôi quay lại tiếp tục học đại học là gì?

06:57 31/05/2021

Đại học có phải là con đường duy nhất để thành công? Thực sự thì chẳng có một mô-tuýp thành công nào cả, chỉ biết rằng “học nhiều chưa chắc đã thành công, nhưng người thành công chắc chắn phải ham học hỏi”

Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công? Thực sự thì chẳng có một mô-tuýp thành công nào cả, chỉ biết rằng “học nhiều chưa chắc đã thành công, nhưng người thành công chắc chắn phải ham học hỏi”

Đại học là con đường ngắn nhất đi đến thành công

Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công! Nhưng nếu chịu khó học hỏi tìm tòi, bạn sẽ làm việc và kiếm tiền đơn giản hơn nhiều lắm.

hoc-den-nam-3-roi-bo-ly-do-toi-quay-lai-tiep-tuc-hoc-dai-hoc-la-gi

Chẳng nói đâu xa, như ông anh trai tôi, từng kinh qua tổng cộng 3 trường đại học/ cao đẳng nhưng đều bỏ vì mải chơi game. Năm nay cũng đã 30 có lẻ, vẫn còn làm lao động phổ thông. À ý tôi không phải chê các công việc chân tay, vì tôi biết xong mỗi công trình tiền công của anh ấy cao lắm, cao hơn lương của tôi nhiều. Nhưng tôi chắc rằng thu nhập của tôi ổn định hơn anh ấy. Đặc điểm của lao động phổ thông là cứ ráo mồ hôi là hết tiền, đợt dịch Covid-19 vừa rồi anh ấy lại còn mất việc, bao nhiêu khoản chi tiêu cần phải lo cho gia đình, vợ con.

Có nên học đại học hay không?

Hôm trước, tôi có đọc được một bài chia sẻ của Facebooker Mạnh Quân, nói về những quan điểm của anh về việc nên hay không nên học đại học. Đây là những chia sẻ thực tế mà anh ta đã trải qua, tôi nghĩ đó là những bài học quý giá mà chúng ta nên học tập. Tôi xin trích nguyên văn bài viết như sau:

“Chào các bạn!

Mình là Quân, năm nay 27 tuổi, trong này (ý là group mà anh Quân đăng bài) có nhiều anh chị lớn tuổi, cũng có nhiều bạn đang còn là sinh viên nên mình xin xưng hô như thế này cho thân mật.

Mình đã từng học đến năm 3 đại học, nhưng lại bỏ học – Quả là một quyết định rất khó khăn ở tuổi 20. Vài năm sau, có một vài điều đã thay đổi trong suy nghĩ, khiến mình có thêm động lực để tiếp tục đi học.

Học đại học không phải con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất đi đến thành công

Mình đã thay đổi nhận thức như thế nào?

  • 2011: Tốt nghiệp THPT, như rất nhiều bạn bè đồng trang lứa khác, mình đậu vào một trường đại học
  • 2013: Mình tìm được một công việc part – time, đọc được những câu chuyện truyền cảm hứng, trong mình dấy lên ham muốn kiếm tiền và kiếm tiền. Mình vẫn sẽ thành công dù bỏ học. Mình sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy. Và mình nghỉ học từ tháng 9/2013
  • 4/2016: Nhận ra rằng “Muốn thành công phải có bước khởi đầu tốt. Và thật khó để có bước khởi đầu tốt khi không có bằng”
  • 12/2019: Sau 6 năm, trải qua nhiều công việc, có cả tự kinh doanh riêng, thật may mắn khi có người nhìn ra năng lực của mình, dù không có bằng đại học nhưng mình có một vị trí tốt trong công việc. Nhưng liệu những người khác có may mắn như vậy?

Học đại học không phải vì sợ thua kém bạn bè, hay đi học cho vui, lấy tấm bằng để được xét bậc lương cao hơn. Mình học đại học vì mình thấy đó là một phần gì đó thực sự quan trọng cho sự nghiệp phát triển trong tương lai. Vì nếu không có mục tiêu thực sự quan trọng, thì học đại học chỉ làm lãng phí 4 năm tuổi trẻ và tiền bạc của bạn mà thôi.

Mình học lại đại học từ tháng 12/2019, ngành công nghệ thông tin. Vào thời điểm đó, mình có một công việc tốt, mức lương khá và có cơ hội phát triển cao. Sếp của mình là người bảo mình nên đi học lại. Công ty cũng sẽ hỗ trợ mình về mặt thời gian và một phần tài chính. Với lại mình theo học hệ đại học trực tuyến thì khá thoải mái về thời gian, cũng không ảnh hưởng nhiều đến công việc hiện tại

Có thể mình không bằng nhiều người, nhưng với riêng mình, thì hiện tại mình đang có một cuộc sống rất ổn. Mọi quyết định mình đều suy xét kỹ lưỡng, là phù hợp với bản thân mình. Có thể đúng, có thể sai tùy thuộc vào cách đánh giá của từng người

Mình muốn sau bài viết này, các bạn hiểu được bản thân hơn, đồng thời xác định được mục tiêu cho bản thân trong hành trình học tập và tương lai của mình, từ đó có những lựa chọn tốt nhất cho chính mình.”

Trong bài chia sẻ của bạn Mạnh Quân, có một câu tôi rất tâm đắc: “Liệu những người khác có may mắn như vậy?” Tôi không nghĩ bạn Quân có sự nghiệp như ngày hôm nay là do “may mắn”, vì đó là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng không ngừng. Và Quân chỉ học đại học khi đã xác định rõ mục tiêu phát triển của bản thân.

hoc-den-nam-3-roi-bo-ly-do-toi-quay-lai-tiep-tuc-hoc-dai-hoc-la-gi

Để xác định được mục tiêu và phương hướng phát triển trong tương lai, hãy lấy một cuốn sổ và tự mình liệt kê những mục tiêu của cuộc đời như sau:

  1. Sự nghiệp: Bạn muốn sau này có sự nghiệp như thế nào? Làm thuê hay làm chủ? Nếu làm thuê thì ở vị trí nào? Nếu làm chủ thì sẽ làm ở lĩnh vực nào? Bạn có thể viết ra hai hoặc ba mong muốn.
  2. Gia đình: Bạn muốn sau này bố mẹ ở đâu, như thế nào? Vợ/chồng bạn là người như thế nào? Con cái thì ra sao? Bạn muốn định cư ở đâu? Ở nhà hay chung cư,…
  3. Sức khỏe: Bạn muốn sống đến bao nhiêu tuổi, bạn muốn có cơ thể như thế nào, bạn có thích tập thể thao không, ghi rõ môn thể thao mà bạn thích?
  4. Phát triển bản thân: Bạn muốn sau này trở thành người như thế nào? Giúp ích được gì cho gia đình và xã hội? Có những kỹ năng gì?
  5. Giải trí: Bạn muốn đi những đâu? Làm những gì để hưởng thụ?
  6. Cống hiến: Bạn muốn mình là ai trên trái đất này? Cống hiến được những gì?
  7. Ước mơ: Kể ra 3 ước mơ điên rồ nhất của bản thân mà bạn nghĩ bạn sẽ không bao giờ làm được.

Làm xong tất cả những điều trên, bạn sẽ tự trả lời được câu hỏi về định hướng và ước mơ của bản thân. Đừng để bản thân phải đứng giữa ngã rẽ của Sự Nghiệp và Lý Tưởng, hãy để chúng cùng chung là một con đường.


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...