Giải đáp tuyển sinh: Học Quản trị kinh doanh khối C00
03:51 27/12/2022Với sự phát triển của xã hội, các ngành kinh tế đã dần được nhiều bạn trẻ quan tâm hơn. Trong số đó, ngành quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành đi đầu về điểm chuẩn đại học các năm. Vậy các bạn đã biết quản trị kinh doanh thi khối nào chưa? Học quản trị kinh doanh khối C00 thì sao? Hãy cùng EHOU tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Khái quát về ngành Quản trị kinh doanh
Trước khi tìm hiểu về học quản trị kinh doanh khối C00, các bạn đọc hãy cùng EHOU tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến ngành quản trị kinh doanh trước nhé!
Hiểu một cách đơn giản, quản trị kinh doanh là tổng hợp những hoạt động liên quan đến quá trình quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh thương mại của tổ chức, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp từ đó thu được lợi nhuận cao.
Khi theo học ngành quản trị kinh doanh, các bạn sẽ được học trang bị các kiến thức liên quan các ngành kinh tế khác như: marketing, kế toán, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, quản trị nhân lực,… Ngoài những kiến thức chuyên sâu về ngành quản trị kinh doanh, người học sẽ được học những kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện,…
Vì thế, khi lựa chọn ngành quản trị kinh doanh, các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực, vị trí khác nhau vì chương trình đào tạo ngành này đã bao quát đủ kiến thức của các chuyên ngành kinh tế.
Hiện nay, ngành quản trị kinh doanh ở các trường sẽ được tuyển chủ yếu ở các khối:
- A00: Toán, Lý và Hóa
- A01: Toán, Lý và tiếng Anh
- C00: Văn, Sử và Địa
- D01: Toán, Ngữ Văn và tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa và tiếng Anh
Ngoài ra, sẽ có một số khối khác xét tuyển ngành quản trị kinh doanh tùy thuộc ở mỗi trường
>> XEM THÊM: Ưu và nhược điểm của ngành quản trị kinh doanh mà bạn nên biết
2. Học Quản trị kinh doanh khối C00 được không?
Có thể nhiều bạn mặc định rằng học quản trị kinh doanh chỉ dành cho những bạn học khối tự nhiên bởi các bạn ý thông minh và có bộ óc nhạy bén. Vì vậy, ngành quản trị kinh doanh khối C00 vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Khối C00 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, là tổ hợp 3 môn khối xã hội. Có lẽ vì thế, các bạn học sinh theo học khối xã hội có xu hướng sẽ tránh những ngành học liên quan tới tính toán, toán học. Tuy nhiên, điều đặc biệt là các bạn khối C00 lại khá phù hợp với ngành quản trị kinh doanh. Bởi các bạn có óc sáng tạo chứ không khô khan như các bạn khối tự nhiên.
Các bạn có thể lường trước được mọi khả năng xảy ra với sự tưởng tượng và sáng tạo của mình. Ngoài ra, bạn có thể dùng những lời lẽ để thuyết phục người khác. Đó là một trong những tố chất của người học quản trị kinh doanh. Vì thế hiện nay, nhiều trường đại học đã xét tuyển khối C00 đối với ngành quản trị kinh doanh và con số về số người học quản trị kinh doanh khối C00 được thống kê ngày càng tăng lên.
>>XEM THÊM: Quản trị kinh doanh cần học gì?
3. Cơ hội việc làm của ngành Quản trị kinh doanh
Như đã nói ở trên, đặc thù của ngành quản trị kinh doanh là các bạn sinh viên sẽ được học hết những kiến thức liên quan đến các chuyên ngành kinh tế khác, vì thế mà các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc ở nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau. Cụ thể hơn, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm những việc như:
- Học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành trợ giảng, giảng viên cho các trường cao đẳng, đại học hay các trung tâm đào tạo ngành quản trị kinh doanh
- Nhân viên trong các phòng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp
- Khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn, các bạn có thể trở thành quản lý của phòng kinh doanh, phòng tài chính hay trở thành người kiểm sát những hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
- Nếu có năng lực trong việc dự đoán và đề ra các kế hoạch, các bạn hoàn toàn có thể trở thành nhân viên dự báo, lên kế hoạch và đề ra những giải pháp cho doanh nghiệp
- Quản lý của một chi nhánh nào đó trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, cử nhân Quản trị kinh doanh có thể đá sang những lĩnh vực khác như: kế toán, marketing, nhân viên sale,…
4. Mức lương của ngành quản trị kinh doanh như thế nào?
Theo thống kê, mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh sẽ rơi vào khoảng từ 5 triệu đến 25 triệu/ tháng. Tuy nhiên, việc xét lương bậc sẽ dựa theo kinh nghiệm và vị trí làm của mỗi cá nhân.
4.1 Dựa theo kinh nghiệm
- Đối với những bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề, mức lương của các bạn sẽ dao động từ 3 triệu đến 5 triệu/ tháng tùy vào năng lực và khả năng
- Khi bạn đã có kinh nghiệm tích lũy trong nghề từ 2 – 3 năm, mức lương của bạn có thể sẽ rơi vào khoảng 8 triệu đến 12 triệu/ tháng
- Đối với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mức lương của họ hoàn toàn có thể rơi vào khoảng 15 triệu đến 30 triệu/ tháng tùy vào khả năng quản lý và các kế hoạch họ lập ra có hiệu quả hay không.
4.2 Dựa theo vị trí việc làm
- Đối với những nhân viên thử việc, mới vào làm chưa có kinh nghiệm gì, có thể trong quá trình thử việc các bạn sẽ không có lương hoặc mức lương sẽ rơi vào tầm 3 triệu đến 5 triệu/ tháng tùy doanh nghiệp
- Đối với nhân viên trong các phòng kinh doanh, tài chính: mức lương của họ có thể rơi vào khoảng 8 triệu đến 15 triệu/tháng
- Khi được thăng chức lên làm trưởng phòng: mức lương của họ có thể là 10 triệu đến 20 triệu/tháng tùy doanh nghiệp
- Khi trở thành giám đốc của một doanh nghiệp, mức lương của bạn trung bình sẽ khoảng 30 triệu đến 50 triệu/tháng.
>> XEM THÊM: Mức lương nào dành cho ngành quản trị kinh doanh?
5. Người học Quản trị kinh doanh cần có tố chất gì?
Không phải không có lý do cho việc tại sao người lớn luôn gợi ý những định hướng và nhắc nhở chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân cho các bạn trẻ. Bởi lẽ không phải ngành nghề nào ai cũng có thể làm được. Mỗi ngành nghề lại có đặc thù và tính chất công việc riêng, vì thế mỗi cá nhân lại phù hợp với những công việc nhất định. Ngành quản trị kinh doanh cũng vậy, khi xác định theo học ngành quản trị kinh doanh, có lẽ ngay từ đầu bạn phải xác định bạn có những tố chất phù hợp với ngành nghề này nhằm tránh việc chuyển ngành hay chuyển việc khi thấy bản thân không phù hợp.
Tố chất cần có của một người theo học ngành quản trị kinh doanh:
- Có niềm đam mê với những hoạt động kinh doanh thương mại, luôn muốn phát triển bản thân và thích sự cạnh tranh.
- Có bộ óc nhạy bén, có thể lường trước được các tình huống xảy ra để đưa ra những biện pháp kịp thời đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Sự liều lĩnh của một nhà kinh doanh mỗi khi đưa ra phương hướng hay quyết định mới, chấp nhận mọi rủi ro từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra biện pháp kịp thời
- Khả năng lãnh đạo và tài thuyết phục người khác. Tuy nhiên, là quản lý nên bạn cũng cần có khả năng thấu hiểu và nhận biết tình hình, chấp nhận việc mình sai và đồng tình với những phương án khác của nhân viên.
6. Nên học quản trị kinh doanh tại đâu?
Khi đưa ra thắc mắc về học quản trị kinh doanh khối C00, có lẽ các bạn cũng sẽ đắn đo không biết nên chọn cơ sở đào tạo ngành quản trị kinh doanh nào.
Chắc hẳn, đối với các bạn trẻ Chương trình đào tạo từ xa đại học Mở Hà Nội đã không còn là cái tên quá xa lạ. EHOU là cơ sở đầu tiên trong nước ta sử dụng hình thức dạy trực tuyến nên các giảng viên đã quen với cách giảng dạy này.
Vì lẽ đó mà Chương trình đào tạo hệ từ xa đại học Mở Hà Nội đã được Bộ GD & ĐT công nhận về trình độ giảng dạy và năng lực của các bạn học viên sau khi tốt nghiệp. Khi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân, các bạn học viên có thể dễ dàng xin việc và xét thưởng, cấp bậc lương. Ngoài ra, người học có thể học tiến sĩ, thạc sĩ và thi công chức nhà nước theo quy định của Nhà nước.
Đại học Mở Hà Nội hệ từ xa sẽ cung cấp cho các bạn học viên theo ngành quản trị kinh doanh những kiến thức chuyên sâu về kinh tế đến những kỹ năng mềm giúp ích cho hoạt động quản lý quá trình kinh doanh sau này của các học viên.
Tổng kết:
Qua bài viết trên đây, mong rằng EHOU đã cung cấp những thông tin hữu ích về ngành quản trị kinh doanh cũng như học quản trị kinh doanh khối C00 đến với các bạn đọc. EHOU chúc các bạn có thể xác định được đúng ngành nghề mà mình yêu thích và phù hợp với năng lực của bản thân mình.
>> XEM THÊM: Ngành quản trị kinh doanh – cơ hội nghề nghiệp trong 5 năm tới
Nguồn: tuyensinh.edu.vn, dhthainguyen.edu.vn