logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

Các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

02:52 25/09/2023

Sàn thương mại điện tử đã trở thành một phần quen thuộc đối với đa số mọi người hiện nay, bởi nó mang đến cho chúng ta một kênh mua sắm và bán hàng vô cùng tiện ích. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm của các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam, chúng ta hãy cùng khám phá thêm thông tin trong bài viết dưới đây được cung cấp bởi EHOU.

1.Sàn thương mại điện tử là gì?

 

l

Sàn thương mại điện tử có thể được hiểu là một phương tiện trực tuyến để thực hiện việc mua bán hàng hóa, mà nhiều cá nhân, chủ cửa hàng, doanh nghiệp và công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đã chọn để trình bày các sản phẩm phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Sàn thương mại điện tử nói chung và các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng đại diện cho một hình thức thương mại trực tuyến phổ biến nhất của hiện nay. Những nền tảng thương mại điện tử ra đời như một phương án hữu ích và thực tế cho người tiêu dùng, cung cấp môi trường thuận lợi để thực hiện giao dịch và mua sắm trực tuyến đối với cả người bán và người mua.
Một số đặc điểm của các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam như:

  • Sàn giao dịch thương mại điện tử là một hình thức mà các tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thực hiện như người môi giới.
  • Sàn giao dịch thương mại điện tử phản ánh mối liên hệ giữa cung cầu hàng hóa trong thị trường.
  • Tất cả các quy trình liên quan đến mua bán, đàm phán, thương lượng và thanh toán được thực hiện trực tuyến trên Internet. Điều này cho phép người mua và người bán tham gia giao dịch bất kể thời gian và nơi chỗ.
  • Nó cũng thúc đẩy trao đổi thông tin và tạo kết nối giữa các khách hàng.

>>Xem thêm: Bật mí cho GenZ: Sự thật về ngành quản trị khách sạn

2. Sự phát triển của thị trường trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

l

Từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023,theo dự báo từ Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho biết, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử trên 25%, và quy mô thương mại điện tử đạt hơn 20 tỷ USD.
Về tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam trong quý 1 năm 2023, theo kết quả khảo sát từ Tổng cục Thống kê, sản phẩm nội địa tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tổng giá trị sản phẩm bán lẻ và doanh thu từ ngành dịch vụ tiêu dùng tăng 13,9%.
Một số xu hướng nổi bật của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam bao gồm:

  • Mô hình bán hàng đa kênh – OmniChannel
  • Phát triển thương mại qua các cộng đồng mạng xã hội – Social Commerce
  • Ứng phó với tình trạng lạm phát và hạn chế việc tiêu dùng

Đặc biệt, một xu hướng nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam hiện nay chính là sự phát triển của các sàn thương mại điện tử. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định. Theo kết quả khảo sát của Vecom, năm 2022 có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Còn theo Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu Metric, tổng doanh số của bố sàn thương mại điện tử hàng đầu cùng với Tiktok Shop lên tới 141.000 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD).
>>Xem thêm: Tìm hiểu: Các ngành nghề khối D hot nhất hiện nay

3.TOP các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Thế giới đang sôi động với sự phát triển của ngành thương mại điện tử, vậy đâu là các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam đang được ưa chuộng nhất? Hãy cùng tìm hiểu top 5 sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam hiện nay.

  • Shopee:

Không thể không đề cập đến Shopee, một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á.Tính đến quý I/2023 tổng doanh thu và sản lượng toàn thị trường thương mại điện tử của Shopee tăng trưởng khoảng 22% so với cùng kỳ năm 2022.

  • Tiktok Shop:

Với lợi thế giao thoa giữa nội dung giải trí và yếu tố thương mại của mình, TikTok Shop đang ngày càng khẳng định vị thế của mình khi vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Shopee, đạt doanh thu 16.300 tỷ đồng và 117 triệu sản phẩm bán ra trong quý II/2023.

  • Tiki:

Tiki, sàn thương mại điện tử thuần Việt, được sáng lập vào năm 2010. Hiện nay, Tiki đứng thứ 2 trong các sàn TMĐT phổ biến tại Việt Nam và thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.

  • Lazada:

Lazada cung cấp nhiều ngành hàng khác nhau như điện tử, thời trang, gia dụng,… Đây là một đối thủ mạnh của Shopee trong thị trường thương mại điện tử.

  • Sendo:

Sendo là một công ty con của tập đoàn FPT, gia nhập thị trường TMĐT năm 2012. Sendo có mục tiêu mang đến nhiều dịch vụ chất lượng và tính năng hữu ích hơn cho người dùng.

nhan lo trinh hoc

>>Xem thêm: Hỏi đáp: Mức lương của ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu?

4. Thị trường việc làm của sinh viên ngành thương mại điện tử

l

Với những thuận lợi lớn từ sự phát triển của ngành thương mại điện tử nói chung và các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam như hiện nay thì cơ hội việc làm trong lĩnh vực Thương mại điện tử cũng đang rất tiềm năng. Dự kiến ngành này sẽ dẫn đầu các xu hướng và yêu cầu một lượng lớn nguồn nhân lực trong tương lai. Lĩnh vực học này mang đến khả năng đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, cung cấp nhiều cơ hội việc làm đa dạng như:

  • Chuyên viên thương mại điện tử, chuyên gia marketing trực tuyến, người thiết kế website.
  • Chuyên viên xây dựng và quản trị hoạt động giao dịch thương mại trực tuyến.
  • Chuyên viên kinh doanh trực tuyến tại các doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử.
  • Chuyên viên phân tích sự phát triển và quản lý hiệu suất hoạt động Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp.
  • Làm việc tại các tổ chức nhà nước, chính quyền địa phương trong việc triển khai cổng thông tin, giao dịch Chính phủ điện tử.
  • Sáng lập và quản lý doanh nghiệp riêng hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử.
  • Với những công việc trên, sinh viên theo học ngành thương mại điện tử có thể phát triển năng lực của mình tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước, trong các bộ phận như:
  • Phòng Marketing, phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng Kế hoạch tại các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
  • Trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin.

>>Xem thêm: Giải đáp: Có nên học ngành tài chính ngân hàng?

5. Học thương mại điện tử ở đâu?

l

Thương mại điện tử nhất là các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam đang có những bước tiến mới và ngày càng trở lên “nóng” trong xu thế mới.Bởi thế học thương mại điện tử ở đâu đang là một trong những vấn đề giới trẻ vô cùng quan tâm.Các bạn có thể tham khảo, chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến chuyên ngành Thương mại điện tử của Trường Đại học Mở Hà Nội.
Các sinh viên tham gia khóa học Thương mại điện tử tại Trường sẽ được trang bị một nhóm kiến thức đa dạng, chuyên sâu.
Đặc biệt, hàng năm sinh viên có cơ hội tham gia chuyến tham quan và học tập thực tế tại các doanh nghiệp,cùng với việc tham gia các hoạt động ngoại khóa để hiểu rõ hơn về nghề nghiệp và tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng.
Đại học Mở Hà Nội sẽ giúp các bạn rèn luyện đầy đủ các yếu tố về trình độ, hiểu biết, các kỹ năng… để đáp ứng được các yêu cầu của ngành thương mại điện tử.

nhan lo trinh hoc

Nguồn: vnexpress, topcv, thegioididong


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...