logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

CHIA SẺ KỸ NĂNG PHỎNG VẤN THÔNG MINH CHO MỌI NGÀNH NGHỀ

01:39 05/03/2021

Qua 1 cuộc khảo sát của JOBNOW với hơn 500 nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn xin việc thì 65% Nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên thiếu tự tin và kỹ năng khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Dù bạn là người đã có kinh nghệm trong phỏng vấn xin việc hay vẫn chỉ là sinh viên mới ra chưa từng đi phỏng vấn thì việc chuẩn bị cho mình những kỹ năng phỏng vấn sẽ giúp bạn trở nên tự tin và có thêm cơ hội để thể hiện kỹ năng nổi bật của bản thân gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

(01) 8 Lời khuyên trước khi đi phỏng vấn

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên dành thời gian cho những việc như sau:
1. Tìm hiểu về doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển. 
Việc tìm hiểu về các thông tin liên quan tới công ty bạn sắp tham gia phỏng vấn là một điều cần thiết để trở nên tự tin và bứt hồi hộp hơn. Bạn hãy truy cập vào trang Web của doanh nghiệp, đọc qua những bài post của họ trên Fb, Instagram rồi gắn kết mục tiêu của bạn với sứ mệnh, tầm nhìn của công ty đó trong tương lai.
Nhiều khi kỹ năng không phải ưu tiên số một để các doanh nghiệp tuyển chọn người tài, sự phù hợp với vị trí cần tuyển mới là điều quan trọng hơn cả.
2. Tập trả lời một số câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn. 
Có một số câu hỏi chắc chắn sẽ có mặt trong buổi Interview, như: “Bạn hãy nói qua một chút về bản thân mình? Tại sao bạn lại hứng thú với vị trí tuyển dụng này?”.
Khi bạn ứng biến nhanh với các câu hỏi, bạn đang thể hiện mình là một người có khả năng xử lý và xoay chuyển các tình huống bất ngờ một cách nhanh chóng.
3. Đọc lại bản mô tả công việc (Job Description). 
Vì doanh nghiệp muốn tuyển người phù hợp cho vị trí trống, họ chắc chắn sẽ nhìn nhận xem bạn đáp ứng đủ các yêu cầu mà họ đã liệt kê trong bản mô tả công việc.
Việc đọc lại kỹ những thông tin này và gắn kết những điều bạn có thể đáp ứng được là cần thiết để gây ấn tượng cho các HR.
4. Sử dụng phương pháp STAR để trả lời câu hỏi phỏng vấn. 
Phương pháp STAR bao gồm: Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động) và Result (Kết quả). Nó tương ứng với cách mà bạn trả lời cho một câu hỏi hóc búa trong buổi Interview.
Ví dụ: Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn: “Bạn đã từng gặp thử thách gì ở vị trí công việc cũ?”.  Rất nhiều bạn lúng túng với câu hỏi này.
Một cách đơn giản, bạn chỉ cần vận dụng phương pháp STAR để xua tan nỗi lo: Đầu tiên, bạn nêu ra tình huống mà bạn cho là khó khăn ở công ty cũ (S). Tiếp đó, bạn liệt kê những nhiệm vụ (T) và giải pháp bạn thực hiện để xử lý những nhiệm vụ trên (A). Cuối cùng, những hành động của bạn đã đem lại kết quả như thế nào đối với nhiệm vụ được giao (R).
5. Tập luyện trước với người quen. 
Rõ ràng, việc đối đáp trực tiếp sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ hơn khi bước vào vòng phỏng vấn thực tế. Bạn có thể tập luyện trước với người quen (như bạn bè, gia đình, người thân) để chuẩn bị tâm thế trước khi chính thức “lên giàn”.
6. Chuẩn bị sẵn danh sách Reference (người tham khảo). 
Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng yêu cầu bạn cung cấp tới họ danh sách người tham khảo khi cần xác nhận thông tin.
Đây là bước cần thiết để doanh nghiệp có thể xác thực những điều bạn đã liệt kê trong CV có đúng với sự thật hay không. Bạn nên lưu tâm tới điều này.
7. Chuẩn bị các câu hỏi tình huống. 
Đừng nghĩ rằng buổi phỏng vấn chỉ xoay quanh kỹ năng và những điều bạn làm được để đáp ứng các yêu cầu liên quan tới vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng rất có thể sẽ test trực tiếp năng lực của bạn bằng một tình huống nào đó.
Vì vậy, hãy vận dụng kiến thức và cả kinh nghiệm của mình để vượt qua những câu hỏi hóc búa dạng này.
8. Đừng quên chuẩn bị câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng.
Phỏng vấn là một cuộc đối thoại 2 chiều. Đừng quên chuẩn bị những câu hỏi thông minh để có thể khai thác thêm những thông tin quan trọng liên quan tới doanh nghiệp và vị trí bạn đang ứng tuyển, như:
– Anh có thể giải thích thêm về nhiệm vụ công việc hàng ngày của tôi?
– Những phẩm chất nào tôi cần phải có để phù hợp với vị trí này?
– Với vị trí công việc này, tôi có thể đo lường hiệu quả công việc của tôi thông qua những phương thức nào?
– Phòng ban nào tôi thường xuyên phải làm việc cùng?
– Quy trình công việc sẽ như thế nào?
– Những thử thách tôi phải trải qua khi nhận vị trí công việc này?

—————————————-
(02) 11 Lời khuyên trong khi phỏng vấn

Để có được buổi phỏng vấn thành công, bạn nên cân nhắc một số khía cạnh sau:
1. Lựa chọn trang phục thích hợp cho buổi phỏng vấn. 
Bạn thường sẽ chỉ có khoảng 15 – 20 phút để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trước khi trở thành một trong hàng chục, hàng trăm người khác trong danh sách ứng viên ứng tuyển.
Vì thế, trang phục mà bạn “diện kiến” hội đồng tuyển dụng là quan trọng để thể hiện mình là người có nghiên cứu trước văn hóa doanh nghiệp và phong cách đặc trưng của môi trường văn phòng đó.
2. Đem theo giấy bút và CV. 
Đầu tiên, bạn cần photo ít nhất 2-3 bản CV của bản thân để đưa cho các thành viên của hội đồng tuyển dụng trước buổi Interview. Đây là cách để bạn tạo ấn tượng tốt và gián tiếp nhấn mạnh những kỹ năng mà bạn có cho nhà tuyển dụng.
Cuộc phỏng vấn có thể bao gồm những câu hỏi dồn dập từ các thành viên trong hội đồng tuyển dụng. Bạn hãy chuẩn bị giấy bút để nắm được ý của tất cả những câu hỏi đó.
Tránh sử dụng điện thoại để note bởi điều đó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong bạn.
3. Tới địa điểm phỏng vấn sớm trước 10 – 15 phút so với giờ hẹn.
Khi tới địa điểm diễn ra buổi phỏng vấn sớm, bạn có thể có cơ hội quan sát được môi trường làm việc thực tế ở nơi đây để thể hiện phong cách cá nhân một cách phù hợp.
Ngoài ra, việc khởi hành sớm cũng giúp bạn hạn chế tất cả các tác động từ bên ngoài có thể làm ảnh hưởng tới bạn như: tắc đường, va chạm giao thông,…
4. Vẻ ngoài chững chạc, gọn gàng. 
Đừng quên vẻ ngoài cũng sẽ là một điểm cộng của bạn tới nhà tuyển dụng. Tóc tai gọn gàng, giày dép, trang phục lịch sự, phong thái chững chạc là những điều bạn cần thực hiện để ghi điểm trong mắt hội đồng phỏng vấn.
5. Thể hiện thái độ tôn trọng với bất kỳ ai bạn bắt gặp. 
Nhà tuyển dụng có thể xem xét thái độ của bạn đối với những người mà bạn bắt gặp trước, trong và sau khi cuộc phỏng vấn diễn ra.
6. Trả lời phỏng vấn với một phong thái thật tự tin. 
Sự tự tin biểu hiện từ giọng nói cho tới cử chỉ sẽ khiến hội đồng tuyển dụng có cảm tình với bạn nhiều hơn. Trước khi vào phỏng vấn, hãy nhớ hít một hơi thật sâu để tạo cho mình một phong thái tự tin nhất có thể.
Ngoài ra, giao tiếp với họ bằng mắt và nụ cười, bắt tay thì đừng quá chặt và cũng đừng quá lỏng.
7. Thái độ tích cực và sự chân thành sẽ gây được cảm tình với người phỏng vấn.
Với thái độ cầu tiến và thành thực, nhà tuyển dụng sẽ có cảm tình và dễ dàng đón nhận bạn là thành viên mới trong “gia đình” của họ hơn.
8. Trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách trung thực. 
Với bất kỳ câu hỏi nào, bạn cần phải trả lời một cách trung thực, có sao nói vậy.
Đừng quên rằng, nhà tuyển dụng vẫn còn danh sách người tham khảo (Reference List) để xác minh bạn có đang nói thật hay không.
9. Gắn kết câu trả lời với những phẩm chất mà bạn đang có. 
Với mỗi câu trả lời phỏng vấn, bạn cần phải liên hệ chúng với những phẩm chất và thành tựu mà bạn đang có.
Bạn nên nhớ: Nhà tuyển dụng đang cần tìm người phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng, không phải là người tài giỏi nhất. Vì thế, những điểm gắn kết kể trên phải liên quan mật thiết với bản mô tả công việc đã được liệt kê sẵn.
10. Câu trả lời của bạn phải đúng trọng tâm, không lan man. 
Thời gian dành cho buổi phỏng vấn có hạn. Bạn không thể nào dành cả tiếng đồng hồ để liệt kê những giải pháp cần thiết cho tình huống họ đặt ra.
Câu trả lời cho các câu hỏi hóc búa nên thật xúc tích, ngắn gọn và đặc biệt là đi đúng trọng tâm.
11. Đừng nói điều tiêu cực về doanh nghiệp trước đây của bạn. 
Doanh nghiệp nào cũng muốn thuê người nhân lực có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề, không phải là ngồi than thân trách phận vì những vấn đề mà bạn cảm thấy không hài lòng.
Hãy tập trung vào những điều bạn học hỏi được và những phương hướng tiếp theo để bạn phát triển bản thân.
—————————————-

(03) 2 Lời khuyên sau khi kết thúc buổi phỏng vấn

Sau cuộc phỏng vấn, đây là những công việc bạn nên thực hiện:
1. Hỏi nhà tuyển dụng về những bước tiếp theo.
Sau cuộc phỏng vấn, bạn có quyền được hỏi về giai đoạn tiếp theo trong quá trình tuyển dụng, như: nếu trúng tuyển, bạn sẽ trải qua những vòng tuyển dụng nào tiếp theo; nếu không trúng tuyển, có thông báo email nào gửi đến bạn hay không?
2. Gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng. 
Thư cảm ơn là điều cần thiết để bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Khi bạn tham gia phỏng vấn vào buổi sáng, gửi thư vào buổi chiều là hợp lý.
Nếu bạn phỏng vấn vào buổi tối, sáng hôm sau gửi thư vẫn ổn. Lý tưởng nhất là bạn có thể gửi thư tới từng thành viên trong hội đồng. Điều này đòi hỏi bạn phải xin card visit của từng người sau buổi Interview.
—————————————-

(04) 5 Kỹ năng cần thể hiện trong buổi phỏng vấn

1. Kỹ năng tổ chức
Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ công việc nào. Nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng giải quyết nhanh chóng một khối lượng lớn các công việc. Họ là những người làm việc một cách khoa học.
Thể hiện như thế nào?
– Ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp
– Luôn sẵn sàng các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc. Đó có thể là: bút, giấy, bản sơ yếu lí lịch và một số tấm card của các doanh nghiệp. Tất nhiên, tuỳ vào vị trí tuyển dụng mà bạn có thể có những bước chuẩn bị phù hợp.
– Trước khi đi phỏng vấn, hãy tập trung mọi chiến lược. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thông thường sẽ cho phép bạn tự tin và tiến hành phỏng vấn một cách suôn sẻ.
2. Kỹ năng ra quyết định
Không có ông chủ nào lại muốn tuyển một nhân viên chậm chạp, và sức ì quá lớn. Họ cần những nhân viên giỏi chứ không phải là một chú robot; họ cần những những người nói được và làm được; những người không bao giờ nói từ “không thể”; những người có khả năng giải quyết mọi công việc và bất chấp mọi khó khăn.
Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:
– Trước khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn các câu chuyện về những công việc trước đây bạn đã làm và những quyết định cho từng bước đi để khắc phục những khó khăn đó. Hãy lấy chúng làm ví dụ để chứng minh năng lực của mình.
– Thông qua các câu trả lời, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm và những hiểu biết của bạn.
3. Kỹ năng giao tiếp
Nếu chưa giao tiếp thực tế với nhiều người, bạn sẽ không bao giờ có đủ tự tin khi đứng trước đám đông. Bởi kỹ năng giao tiếp được tổng hợp từ nhiều kỹ năng khác nhau, nó không chỉ đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng mà còn yêu cầu bạn phải có tính linh hoạt trong mọi tình huống và sự sáng tạo trong công việc. Điều này giải thích tại sao phần lớn nhà tuyển dụng lại cần tuyển những ứng cử viên có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng diễn thuyết trước đám đông.
Làm gì để thể hiện tốt kỹ năng này?
– Hãy đứng trước gương rồi thực hành nói, hoặc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Mục đích của việc này là tạo sự tự tin, đồng thời để bạn có thể tự kiểm tra mọi sai sót của mình.
– Thực hành phỏng vấn với người khác sẽ rất có hiệu quả. Một mặt, họ có thể chỉ ra cho bạn những mặt được và chưa được một cách thẳng thắn. Mặt khác, những lời phê bình của họ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi phải nhận những lời phê bình từ người phỏng vấn.
– Bình tĩnh và luôn luôn duy trì ánh mắt. Làm như vậy, trông bạn sẽ tự tin hơn.
4. Kỹ năng làm việc theo nhóm
Yêu cầu của kỹ năng làm việc theo nhóm là phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, làm việc có tính xây dựng, không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác.
Ngày nay, hầu hết các công ty đều cần những nhân viên vừa có thể làm việc độc lập lại vừa có thể làm việc theo nhóm. Bởi các ông chủ đều nghĩ rằng họ sẽ không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn nỗ lực có hiệu quả với các công việc của nhóm.
Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:
– Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một danh sách các công việc mà trong đó bạn có đóng góp công sức cho sự thành công của nhóm. Những điểm này không có trong bản sơ yếu lí lịch, nhưng chúng có thể được đề cập trong buổi phỏng vấn.
– Không chỉ thể hiện những đóng góp có hiệu quả cho sự thành công của nhóm mà bạn còn nên chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng có thể là người lãnh đạo và rất có trách nhiệm với công việc của nhóm.
– Không nên e ngại khi đề cập đến những khó khăn mà nhóm bạn vấp phải. Hãy lấy chúng làm bàn đạp để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn còn có khả năng giải quyết mọi vấn đề và vượt qua mọi khó khăn. Một khi mọi vấn đề được giải quyết hiệu quả thì thành công của bạn là rất lớn.
5. Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc
Tiết kiệm thời gian, giảm nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp. Vì thế, nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng làm được nhiều loại công việc. Trong trường hợp này, họ sẽ là người “hai trong một”, nghĩa là một người có thể làm được nhiều việc khác nhau mà lẽ ra phải cần đến hai nhân viên. Theo đó, các ông chủ sẽ trả tiền công theo giờ làm việc.
Cần thể hiện như thế nào?
– Khi nói về công việc trước đây của bạn, hãy đưa ra những tình huống, những công việc mà bạn đã từng giải quyết cùng một lúc.
– Chuẩn bị một danh sách các dự án được yêu cầu trong đó có rất nhiều nhiệm vụ mà bạn có thể đồng thời hoàn thành. Sẵn sàng nói rõ từng bước đi cụ thể cho mỗi việc.
– Hãy sẵn lòng nhận trách nhiệm và xác định khả năng thành công của công việc.

———————————————-

:point_right: Bật mí cho các bạn một chương trình học đại học mà không phải lên lớp, học online 100%, không thi tuyển đầu vào. Đăng ký tư vấn miễn phí tại: https://sum.vn/Eu0E0


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...