logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Học công nghệ thông tin online có khó không?

02:14 13/04/2021

Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang có tư tưởng yêu thích và quyết tâm theo học công nghệ thông tin (CNTT), nhưng thực tế thì dễ “xơi” như bạn nghĩ?

Tất tần tật mọi thứ trong cuộc sống đang ngày càng được hiện đại hóa, gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin (CNTT) đã khiến nhiều bạn trẻ có tư tưởng yêu thích và quyết tâm theo học ngành này, nhưng CNTT không dễ “xơi” như bạn nghĩ. Vậy Học Công nghệ thông tin (CNTT) có khó không? Người nào phù hợp với ngành này? Không ít người cảm thấy lo lắng vì công nghệ thông tin liên quan nhiều đến máy móc, công thức, phân tích, mã máy, dữ liệu,… mới nghe qua đã cảm thấy giật mình, nhiều bạn không biết chắc rằng mình có thể bám trụ với công việc này hay không.

1. Những tố chất cần thiết để có thể thành công trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT)

Yêu thích chỉ là sự khởi đầu

Cuộc sống đang tiếp nhận sự chuyển biến mạnh mẽ của công nghệ. Các thiết bị hiện đại ngày một thông minh, đa tính năng hơn, đó là thành quả của sự sáng tạo không ngừng của con người. Những hình ảnh này hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày đã tạo nên một cái nhìn thích thú cho các bạn trẻ. Từ đó, sự tò mò và ham mê tiếp cận, mong muốn tìm hiểu cái mới sẽ dẫn dắt các bạn trẻ đến với Công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là những học sinh đang trên ghế nhà trường.

Khi bạn yêu thích và đam mê, bạn mới có thể bỏ nhiều thời gian đề nghiên cứu và tìm hiểu về ngành một cách tâm huyết nhất. Là động lực giúp bạn vượt qua sự căng thẳng và áp lực từ công việc. Đây là yếu tố quan trọng nhất để bạn xác định việc học công nghệ thông có khó không.

Phải có khả năng tư duy, ngoại ngữ tốt

Học CNTT không phải là một ngành học có thể chạy theo “mốt”, mà nó đòi hỏi người học phải có niềm đam mê và khả năng tư duy tốt. Nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam trong những năm tới là rất lớn, nhưng đòi hỏi phải có chất lượng cao.

Yêu cầu đầu tiên khi tuyển dụng của ngành CNTT là sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, cộng với khả năng cập nhật công nghệ (chịu khó đọc tài liệu trên mạng, thường xuyên tham gia các hội thảo công nghệ để nâng cao hiểu biết), và có những kỹ năng cá nhân, lẫn chuyên môn (làm việc nhóm, phân tích, đánh giá,…).

Là ngành đặc thù liên quan đến số học nên những bạn có khả năng tư duy sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong ngành CNTT

Các bạn học sinh phải nhận thức được rằng, không phải ai theo học CNTT cũng có thể kiếm được việc làm đúng nghề, đúng chuyên ngành được đào tạo. Chỉ những ai có khả năng (kỹ thuật, ngoại ngữ) thì mới có công việc tốt. Bên cạnh đó, ngành CNTT còn đỏi hỏi trình độ Toán xuất sắc và đầu óc tư duy tốt.

Chăm chỉ, chủ động học hỏi:

Bởi công nghệ thông tin có khối lượng kiến thức vô kể. Chưa kể đến là thay đổi và được cập nhật liên tục. Có nhiều kiến thức không thể được học trên ghế nhà trường. Chính vì vậy cần phải chủ động nâng cao khả năng chuyên môn bản thân. Chăm chỉ tìm và tiếp cận với nguồn tư liệu của các chuyên gia nước ngoài.

Tỉ mỉ, nhẫn nại:

Công nghệ thông tin đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối. Chính vì vậy chỉ một sai sót có thể khiến cả một cỗ máy không thể hoạt động như mong muốn hay thậm chí là không hoạt động được. Bạn cần phải tỉ mỉ và luôn tập trung để đạt hiệu quả cao nhất có thể.

2. Học Công nghệ thông tin (CNTT) KHÓ hay DỄ?

Học đến “trầy da tróc vẩy”

Xác định ngành học và trở thành sinh viên CNTT tại các Trường đại học chỉ mới là sự khởi đầu tương đối suôn sẻ, còn sau đó là cả một chặng đường đầy chông gai. Khi bước vào giảng đường ĐH, các bạn sinh viên cần phải học tập không ngừng nghỉ. Nếu so sánh với ngành Tài chính ngân hàng, Kế toán, Marketing hay Báo chí,… thì CNTT luôn đòi hỏi rất cao ở SV khả năng tự học, tự tìm hiểu, nâng cao kiến thức và khả năng tư duy logic.

Theo đó, Công nghệ thông tin (CNTT) thường được chia thành các chuyên ngành như Mạng máy tính & Viễn thông, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, mới đây nhất thì có thêm 2 ngành cực HOT đó là Trí tuệ nhân tạo(AI) và Internet vạn vật (IoT). Dù chọn chuyên ngành nào thì lượng kiến thức trong sách vở, giáo trình của nhà trường chắc chắn sẽ không bao giờ là đủ cho một cử nhân CNTT. Vì vậy, SV CNTT phải tự ý thức được ngành mình học có đặc thù riêng, bản thân phải có trình độ thật sự thì mới hi vọng thành công.

cong-nghe-thong-tin
Để phát huy tối đa khả năng tư duy, tự học, làm việc thì sinh viên phải tự tìm tòi, rèn luyện rất nhiều
Nếu sinh viên biết học tập theo đúng chương trình, biết mở rộng những vấn đề đã học được, cũng như chăm chỉ tìm kiếm những kiến thức mới thì chắc hẳn sau 3 đến 4 năm ở giảng đường đại học sẽ có đủ hành trang để đi làm. Tuy nhiên, những sinh viên lười nhác, thụ động, chỉ học qua môn để cầm được tấm bằng thì chắc chắn sẽ phải lãnh hậu quả nặng nề.

Vây học công nghệ thông tin KHÓ hay DỄ?

Như vậy việc học Công nghệ thông tin (CNTT) khó hay dễ còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng nỗ lực của sinh viên. Ngoài ra, cũng phụ thuộc vào môi trường đào tạo, nếu như bạn chọn trường đào tạo công nghệ thông tin không có đủ uy tín cũng như chất lượng không được đảm bảo sẽ để lại những hệ lụy khôn lường:

Như sự hao hụt về kiến thức
Tồi tệ hơn là bạn sẽ bị mất đi niềm đam mê đối với ngành.


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...