Cách để thăng tiến nhanh trong ngành Du lịch và Lữ hành?
09:01 19/03/2021Ngành Du lịch và Lữ hành chưa bao giờ giảm nhiệt, số luợng nhân sự tham gia vào ngành công nghiệp không khói này ngày càng lớn. Trước sự đa dạng và cạnh tranh ấy, liệu bạn phải làm gì để thăng tiến nhanh trong nhóm ngành công việc này?
Hãy cùng EHOU tìm ra câu trả lời ngay dưới đây:
Nội dung bài viết
Sức nóng của ngành Du lịch và Lữ hành tại Việt Nam
Chỉ trong năm 2018, ngành du lịch Việt Nam đã đón 15,6 triệu khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỷ đồng, và có sự góp mặt của hơn 1.939 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Với mục tiêu đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách mạnh mẽ, cùng sự hỗ trợ, đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và phát triển du lịch.
Thung lũng Mù Cang Chải của Yên Bái với những thửa ruộng bậc thang rực màu vàng của lúa chin, tựa như những phím đàn duyên dáng, nhịp nhàng là địa điểm thu hút các du khách gần xa.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành Du lịch và Lữ hành dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân sự có chất lượng trong ngành này tăng cao. Nhân sự “có chất lượng” ở đây là nhân sự vừa có năng lực lại vừa có đạo đức nghề nghiệp. Chính sự phát triển nhanh chóng của ngành Du lịch đi kèm với yếu tố công nghệ ngày càng đổi mới, tạo nên sự đa dạng trong nhu cầu và trong các yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách du lịch. Ngoài ra xu hướng tiếp cận, lựa chọn và trải nghiệm du lịch của khách hàng cũng đổi khác so với trước kia đòi hỏi nhân sự ngành Du lịch và Lữ hành cần phải liên tục nâng cao kiến thức, kỹ năng và cập nhật kịp thời xu hướng phát triển.
Các nhóm công việc của ngành Du lịch và Lữ hành
Quản lý du lịch
Quản lý du lịch là những người đã có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng về thị trường, về doanh nghiệp. Quản lý du lịch sẽ là người điều hành, hoạch định phương hướng phát triển cho doanh nghiệp lữ hành/khách sạn/nhà hàng, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, bao quát chung về tình hình tài chính … Vị trí công việc này đòi hỏi tầm nhìn tốt, kiến thức chuyên ngành thành thạo, trình độ ngoại ngữ cao cùng nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng lên kế hoạch hay kỹ năng xử lý vấn đề.
Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên là một ngành nghề đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ đam mê xê dịch hiện nay. Hướng dẫn viên chính là “linh hồn” của chuyến tham quan du lịch, là người tiếp đón khách, tổ chức các hoạt động, giới thiệu các điểm du lịch, quản lý và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt tour du lịch.
Để trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, ngoài yêu cầu kiến thức chuyên môn vững vàng và sự hiểu biết sâu rộng thì cần có một sức khỏe dẻo dai, có khả năng thích nghi với sự thay đổi liên tục của môi trường, tâm lý ổn định, khả năng giao tiếp tốt, vừa mềm dẻo, tâm lý lại năng động, hoạt bát và khả năng ngoại ngữ tốt.
Điều hành du lịch/ Điều hành tour
Đây là bộ phận chủ yếu làm việc trong văn phòng chứ không phải di chuyển liên tục như các hướng dẫn viên, tuy nhiên đây lại là bộ phận chịu trách nhiệm lớn trong việc khảo sát, tổ chức, chuẩn bị và phân công công việc cho các hướng dẫn viên.
Bộ phận điều hành tour còn nhận nhiệm vụ thương thuyết, đàm phán với các đối tác cung cấp dịch vụ (khách sạn, khu du lịch, các hãng vận chuyển), xây dựng hệ thống giá cả cho các gói tour du lịch, giải quyết các yêu cầu của khách cũng như xử lý những vấn đề bất ngờ phát sinh.
Chính bởi vậy, người điều hành du lịch cần có khả năng chịu được áp lực cao, có kiến thức chuyên môn sâu, sự hiểu biết rộng về thị trường nhằm khảo sát về tổ chức các tour du lịch, kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề tốt.
Nhân viên marketing du lịch
Marketing là ngành thu hút những con người năng động và giàu sức sáng tạo. Đây là bộ phận quảng bá hình ảnh doanh nghiệp khách sạn/nhà hàng/lữ hành đến khách hàng. Nhân viên marketing có nhiệm vụ nghiên cứu về thị trường, nhu cầu khách hàng, các đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch để đưa ra các chiến lược kinh doanh đồng thời đánh giá hiệu quả của các hoạt động quảng bá, từng chương trình kinh doanh cụ thể.
Không chỉ nghiên cứu để phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu khách hàng trong ngành Du lịch và Lữ hành, các nhân viên marketing còn tạo nên nhu cầu để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ nhân viên kinh doanh về kế hoạch, xu hướng thị trường, thấu hiểu nhu cầu khách hàng và thông tin về sản phẩm.
Để trở thành một nhân viên marketing, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, trình bày, diễn giải vấn đề là yếu tố vô cùng quan trọng. Bên cạnh kỹ năng viết lách, khả năng tư duy công nghệ, phân tích và tổng hợp vấn đề cũng là những điểm mạnh giúp các marketer phát triển và đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Các nhóm công việc khác
Ngoài những nhóm ngành kể trên, một số công việc khác liên quan đến ngành Du lịch và Lữ hành như nhân viên kinh doanh tour (sales tour), kế toán lữ hành, nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên bartender, lễ tân, tổ chức sự kiện… cũng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Tham khảo thêm một số công việc khác trong ngành qua bài viết: Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cơ hội việc làm thế nào trong thời đại 4.0
Cơ hội thăng tiến trong ngành Du lịch và Lữ hành
Với hình thức học Đại học trực tuyến của Viện Đại học Mở Hà Nội, bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến nhanh hơn trong ngành Du lịch và Lữ hành, cho dù bạn đang là sinh viên hay đã đi làm. Mô hình học này rất linh hoạt về thời gian và cách thức bạn tiếp cận kiến thức, chỉ cần bạn đảm bảo chất lượng học tập và kết quả thi cử.
———————————————-
Học đại học mọi lúc mọi nơi. Bằng do Đại học Mở Hà Nội cấp. Đăng ký tư vấn miễn phí tại: https://sum.vn/Eu0E0