Đại dịch COVID-19 đã đổi mới giáo dục như thế nào?
09:22 17/02/2021Các sự kiện lớn trên thế giới thường là điểm kích hoạt cho sự đổi mới – một ví dụ rõ ràng là sự trỗi dậy của thương mại điện tử thời hậu SARS. E-learning là một sự đổi mới trong giáo dục được kích hoạt bởi đại dịch Covid-19. Với sự thay đổi đột ngột này, một số người đang tự hỏi liệu học trực tuyến có tiếp tục kéo dài sau đại dịch hay không, và sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường giáo dục toàn cầu.
Nội dung bài viết
Ngành giáo dục ứng phó với COVID-19 như thế nào?
Khi các quốc gia đang ở những tình trạng khác nhau về tỷ lệ nhiễm COVID-19, toàn thế giới hiện có hơn 1,2 tỷ trẻ em ở 186 quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa trường học do đại dịch. Để đáp ứng nhu cầu học tập khổng lồ này, nhiều nền tảng học trực tuyến đang cung cấp quyền truy cập miễn phí, bao gồm các nền tảng như BYJU’S, hiện là công ty Edtech được đánh giá cao nhất thế giới. Kể từ khi công bố các lớp học trực tiếp miễn phí trên ứng dụng Think and Learn, BYJU’s đã chứng kiến số lượng sinh viên mới sử dụng sản phẩm của mình tăng 200%, theo Mrinal Mohit, Giám đốc điều hành của công ty. Trong khi đó, lớp học của Tencent đã được sử dụng rộng rãi kể từ giữa tháng 2 sau khi chính phủ Trung Quốc chỉ thị cho 1/4 tỷ sinh viên tiếp tục việc học thông qua hình thức học trực tuyến. Điều này dẫn đến “phong trào học trực tuyến” lớn nhất trong lịch sử giáo dục với khoảng 730.000 người, hay 81% học sinh tham gia các lớp học thông qua Trường học trực tuyến Tencent K-12 ở Vũ Hán.
Điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của giáo dục?
Với sự phát triển của E-learning, giáo dục đã thay đổi đáng kể – theo đó việc giảng dạy được thực hiện từ xa và trên các nền tảng kỹ thuật số. Trong khi một số người tin rằng việc chuyển sang học tập trực tuyến quá nhanh chóng sẽ không có lợi cho sự phát triển bền vững, những người khác tin rằng một mô hình giáo dục kết hợp mới sẽ xuất hiện, với những lợi ích đáng kể. Wang Tao, Phó Chủ tịch của Tencent Cloud và Tencent Education, cho biết: “Tôi tin rằng việc tích hợp công nghệ thông tin trong giáo dục sẽ được đẩy mạnh hơn nữa và giáo dục trực tuyến cuối cùng sẽ trở thành một thành phần không thể thiếu trong giáo dục.” Đã có nhiều trường đại học chuyển đổi thành công. Ví dụ: Đại học Chiết Giang đã quản lý để có được hơn 5.000 khóa học trực tuyến chỉ trong hai tuần sau khi chuyển đổi bằng cách sử dụng “DingTalk ZJU.”
>> 6 Xu Hướng Học Trực Tuyến Đáng Mong Đợi Nhất 2021
Những thách thức của việc học trực tuyến
Mặc dù E-learning đang trên đà phát triển, có những thách thức cần vượt qua. Một số sinh viên không có truy cập internet hoặc công nghệ phù hợp để tham gia vào việc học trực tuyến. Ví dụ, trong khi 95% học sinh ở Thụy Sĩ, Na Uy và Áo có máy tính để học online, chỉ 34% ở Indonesia là có máy tính, theo số liệu của OECD. Ở Mỹ, có một khoảng cách đáng kể giữa những người có điều kiện và những người có hoàn cảnh khó khăn: trong khi hầu hết tất cả các thanh niên 15 tuổi có điều kiện cho biết họ có máy tính để học từ xa, gần 25% những người có hoàn cảnh khó khăn cho biết họ không thể tham gia học qua mạng vì thiếu các thiết bị công nghệ hoặc truy cập internet.
Học trực tuyến có hiệu quả không?
Đối với những người được tiếp cận với công nghệ một cách đúng đắn, có bằng chứng cho thấy việc học trực tuyến có thể hiệu quả hơn học trực tiếp. Một số nghiên cứu cho thấy, sinh viên tiếp thu kiến thức nhiều hơn 25-60% khi học trực tuyến, so với chỉ 8-10% trong lớp học. Điều này chủ yếu là do E-learning yêu cầu thời gian học ít hơn 40-60% so với trong môi trường lớp học truyền thống; học sinh có thể học theo tốc độ của riêng mình, bỏ qua, đọc lại nếu cần hoặc tăng tốc tùy thuộc vào các chủ đề mà họ chọn.
Mức độ hiệu quả của việc học online cũng khác nhau tùy thuộc vào các nhóm tuổi. Theo Mrinal Mohit của BYJU, các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sử dụng nhiều giác quan của mình để học, nên việc học tập trở nên thú vị và hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Ông nói: “Qua một thời gian, chúng tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép khéo léo các trò chơi đã chứng tỏ sự tương tác cao hơn và tăng động lực học tập, đặc biệt là ở các học sinh nhỏ tuổi, khiến các em thực sự say mê học tập”.
Sự thay đổi cấp thiết đối với nền giáo dục
Đại dịch COVID-19 đã phá vỡ một hệ thống giáo dục mà nhiều người khẳng định đã trở nên lỗi thời. Trong cuốn sách “21 bài học cho thế kỷ 21,” học giả Yuval Noah Harari chỉ ra rằng đa số các trường học tập trung rèn luyện các kỹ năng học thuật truyền thống, thay vì các kỹ năng quan trọng để thành công trong tương lai, như tư duy phản biện hay khả năng thích ứng. Liệu việc chuyển sang học trực tuyến có thể là chất xúc tác để tạo ra một phương pháp giáo dục mới hiệu quả hơn? Trong khi một số người lo lắng rằng sự gấp rút của quá trình chuyển đổi trực tuyến có thể cản trở mục tiêu này, những người khác dự định biến việc học trực tuyến trở thành một ‘sự bình thường mới’ sau khi trực tiếp trải nghiệm những lợi ích.
Tầm quan trọng của việc lan tỏa kiến thức được nhấn mạnh thông qua COVID-19
Các sự kiện lớn trên thế giới thường là điểm kích hoạt cho sự đổi mới – một ví dụ rõ ràng là sự trỗi dậy của thương mại điện tử thời hậu SARS. Học trực tuyến là một sự đổi mới trong giáo dục được kích hoạt bởi đại dịch Covid-19. Điều đã được làm rõ qua đại dịch này là tầm quan trọng của việc phổ biến kiến thức xuyên không gian, thời gian, đến mọi thành phần xã hội. Nếu công nghệ học trực tuyến có thể đóng một vai trò nào đó ở đây, thì tất cả chúng ta cần phải khám phá hết tiềm năng của nó.
———————————————-
Cơ hội nâng cao kiến thức, cải thiện bậc lương với bằng Đại học chất lượng. Chương trình cử nhân trực tuyến tuyển sinh liên tục, xem lịch khai giảng tại https://sum.vn/Eu0E0
Hotline Tư Vấn Miễn Phí: 091 924 0116
(Nguồn: World Economic Forum)