Học công nghệ thông tin có khó không và những sự thật về ngành
05:30 13/03/2023Trong đời sống hiện đại, Công nghệ thông tin được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí và nhiều lĩnh vực khác để tự động hóa hoặc cải thiện quy trình. Thế nên đông đảo thí sinh đăng kí theo học IT là một điều dễ hiểu. Và câu hỏi học công nghệ thông tin có khó không nhận được nhiều sự quan tâm. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
1. Những điều cần biết về ngành Công nghệ thông tin
1.1 Tỷ lệ giới tính trong ngành công nghệ thông tin
Tỷ lệ giới tính trong ngành công nghệ thông tin hiện nay vẫn chưa đạt được sự cân bằng giữa nam và nữ. Thống kê mới nhất cho thấy, tỷ lệ nữ trong ngành này chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, các tổ chức và cộng đồng đang nỗ lực để khuyến khích các nhà tuyển dụng và giới trẻ nữ tham gia vào ngành này, với hy vọng tăng cường đa dạng giới tính và tăng cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ.
1.2 Bằng cấp cao nhất trong ngành công nghệ thông tin
Bằng cấp cao nhất trong ngành công nghệ thông tin là tiến sĩ (Ph.D.) trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Khoa học thông tin, Hệ thống thông tin,… Tuy nhiên, trình độ và kinh nghiệm thực tế là điều cần thiết để phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin.
Tại Việt Nam, 75% người làm trong ngành công nghệ thông tin là có bằng đại học. Tuy nhiên, 3% chỉ tốt nghiệp THPT, điều này có nghĩa là cho dù bạn không có bằng đại học nào cả, bạn vẫn có thể làm công nghệ thông tin, làm lập trình bình thường miễn là bạn chứng minh được năng lực của mình.
1.3 Việc làm ngành Công nghệ thông tin phân bổ ở đâu nhiều nhất?
Theo số liệu thống kê của Niithanoi., TP Hồ Chí Minh vẫn là nơi tụ tập nhiều công ty công nghệ nhất với 55% việc làm được tuyển dụng tại đây. Bên cạnh đó, Hà Nội có 29%, là nơi tụ tập trụ sở của các công ty công nghệ hàng đầu như FPT, CMC, VNG, VCCORP, VNPT, Viettel…
1.4 Các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin?
Under-graduate hay còn gọi là sinh viên chưa tốt nghiệp: Có tỷ lệ 1% người chưa tốt nghiệp đã làm việc và có lương như bình thường.
- Intern (Thực tập sinh): Hầu hết các bạn đều sẽ bắt đầu từ vị trí thực tập sinh chiếm 5%. Trong đó, có nhiều công ty cũng trả lương rất cao cho thực tập sinh
- Junior (Mới vào nghề): Số lượng này thường là mới đi làm chính thức 1 đến 2 năm.
- Senior: Đây là các bạn đã làm nghề thành thạo và có nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhân sự tại vị trí này chiếm tỉ lệ cao với 36%
- Leader (Trưởng nhóm, trưởng phòng): Đây là những người có khả năng kỹ thuật cao và có khả năng quản lý, dẫn dắt đội nhóm tốt.
- Manager (Quản lý): Những người này thường là có khả năng quản lý thực sự nổi trội, khả năng kỹ thuật cũng khá cao
- Director: Giám đốc
1.5 Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?
Khi nhắc đến IT đa số mọi người nghĩ đó là ngành học của nam giới. Tuy nhiên, có rất nhiều công việc ngành Công nghệ thông tin phù hợp với nữ, nhẹ nhàng hơn và dễ học hơn đôi chút đó là: lập trình viên, kỹ sư phần mềm, chuyên viên an ninh mạng, quản trị viên hệ thống, giáo viên đào tạo công nghệ thông tin, nghiên cứu viên về trí tuệ nhân tạo, tuyển dụng nhân sự ngành Công nghệ thông tin,…
Công nghệ thông tin hiện nay được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, do đó, nữ học công nghệ thông tin có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
=>> XEM THÊM: Muốn học tốt ngành IT cần những gì?
2. Học công nghệ thông tin có khó không?
Học Công nghệ thông tin có khó không? là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Học công nghệ thông tin không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên đó là một ngành rất thú vị và hứa hẹn có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Quá trình học tập sẽ yêu cầu bạn phải đầu tư rất nhiều thời gian, nỗ lực và kiên trì. Nếu bạn đam mê và có năng khiếu trong lĩnh vực này, thì việc học công nghệ thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Hơn nữa, CNTT là ngành thay đổi và cập nhật từng ngày vì thế lượng kiến thức trong sách vở, giáo trình của nhà trường chắc chắn sẽ không bao giờ là đủ. Bạn nên tự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới để có hành trang tốt trên con đường tìm việc sau này.
=>> Xem thêm: Mức lương cực “KHỦNG” ngành Công nghệ thông tin
3. Nhu cầu tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin đang là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên thị trường lao động. Các vị trí tuyển dụng phổ biến trong ngành này bao gồm:
- Nhân viên phát triển phần mềm: đảm nhận vai trò lập trình, thiết kế và triển khai các ứng dụng, sản phẩm phần mềm.
- Chuyên viên an toàn thông tin: đảm nhận vai trò bảo vệ hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp trước các chủng tấn công từ bên ngoài.
- Quản trị mạng: đảm nhận vai trò quản lý, điều hành hệ thống mạng của các tổ chức, doanh nghiệp.
- Chuyên gia dữ liệu: đảm nhận vai trò phân tích, quản lý và khai thác dữ liệu trong các dự án và các bộ phận của doanh nghiệp.
- Chuyên viên truyền thông số: đảm nhận vai trò xây dựng, triển khai chiến lược truyền thông kỹ thuật số cho các tổ chức, doanh nghiệp.
- Chuyên viên thiết kế đồ họa: đảm nhận vai trò thiết kế các sản phẩm đồ họa, thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng cho các sản phẩm phần mềm, ứng dụng di động, trang web,…
=>> Xem thêm: Các hướng đi ngành Công nghệ thông tin
4. Học Công nghệ thông tin đại học trực tuyến
Như vậy, học công nghệ thông tin có khó không còn tùy vào khả năng và nỗ lực của bạn. Ngoài ra, nếu như bạn chọn môi trường đào tạo không có lộ trình đào tạo và định hướng bài bản thì việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chương trình đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội là nơi bạn nên tham khảo.
Học Công nghệ thông tin hệ E Learning tại EHOU, các học viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực CNTT để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng, phần mềm cũng như những kiến thức về an ninh mạng. Người học có thể chọn bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào để tiếp cận các video bài giảng thông qua các thiết bị thông minh có kết nối internet.
Nguồn: niithanoi.edu, swinburne-vn.edu, hiu.vnvn