logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

8 công việc dành cho sinh viên tài chính ngân hàng không muốn làm ngân hàng

06:40 31/03/2021

Nhiều sinh viên ngành tài chính ngân hàng thường mặc định rằng ra trường sẽ xin việc vào làm tại ngân hàng. Tuy nhiên, tốt nghiệp ngành ngân hàng bạn có nhiều lựa chọn công việc hơn thế.

Hãy cùng tìm hiểu 8 công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng nhưng không muốn làm việc trong ngân hàng sau đây nhé:

Bài viết liên quan:

8-cong-viec-danh-cho-sinh-vien-tai-chinh-ngan-hang-khong-muon-lam-ngan-hang

1. Nhà phân tích tài chính

Vị trí phân tích tài chính được các công ty tuyển dụng để đưa ra những nhận định, tư vấn cho họ hoặc khách hàng của họ nên quyết định đầu tư vào đâu là đúng đắn. Có bằng đại học ngành tài chính – ngân hàng là điều kiện cần để bạn ứng tuyển vào vị trí này. Nếu bạn có thêm các chứng chỉ hành nghề phân tích đầu tư tài chính thì cơ hội công việc và mức lương của bạn cũng sẽ được tăng lên

2. Nhà tư vấn tài chính

Công việc của một nhân viên tư vấn tài chính cũng tương đối giống với công việc của nhà phân tích tài chính, nhưng thay vì phân tích đầu tư, thì nhà tư vấn tài chính lại đưa ra gợi ý về phương án tài chính đáp ứng mục tiêu mà công ty đề ra.

3. Kế toán

8-cong-viec-danh-cho-sinh-vien-tai-chinh-ngan-hang-khong-muon-lam-ngan-hang

Nội dung chương trình học ngành tài chính – ngân hàng có những kiến thức tương đồng so với ngành kế toán, do vậy bạn vẫn có thể ứng tuyển vào vị trí kế toán, đảm nhiệm các công việc phân tích, lên kế hoạch, đánh giá và tư vấn về các khoản chi tiêu của doanh nghiệp.

Nếu muốn phát triển bản thân theo ngành kế toán, bạn nên bổ sung nghiệp vụ cá nhân, bằng cách học thêm các chứng chỉ Kế toán, hoặc học văn bằng 2 kế toán nhé

4. Kiểm toán

Là người kiểm tra, phân tích các số liệu thống kê của kế toán và báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Cũng giống như Kế toán, bạn cần bổ sung cho mình những chứng chỉ hành nghề, bên cạnh đó, các kỹ năng tin học cơ bản cũng sẽ là một lợi thế khi bạn ứng tuyển vào vị trí này.

5. Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn

Ở vị trí này, bạn sẽ có nhiệm vụ chính là xem xét, quản lý các tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp; nguồn vốn cũng như các khoản nợ quá hạn, nhận ra nguy cơ không có khả năng chi trả của khách hàng, để thu hồi lại nguồn vốn càng sớm càng tốt.

Vị trí này khá “nhạy cảm” nên bạn cần có những kỹ năng giao tiếp tốt, trau dồi kinh nghiệm làm việc

6. Quản trị Logistic

Nhân viên Logistic hay còn gọi là nhân viên hậu cần của doanh nghiệp có nhiệm vụ mua sản phẩm, dịch vụ mà công ty cần, để cung cấp cho khách hàng. Tùy vào quy mô của công ty mà vai trò của một nhân viên Logistic được thể hiện rõ ràng hay không. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc này thường do thủ kho hoặc kế toán kho đảm nhiệm

8-cong-viec-danh-cho-sinh-vien-tai-chinh-ngan-hang-khong-muon-lam-ngan-hang

7. Thủ quỹ

Thủ quỹ giữ vai trò quản lý mục tiêu tài chính và ngân sách của doanh nghiệp. Công việc chính của họ là giám sát các quỹ đầu tư và thực hiện các chiến lược thu hút thêm nguồn vốn.

8. Nhà phân tích nguồn vốn

Ở vị trí này, bạn sẽ là người cung cấp các phân tích và đưa ra những đánh giá chính xác về chiến lược sử dụng nguồn vốn hằng năm, chiến lược cải thiện ngân sách và phân bổ làm sao phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp

Với những chia sẻ về ngành nghề trên đây, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều định hướng công việc trước khi đăng ký học ngành Tài chính Ngân hàng. Hiện nay, Đại học Mở Hà Nội vẫn đang tuyển sinh ngành Tài chính Ngân Hàng hệ trực tuyến, các bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0919.240.116


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...