Đào tạo từ xa: Khó khăn vì không thành thạo Internet
08:48 27/04/2021Mặc dù hệ thống Internet đã phủ rộng hầu khắp cả nước, điện thoại di động kết nối 3G đã trở nên quen thuộc, 100% các trường phổ thông được trang bị hệ thống máy tính và kết nối băng thông rộng ADSL nhưng việc học trực tuyến (e-learning) vẫn là một điều mới mẻ với người Việt.
Rào cản lớn nhất là thói quen học tập trung, có thầy trực tiếp hướng dẫn và kỹ năng sử dụng, khai thác thông tin qua mạng Internet còn hạn chế.
Mục lục
Ai có thể học trực tuyến?
Công nghệ thông tin ngày càng được phát triển, điện thoại ngày càng hiện đại hơn, giờ đây khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, con người ngày càng được sử dụng nhiều phương tiện hiện đại hơn thì internet cũng mang lại nhiều tiện ích cũng như thể hiện một tính năng ưu việt mới cho tất cả mọi người.
Chia sẻ về việc giảng dạy nói chung cũng như việc bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh qua mạng Internet, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và đào tạo), cho rằng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam rất thuận lợi cho đào tạo trực tuyến.
Cụ thể, đến nay, 100% các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và phần lớn các hộ gia đình đã được kết nối mạng Internet. Đây là điều kiện tốt để triển khai việc dạy và học tập trực tuyến.
Hiệu quả về kinh tế của hình thức học này có thể nhìn thấy rất rõ cho cả cơ sở đào tạo và người học. Những lớp học với các bức tường theo kiểu truyền thống chỉ có thể chứa lượng người giới hạn trong khi đó, lớp học trên Internet đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn, hàng vạn người. Người học cũng có thể chủ động thời gian, không bị gián đoạn về công việc…
Nhìn ở góc độ chuyên môn, Tiến sĩ Trương Tiến Tùng, Viện Đại học Mở Hà Nội phân tích: Việc học cần có sự liên tục trong thời gian dài, không được gián đoạn nên bất tiện đối với người đi làm khi khó bố trí thời gian đi học các lớp học truyền thống. Phương pháp học trực tuyến có thể khắc phục nhược điểm này vì người học có thể tự bố trí lịch học cho bản thân.
Vì sao học trực tuyến chưa được phát huy hết thế mạnh?
Dù có tiềm năng lớn nhưng số người được đào tạo từ xa ở Việt Nam mới chỉ chiếm 12% so với hình thức giảng dạy truyền thống.
E-learning đang vấp phải không ít rào cản, lớn nhất là việc thay đổi thói quen. Nhiều người chưa quen với việc học trực tuyến mà chỉ muốn học tập trung, có thầy trực tiếp hướng dẫn. Thậm chí, không ít người chưa có kỹ năng sử dụng máy tính và khai thác thông tin qua mạng Internet.
Trung tâm Đào tạo trực tuyến (E-learning) xét tuyển liên tục cả năm, cơ hội lấy bằng đại học từ xa ngay trong hôm nay. Đăng ký tại đây!